3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6.2. xuất giải pháp để quản lý xung đột
Từ việc phân tích và xác định được các xung đột trong chia sẽ lợi ích trên khu vực nghiên cứu đồng thời để giải quyết các mâu thuẫn đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đảm bảo quyền hưởng lợi cho các bên liên quan, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
1) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
Xây dựng cơ chế đồng quản lý tài nguyên rừng tại địa phương để huy động sự tham gia của người dân là hoạt động ưu tiên trước mắt. Nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tham gia tích cực trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Nên có chế độ khen thưởng hoặc thù lao cho những người tham gia vào công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng.
Chú trọng nâng cao kỹ năng tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên rừng. Nên có quy hoạch và đóng mốc ranh giới rõ ràng và bền vững. Khi phân chia ranh giới nên có các bên tham gia, đặc biệt nên có sự tham gia của người dân, các thành phần uy tín trong thôn bản và trong xã.
Rà soát lại các diện tích rừng đã và sẽ được giao để có phương án hợp lý, không nên giao những khu rừng bảo vệ cho những cộng đồng ở quá xa; khi giao phải tính đến các yếu tố bất bình đẳng về rừng giàu, rừng nghèo...
Khi giao rừng phải tính đến nguồn gốc của các diện tích đó để tránh sự tranh chấp không cần thiết sau này. Cần thiết lập hệ thống khuyến nông - lâm ở cơ sở (đến tận thôn bản), tốt nhất mỗi thôn nên có 01 người chuyên trách về nông lâm, người của thôn.
Tập huấn đào tạo nâng cao các kiến thức về phát triển nông - lâm cho cán bộ phụ trách. Có phụ cấp tối thiểu cho cán bộ khuyến nông - lâm - ở cơ sở. Cần đào tạo đội ngũ có chuyên môn sâu, nhiệt tình nhưng đồng thời phải hiểu được văn hóa - tập tục - lối sống của đồng bào. Có khả năng hiểu và giao tiếp hiệu quả với người dân. Thường xuyên bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với đồng bào dân tộc.
2) Nhóm giải pháp về sinh kế cho cộng đồng
Xây dựng và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với từng địa phương, trong đó chú ý đến huy động được các nguồn lực nhà rông tại cộng đồng.
Khôi phục và đào tạo một số nghề truyền thống đã có tại cộng đồng, phát triển các kênh thị trường để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
Phát triển các mô hình du lịch sinh thái và lịch sử tại địa phương với sự tham gia của cả cộng đồng. Hỗ trợ vốn đào tạo nghề - một số nghề đang thiếu cho lao động tại chỗ (nghề xây, mộc...).
Lựa chọn cơ cấu LSNG phù hợp với địa phương để quản lý và phát triển. Hình thành các tổ chế biến gỗ, LSNG ở cộng đồng, tổ chức giám sát thực hiện khai thác LSNG dựa vào cộng đồng. Đưa điều khoản quy định về quản lý LSNG vào các quy ước bảo vệ rừng (các quy định liên quan đến bảo vệ, chia sẻ nguồn lợi từ LSNG).
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các tác hại của một số thói quen, tập quán tác động vào rừng của bà con dân tộc. Vận động các hộ gia đình sống trong rừng, gần rừng ký cam kết BVR.
3) Nhóm giải pháp về chính sách lâm nghiệp
Về nguyên tắc cần phải tăng cường sự tham gia và tính làm chủ cho người dân, đồng bào dân tộc trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn. Giao rừng cho cộng đồng là một giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này.
Rừng phòng hộ và sản xuất cần khoán bảo vệ: tăng cường tính làm chủ cho người dân như tăng các định mức khoán, cho phép khai thác các LSNG và một phần sản lượng.
Cần có quy hoạch vùng phát triển nương rẫy và thông báo ranh giới rõ ràng để người dân biết.
Hỗ trợ, tập huấn các kỹ thuật thâm canh cho đồng bào, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cần phải phát triển hệ thống chính sách và hành chính phù hợp, dễ hiểu đối với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều.
