Xây dựng cơ chế chia sẽ lợi ích với cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 93)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.6.1. Xây dựng cơ chế chia sẽ lợi ích với cộng đồng

Huyện Quảng Ninh có diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ lớn (86,33% diện tích rừng tự nhiên), trong khi đó phần lớn (60-80%) người dân trong cộng đồng có nhu cầu về khai thác LSNG trong rừng phòng hộ do nhà nước quản lý, vì vậy cần xây dựng cơ chế chia sẽ lợi ích để huy động được người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

1) Đối với lâm sản ngoài gỗ

Người dân trong địa bàn được phép khai thác song mây, lấy mật ong, măng, lá cọ, củi khô trong vùng rừng phòng hộ được các đơn vị (BQLRPH, Lâm trường Trường Sơn) quy hoạch cho cộng đồng để phục vụ cho nhu cầu của người dân và phải có trách nhiệm bảo vệ rừng.

Các BQLRPH, Lâm trường Trường Sơn hướng dẫn kỹ thuật khai thác, chế biến, thời vụ thu hái các loại lâm sản cho người dân. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ phải được thực hiện nghiêm túc theo các qui định nhằm bảo vệ tài nguyên. Các loại lâm sản thường được người dân khai thác như: Mây, lá đót, lá cọ, mật ong, các loại rau, các loại dược liệu, măng…

2) Đối với công tác giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng

+ Khoán trồng rừng

Để tiếp tục tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư sống trên địa bàn tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Các BQLRPH, Lâm trường sẽ trích một phần diện tích gần các thôn, bản để làm quỹ đất cho cộng đồng dân cư tham gia nhận khoán trồng rừng.

Hàng năm căn cứ vào nhu cầu thực tế của các địa phương, đặc biệt có sự quan tâm đến các thôn, bản của xã Trường Xuân, Trường Sơn nằm trong lâm phận của Chi

nhánh Lâm trường để tiến hành giao khoán cho các hộ tổ chức trồng rừng theo kế hoạch trên khối lượng diện tích này.

+ Khoán bảo vệ rừng

Nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là đồng bào người dân tộc sống gần rừng và liền rừng, các BQLRPH, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn. Việc giao khoán được thực hiện thông qua các hợp đồng giữa các BQLRPH, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn với người dân để đảm bảo quyền lợi cho cho người dân và cộng đồng. Thông qua việc giao khoán vừa tăng thu nhập cho người dân vừa nâng cao trách nhiệm của người dân với công tác bảo vệ rừng.

2) Đối với công tác trồng rừng phòng hộ

Hàng năm vào mùa trồng rừng các BQLRPH, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn đã chủ động phối hợp với UBND xã Trường Sơn, Trường Xuân hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho người dân trong vùng. Ngoài ra, Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn còn hỗ trợ cây keo cho xã Trường Sơn để phân bổ cho các thôn, bản phục vụ công tác trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)