3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.3. Phân tích khả năng hợp tác giữa các bên liên quan
Để giải quyết vấn đề xung đột trong sử dụng nguồn tài nguyên thì hợp tác là giải pháp hiệu quả nhất, tuy nhiên để sự hợp tác, hỗ trợ các bên liên quan có hiệu quả, cần phải làm rỏ nhu cầu và mối quan tâm của các bên có liên quan trong quản lý nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn:
Nhu cầu là điều mà các bên tham gia mong đợi có được khi họ hợp tác để giải quyết xung đột trong sử dụng tài nguyên.
Mối quan tâm là cái mà các bên tham gia thực sự quan ngại hoặc lo sợ khi hợp tác để giải quyết xung đột, có thể nói khác đi là mối quan tâm thường là các động lực ẩn giấu nấp sau nhu cầu.
Kết quả thực hiện PRA đã đưa ra các nhu cầu, cái cần thực sự và những lo sợ quan ngại của các bên liên quan trong hợp tác nhằm quản lý tốt tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.15. Phân tích nhau cầu và quan ngại của các bên liên quan trong hợp tác về quản lý tài nguyên rừng tại huyện Quảng Ninh
TT Các bên liên quan
Nhu cầu khi hợp tác
để giảm xung đột Lo sợ/quan ngại khi thực hiện hợp tác để giải quyết các xung đột
1 Cộng đồng/hộ gia đình - Sử dụng trực tiếp tài nguyên rừng - Sử dụng đất rừng trồng rừng và làm nương rẫy - Môi trường sinh sống (Nơi cư ngụ, sinh hoạt cộng đồng...)
- Giảm nguồn sinh kế (Do bị ngăn cấm, nguồn tài nguyên rừng giảm)
- Thiếu vốn và kiến thức phát triển kinh tế - Môi trường sống bị hủy hoại
- Không còn giữ được các phong tục - Các chuẩn mực đạo đức thay đổi
2 Chính quyền 2 xã Trương Sơn và Trường Xuân
- Thu lợi từ rừng. Tăng sinh kế cho người dân - Bảo vệ rừng phát triển kinh tế - xã hội
- Được tôn trọng từ các bên liên quan khác - Sự hỗ trợ về nguồn lực từ các đối tác khác
- Hạn chế quyền lực đối với QLTNR khi quyền của các chủ thể khác tăng lên
- Kinh tế của người dân giảm, sức ép vào rừng tăng dẫn đến mất ổn định xã hội - Mất lòng tin của nhân dân, cộng đồng tại địa bàn, không được dân tín nhiệm
- Thiếu đầu tư để phát triển kinh tế rừng cho người dân trên địa bàn các xã.
3 Ban QLRPH và Lâm trường Trường Sơn
- Giao QLR cho dân, nhằm giảm chi phí - Nâng cao đời sống cho cán bộ và nhân viên - Đầu tư nhiều hơn trong BVphát triển rừng - Tăng cường sự hợp tác, cộng tác của các đối tác
- Không có phương thức sinh kế thay thế, dẫn đến sức ép vào rừng lớn
- Sự lấn chiếm, khai thác rừng trái phép - Thiếu sự hợp tác của người dân và chính quyền xã
- Không đủ nhân lực quản lý và cách quản lý không phù hợp
- Trình độ người dân thấp, không am hiểu luật pháp, không biết cách làm ăn
5 Kiểm lâm huyện/ Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã
- Nâng cao đời sống cho cộng đồng để giảm khai thác rừng phi pháp. - Có cơ chế chia sẽ lợi ích từ rừng cho các bên
- Thiếu sự hợp tác các bên liên quan
- Không có phương thức sinh kế thay thế, dẫn đến sức ép vào rừng lớn.
- Trình độ người dân thấp, không am hiểu luật pháp, không biết cách làm ăn
6 Người khai thác và buôn bán LS trái phép - Cần chia sẽ lợi ích từ rừng cho người dân. - Sản phẩm người dân làm ra được trao đổi
- Nhà nước tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, rừng đã giao có chủ và sự tham gia quản lý rừng nâng cao.
Qua bảng trên cho thấy, mỗi đối tượng đều có những quan tâm khác nhau đến tài nguyên rừng theo quan điểm, trách nhiệm, lợi ích của mình.
Tuy nhiên, các bên liên quan này đều có cơ sở để cùng hợp tác quản lý tài nguyên rừng vì tất cả đều có quan điểm chung là làm thế nào để bảo vệ và phát triển được tài nguyên rừng đồng thời sinh kế của người dân cũng phải đảm bảo.
Nhu cầu mong nuốm và quan ngại của người dân: Tăng thu lợi từ rừng tự nhiên cho người dân để cải thiên sinh kế sinh kế cho người dân; Sử dụng thêm đất rừng để trồng rừng và làm nương rẫy; Cần có cơ chế chia sẽ lợi ích từ rừng tự nhiên cho người dân.
Giảm nguồn sinh kế do bị ngăn cấm vào rừng và nguồn tài nguyên rừng đang giảm); Thiếu vốn và kiến thức phát triển kinh tế; Thiếu đầu tư để phát triển kinh tế rừng cho người dân.
Nhu cầu mong nuốm và quan ngại các cơ quan nhà nước:
Nâng cao đời sống cho cộng đồng để giảm khai thác rừng phi pháp. Đầu tư nhiều hơn trong BVphát triển rừng; Tăng cường sự hợp tác và cộng tác của các đối tác, đặc biệt cộng đồng để giảm chi phí QLBVR.
Trình độ người dân thấp, không am hiểu luật pháp, không biết cách làm ăn; Không có phương thức sinh kế thay thế, dẫn đến sức ép vào rừng lớn; Hạn chế quyền lực đối với QLTNR khi quyền của các chủ thể khác tăng lên.