Vai trò các bên liên quan trực tiếp trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Vai trò các bên liên quan trực tiếp trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên

trên địa bàn cấp huyện

3.4.1.1. Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại

a. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính của BQLRPH

BQLRPH Long Đại được thành lập theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày 13/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình, thành lập BQL rừng phòng hộ trên cơ sở chuyển đổi các Lâm trường và chuyển Ban quản lý rừng phòng hộ về trực thuộc UBND các huyện.

BQLRPH Long Đại được tỉnh giao quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng theo quyết định số 857/QĐ ngày 20/04/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về “Việc phê duyệt, quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010” sau quá trình rà soát, bóc tách để chuyển giao cho các xã, các đơn vị khác là 2.695 ha. Hiện tại diện tích rừng, đất rừng đơn vị quản lý, bảo vệ 39.839,8 ha (gồm 28 tiểu khu và 2 khu núi đá). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được thể hiện tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp BQLRPH Long Đại

Đơn vị tính: ha

TT Loại đất, loại rừng Diện tích

1 Rừng tự nhiên 33.697,1

2 Rừng trồng 787,7

3 Đất trống 5.355

Tổng 39.839,8

(Nguồn: Ban QLRPH Long Đại)

Qua bảng trên cho thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp do BQLRPH Long Đại quản lý là rất lớn với 39.839,8 ha chiếm 39,79% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu.

Bộ máy tổ chức hành chính của BQLRPH Long Đại gồm có: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc; 03 phòng nghiệp vụ với 7 người (Phòng kỹ thuật 02 người; Phòng kế toán 02 người; Phòng tổ chức hành chính 03 người); 04 trạm BVR và 01 đội cơ động với 17 người; 01 chốt BVR với 3 người.

b. Các hoạt động của BQLRPH Long Đại có liên quan tới quản lý TNR trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

+ Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao để làm nòng cốt, công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ cho trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở quy hoạch phân loại các loại rừng, đất rừng trong lâm phần quản lý. Hàng năm đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch BVR, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp nhận vốn đầu tư, phân bổ vốn đúng đối tượng đã giao khoán.

+ Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo lực lượng cán bộ thực hiện việc tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn tình trạng khai thác rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trong lâm phận quản lý.

+ Tổ chức các hội nghị tuyên truyền đến tận người dân nâng cao nhận thức công tác bảo vệ rừng cho người dân vì vậy nhận thức về công tác BVR của người dân được nâng lên.

c. Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của BQLRPH Long Đại tới hoạt động quản lý TNR trên địa bàn xã.

BQLRPH Long Đại là chủ rừng quản lý diện tích rừng rất lớn trên địa bàn huyện Quảng Ninh nên có quyền lực lớn nhất trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn xã.

3.4.1.2. Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn

a. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính của Chi nhánh Lâm trường

Lâm trường Trường Sơn (nay là Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn) được thành lập ngày 12/5/1987 tại Quyết định số 380/TCCB của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp&PTNT) trên cơ sở tách ra từ Lâm trường Ba Rền. Là 1 đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Lâm công nghiệp Long Đại (nay là Công ty TNHH MTV Long Đại).

Về cơ cấu tổ chức, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn có 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc; 03 phòng nghiệp vụ với 14 người (Phòng kỹ thuật 04 người; Phòng kế toán 03 người; Phòng tổ chức hành chính 07 người); 09 trạm BVR và 01 đội cơ động với 45 người; 03 đội sản xuất với 27 người.

Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn được giao quản lý 45 tiểu khu với diện tích

34.687,54 ha rừng và đất lâm nghiệp. Phần lớn diện tích này nằm trên địa bàn xã Trường Sơn - huyện Quảng Ninh, còn lại một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn xã Phú Định, TTNT Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn được thể hiện tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn

TT Loại đất, loại rừng Diện tích

1 Rừng tự nhiên 27.682,6

2 Rừng trồng 2.208,24

3 Đất trống 4.796,7

Tổng 34.687,54

(Nguồn: Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn)

Qua bảng trên cho thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn quản lý tương đối lớn với 34.687,54 ha chiếm 34,64% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu.

b. Các hoạt động của Chi nhánh Lâm trường có liên quan tới quản lý TNR trên địa bàn huyện

+ Thực hiện chung một nhiệm vụ là tuần tra, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong lâm phận quản lý. Là một chủ rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tài nguyên rừng và đất rừng đã giao. Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo lực lượng cán bộ thực hiện việc tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng lâm phận quản lý.

+ Phát triển rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như trồng, chăm sóc, khoanh nuôi rừng.

+ Khai thác gỗ rừng tự nhiên theo kế hoạch Nhà nước, bình quân hàng năm khai thác khoảng 5.500m3

gỗ các loại cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh.

+ Tận thu, tận dụng một số lâm sản khác như gỗ cành ngọn, gỗ lóc lõi, lâm sản phụ...

+ Phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền các xã, cộng đồng thôn và người dân để tổ chức quản lý tài nguyên tốt hơn.

+ Chuyển giao chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật cho xã, cộng đồng và người dân liên quan đến công tác quản lý tài nguyên rừng.

c. Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn tới hoạt động quản lý trên địa bàn thôn xã.

Với tư cách là một chủ rừng đại diện cho Nhà nước quản lý một diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn với 34.687,54ha thuộc 3 xã, nên Chi nhánh Lâm trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong huyện.

