Phân tích các hoạt động quản lý bảo vệ rừngở huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Phân tích các hoạt động quản lý bảo vệ rừngở huyện Quảng Ninh

1) Hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ rừng tự nhiên

Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp thuộc quản lý của các Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại, Ba Rền và Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn, một phần nhỏ diện tích đất lâm nghiệp còn lại do quản lý của UBND xã và các hộ gia đình.

Các hoạt động sản xuất chủ yếu là khai thác gỗ rừng tự nhiên (theo kế hoạch Nhà nước) chỉ có ở Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn, bình quân hàng năm khai thác khoảng 5.500m3 gỗ các loại cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và hoạt động trồng rừng, khai thác rừng trồng nguyên liệu trên đất rừng sản xuất của các Ban quản lý rừng phòng hộ, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn và của các hộ gia đình.

Hiện nay nhu cầu sử dụng đất, nhất là đất lâm nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức kinh tế trên địa bàn có xu hướng tăng mạnh nhưng quỹ đất sản xuất cho mục tiêu này của 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân là hết sức hạn chế. Dân số đông, đời sống còn rất khó khăn và chỉ dựa vào sản xuất nông lâm nhưng quỹ đất hạn chế là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế của địa phương và cũng là nguyên nhân của tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu vốn rất phong phú và đa dạng nhưng do tình trạng sử dụng đất lãng phí (nhiều hộ gia đình và cá nhân nhận đất nhưng bỏ hoang hóa, tập quán canh tác lạc hậu, nhiều hủ tục mê tín dị đoan vẫn còn…). Tình trạng một bộ phận lớn thanh niên thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, trình độ văn hóa

và nhận thức hạn chế… đã và đang tiềm ẩn nguy cơ bị khai thác không hợp lý tài nguyên rừng trên núi đá vôi để lấy gỗ và củi, thu hái lâm sản và dược liệu, đặc biệt là việc đốt nương làm rẫy ở các thung lũng và những vùng núi đất tương đối bằng phẳng xen kẽ. Từ đó không chỉ bị giảm sút về diện tích mà chất lượng rừng trên núi đá vôi cũng bị suy thoái nặng nề cả về trữ lượng cũng như tính đa dạng sinh học.

Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đặc biệt của vùng đá vôi như Mun, Huê, Lim xanh, Gụ lau… ngày càng hiếm. Nhiều loài động vật đặc hữu và rất quý hiếm ở đây cũng đang ở trong tình trạng báo động nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp như Gấu, Vọoc, Chà vá, Vượn... Cùng với nhiều nguồn lợi khác về dược liệu và các sản phẩm ngoài gỗ do tài nguyên rừng bị mất và suy thoái nghiêm trọng.

Vì vậy, công tác quản lý và bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng hết sức quan trọng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Cần tăng cường việc khoanh nuôi phục hồi rừng, thu hút được cộng đồng, các hộ gia đình và mọi người dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ nhằm giữ gìn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

Năm 2012, tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều diễn biến phức tạp, một số tiểu khu rừng người ngoài vào khai thác lâm sản trái phép xảy ra, tạo điểm nóng, dư luận bức xúc trong xã hội cần phải tập trung giải quyết. Tình hình hoạt động của các chủ rừng còn có nhiều khó khăn, do các yếu tố chủ quan và khách quan đưa đến. Diện tích rừng quản lý và số người được biên chế làm nhiệm vụ quản lý của các đơn vị chủ rừng còn chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, lực lượng mỏng, còn một số khuyết điểm hạn chế.

Trong những năm qua các chủ rừng đã phát huy nội lực, phấn đấu đạt được một số kết quả như sau:

2) Công tác quản lý bảo vệ rừng

Đâylà công việc thường xuyên, liên tục và xuyên suốt cả quá trình hoạt động tồn tại của các đơn vị chủ rừng. Mặc dù trong địa bàn quản lý rộng, địa hình chia cắt, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra rà soát và hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó biên chế con người, tiền vốn đầu tư phục vụ cho công tác bảo vệ rừng có phần hạn chế, các hành vi xâm phạm rừng ngày càng tinh vi, đa dạng, nạn lâm tặc thường xuyên chống trả lực lượng bảo vệ đang thi hành công vụ.

Năm 2014, với tinh thần vượt khó về công tác bảo vệ rừng nên cơ bản xóa bỏ được các tụ điểm khai thác lâm sản trái phép trên lâm phần, các trục đường dẫn vào rừng luôn được kiểm tra và chốt chặn.

Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, các đơn vị chủ rừng đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn tham gia công tác BVR - PCCC rừng đến các hộ dân, các thôn, bản, kết hợp với chính quyền địa phương các xã có rừng và gần rừng. Điều kiện tự nhiên, đường giao thông, đường mòn vào rừng nhiều, nên công tác tuần tra bảo vệ, ngăn chặn rất khó khăn.Tổ chức những đợt truy quét lâm tặc ở các tiểu khu và các điểm nóng xảy ra, thu được một số kết quả nhất định. Hiện nay lượng người phá rừng có giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhưng vẫn để xảy ra việc phá rừng. Từ đó để các đơn vị chủ rừng có thể rút được những bài học quý giá trong công tác quản lý và bảo vệ. Một số điểm khai thác nhỏ lẻ lực lượng BVR đã kiểm tra ngăn chặn kịp thời có hiệu quả. Cụ thể trong năm 2014, các đơn vị chủ rừng đã huy động 60 đợt kiểm tra các vùng sâu vùng xa, bình quân mỗi đợt phải huy động từ 10 - 15 người, đã tháo dỡ nhiều lán trại, phá bỏ nhiều dụng cụ phục vụ khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, lập biên bản vi phạm các quy định về bảo vệ rừng 38 vụ, thu giữ chuyển giao cơ quan Kiểm lâm xử lý 60,01m3 gỗ các loại, trong đó BQLRPH Long Đại 15 vụ với 24,13m3; BQLRPH Ba Rền 11 vụ với 19,69m3; Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn 13 vụ với 16,19m3 gỗ các loại.

3) Công tác PCCCR

Để nâng cao trình độ về công tác bảo vệ rừng và PCCCR các đơn vị chủ rừng đã mời cơ quan công an phòng cháy chữa cháy tỉnh, và Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh đã mở 8 lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác bảo vệ rừng có hơn 320 lượt người tham gia, trong đó BQLRPH Long Đại 02 lớp với 60 người tham gia; BQLRPH Ba Rền 03 lớp với 120 người tham gia; Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn 03 lớp với 140 người tham gia.

Ngay từ đầu năm các đơn vị chủ rừng đã xây dựng phương án PCCC rừng, thành lập ban chỉ huy PCCC rừng của đơn vị, tổ chức các tổ trực PCCC rừng, với phương châm “4 tại chổ”. Hợp đồng với các đơn vị cấp xã, thôn, bản tham gia công tác PCCC rừng. Làm bản cam kết với trên 600 hộ dân, 06 trường học nơi có rừng để PCCC rừng. Do công tác PCCC rừng được chuẩn bị tốt và tránh lặp lại những sai phạm từ những năm trước nên năm 2014 trên lâm phận quản lý của các chủ rừng trên địa bàn huyện không để xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng nào.

4) Công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn nâng cao nhận thức về công tác BVR và PCCCR là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Trong năm 2012, các đơn vị chủ rừng đã tổ chức trên 30 hội nghị tại các đơn vị chủ rừng và các địa phương của các xã Trường Xuân, Trường Sơn huyện Quảng Ninh, số người tham gia gần 1000 lượt người tham gia.

Nội dung chủ yếu tập trung phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật phòng cháy chữa cháy, Nghị định 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về “Thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng”, Nghị định 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/1/2006 “Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng”, Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/01/2010 về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”, và một số văn bản có liên quan đến công tác BVR, PCCCR. Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/4/2006 của Chủ tịch tỉnh “về việc các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh”; Công văn số 465/UBND-VP ngày 27/11/2009 của Chủ tịch UBND huyện về “Việc ngăn chặn xử lý tình trạng chặt phá rừng trái phép”; Công văn số 571/CT-TU ngày 03/02/2010 của Thường vụ Tỉnh ủy về “Việc tăng cường công tác bảo vệ rừng”, Công văn số 84/UBND ngày 14/01/2010 của Chủ tịch tỉnh về “Việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng” và một số công văn khác liên quan đến công tác bảo vệ rừng.

5) Công tác giao đất, khoán rừng

Trên cơ sở nguồn vốn dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do nhà nước cấp các chủ rừng trên địa bàn huyện đã giao đất và khoán rừng cho các hộ gia đình và tổ chức thực hiện tròng rừng và bảo vệ rừng, cụ thể như sau

BQLRPH Long Đại đã tổ chức hợp đồng giao khoán cho 34 hộ gia đình bản Hang Chuồn xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, 21 cá nhân hợp đồng bảo vệ rừng tại đơn vị, ban công an 2 xã Trường Xuân, Trường Sơn huyện Quảng Ninh, Đồn biên phòng 597 với diện tích 5.500 ha để khoanh nuôi phục hồi rừng;

BQLRPH Ba Rền đã tổ chức khoán bảo vệ rừng tại đơn vị, ban công an 2 xã Trường Xuân, Trường Sơn huyện Quảng Ninh với diện tích 2000 ha;

Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn đã tổ chức hợp đồng giao khoán BVR cho 50 hộ gia đình tại các bản của xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh với diện tích 100 ha, 30 cá nhân hợp đồng bảo vệ rừng tại đơn vị, ban công an xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh, Đồn biên phòng 597 với diện tích 1000 ha để khoanh nuôi phục hồi rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)