3.4.1.3. Ban quản lý rừng phòng hộ Ba Rền

a. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính của BQLRPH

BQLRPH Ba Rền được thành lập theo Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 13/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình, thành lập BQL rừng phòng hộ trên cơ sở chuyển đổi các Lâm trường và chuyển Ban quản lý rừng phòng hộ về trực thuộc UBND các huyện.

Ban Quản lý RPH Ba Rền được tỉnh giao quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng theo Quyết định số 857/QĐ ngày 20/04/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về “Việc phê duyệt, quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010” với diện tích là 11.920 ha trên 18 tiểu khu. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Ba Rền được thể hiện tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp BQLRPH Ba Rền

TT Loại đất, loại rừng Diện tích

1 Rừng tự nhiên 11.244,3

2 Rừng trồng 262,9

3 Đất trồng 412,8

Tổng 11.920

(Nguồn: BQLRPH Ba Rền)

Qua bảng trên cho thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp do BQLRPH Ba Rền quản lý là 11.920 ha chiếm 11,92% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu.

Bộ máy tổ chức hành chính của BQLRPH Ba Rền gồm có: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc; 03 phòng nghiệp vụ với 6 người (Phòng kỹ thuật 02 người; Phòng kế toán 01 người; Phòng tổ chức hành chính 03 người); 02 trạm BVR và 01 đội cơ động với 16 người.

b. Các hoạt động của BQLRPH Ba Rền có liên quan tới quản lý TNR trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

+ Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát sâu trong lâm phần tại các vùng có nguy cơ vi phạm lâm luật và lấn chiếm đất lâm nghiệp cao,tiến hành đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi rừng và thiêu hủy lán trại dựng trái phép. Nắm bắt tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép kịp thời để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.

+ Tăng cường phối kết hợp với các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn. Đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp của Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh phối hợp với kiểm lâm địa bàn trong công tác tuần tra, truy quét.

+ Tuyên truyền BVR, PCCCR cho cộng đồng dân cư đặc biệt là ở các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng và đất lâm nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch BVR, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp nhận vốn đầu tư, phân bổ vốn đúng đối tượng đã giao khoán.

c. Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của BQLRPH Ba Rền tới hoạt động quản lý TNR trên địa bàn xã.

BQLRPH Ba Rền là chủ rừng quản lý diện tích rừng tương đối lớn nhưng đứng sau BQLRPH Long Đại, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn nên có quyền lực lớn thứ 3 trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn xã.

3.4.1.4. UBND xã

a. Bộ máy quản lý hành chính của UBND xã.

UBND xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp xã do HĐND bầu ra, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND xã, chịu sự lãnh đạo của UBND huyện và sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền cấp trên.

UBND xã có chức năng quản lý mọi công tác của Nhà nước ở xã, nhằm đảm bảo cho Hiến pháp và Pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, hướng dẫn, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý tài nguyên rừng, tham gia vào quản lý Nhà nước trên địa bàn xã liên quan tới tài nguyên rừng còn có các cơ quan chuyên môn như:

+ Ban Nông - Lâm: Có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật về các giống cây trồng và vật nuôi cho nhân dân; Vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng; Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông - lâm nghiệp.

+ Ban Địa chính: Có nhiệm vụ giữ gìn và hiệu chỉnh các bản đồ địa giới hành chính, lập sổ địa bạ, theo dõi quản lý đất đai trong phạm vi của xã, lưu trữ cung cấp số liệu ruộng đất cho các cấp, các ngành có liên quan sử dụng.

b. Các hoạt động của chính quyền xã có liên quan tới quản lý TNR.

Về tài nguyên rừng, Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

+ Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

+ Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng.

+ Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.

+ Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

+ Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án “bốn tại chỗ” (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.

+ Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.

+ Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể.

+ Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

c. Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của UBND xã tới hoạt động quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn xã.

Đơn vị có quyền lực thứ tư đến hoạt động quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn xã chính là UBND xã. Quyền lực của UBND xã được thể hiện rõ nét nhất là xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã, ngoại trừ đất của các BQLRPH và Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn; Xây dựng chính sách, quy chế sử dụng đất của xã, xác định ranh giới, chia đất cho người dân sử dụng đất; Quản lý hồ sơ, thưởng, phạt; Quản lý các chế độ liên quan đến quản lý đất đai.

Tuy nhiên, vì phần lớn diện tích đất đai trên địa bàn xã do các BQLRPH và Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn làm chủ, nên mức độ ảnh hưởng của UBND xã đến hoạt động quản lý tài nguyên rừng cũng bị hạn chế nhiều.

3.4.1.5. Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh

a. Bộ máy quản lý hành chính của Hạt

Hạt Kiểm lâm là đơn vị trực thuộc và chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục Kiểm lâm, có trách nhiệm giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở huyện theo quy hoạch, kế hoạch và sự phân cấp của tỉnh.

Về cơ cấu tổ chức, Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh có 01 Hạt trưởng, 02 Phó Hạt trưởng và các bộ phận chuyên trách như quản lý bảo vệ rừng, thanh tra pháp chế , tổng hợp, các trạm Kiểm lâm, tổ Kiểm lâm cơ động lưu động với tổng số 30 cán bộ, trong đó có 27 biên chế và 3 hợp đồng.

Đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh đã bố trí 8 Kiểm lâm địa bàn phụ trách 11 xã có rừng trên địa bàn huyện nhằm tham mưu cho Chủ tịch UBND các xã có rừng trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

b. Các hoạt động của Hạt Kiểm lâm có liên quan tới quản lý TNR.

+ Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.

+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn:

- Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

- Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)