Cần xây dựng một cơ chế phân chia lợi ích từ rừng một cách công bằng, rõ ràng trong nội bộ cộng đồng. Phải có chế độ khen thưởng động viên các thành viên có thành tích, đồng thời có những quy định hợp lý đối với các đối tượng khai thác, vận chuyển trái phép.
Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các cộng đồng lân cận trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhưng cũng xác định ranh giới rừng và đất rừng rõ ràng giữa các thôn tránh gây tranh chấp.
Các cơ quan chức năng liên quan cần quan tâm hướng dẫn cộng đồng các chính sách nhà nước về quản lý và phát triển tài nguyên rừng, các thủ tục xin và trình để được giao đất và giao rừng; xây dựng các tiêu chí đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng đơn giản, dễ thực hiện đối với đồng bào dân tộc.
4) Nhóm giải pháp về thể chế
Phát triển hệ thống chính sách và thực hiện phù hợp với cộng đồng. Chú ý đơn giản, dễ hiểu, nhanh và hiệu quả.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến với từng người dân thông qua các buổi họp thôn bản, lễ hội, các buổi nói chuyện của những người uy tín trong thôn (như già làng, trưởng tộc...).
Cần phải có những buổi họp giao ban định kỳ giữa các bên liên quan để thông báo cập nhật các thông tin liên quan đến chế độ chính sách; xác định các vụ việc, các mâu thuẫn và hướng giải quyết.
Cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các chủ rừng trên địa bàn (Kiểm lâm, UBND xã, các BQLRPH, Lâm trường...).
Bảng 3.18. Tóm tắt các nhóm giải pháp quản lý xung đột về tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình
Nhóm giải pháp Các giải pháp cụ thể % ý kiến đồng ý 1.Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Xây dựng cơ chế đồng quản lý TNR nhằm huy động sự tham gia của người dân.
- Rà soát DT rừng để có phương án hợp lý giao cho cộng đồng nhằm tăng cường sự hợp tác, không nên giao những khu rừng bảo vệ cho cộng đồng quá xa, khó quản lý bảo vệ.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về phát triển nông - lâm cho cán bộ phụ trách. Có phụ cấp tối thiểu cho c bộ khuyến NL ở cơ sở. - Đối với chủ rừng phải chịu trách nhiệm BVR được Nhà nước giao, đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái phép; xây dựng chương trình, phương án BVR có hiệu quả. - Đối với UBND các cấp: Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVR theo Quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng..
- Đối với các cơ quan chức năng như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm và các tổ chức xã hội khác có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phát hiện và đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, trong đó lực lượng Kiểm lâm, BVR làm nòng cốt.
86,7 2.Nhóm giải pháp về sinh kế cho cộng đồng
- Xây dựng và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với từng địa phương, trong đó chú ý đến huy động được các nguồn lực nhà rông tại cộng đồng.
- Khôi phục một số nghề truyền thống tại cộng đồng, phát triển kênh thị trường để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
- Phát triển các mô hình du lịch sinh thái tại địa phương với sự tham gia của CĐ. Hỗ trợ vốn đào tạo nghề (nghề xây, mộc...). - Lựa chọn cơ cấu LSNG phù hợp với địa phương để quản lý và phát triển. Hình thành các tổ chế biến gỗ, LSNG ở cộng đồng, tổ chức giám sát thực hiện khai thác LSNG. Đưa quản lý LSNG vào các quy ước bảo vệ rừng .
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CĐ. - Vận động các hộ gia đình sống gần rừng ký cam kết BVR. 3.Nhó m giải pháp về chính sách
- Tăng cường sự tham gia của người dân QLBVR - Cần khoán BVR đến các chủ rừng.
- Tiếp tục rà soát rừng và đất LN của các chủ rừng Nhà nước không sử dụng để giao cho chính quyền địa phương quản lý và sử dụng theo Nghị định 200 của Chính phủ, không để tình trạng rừng vô chủ dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm. - Quy hoạch vùng phát triển nương rẫy và thông báo ranh giới rõ ràng để người dân biết.
- Ban hành hệ thống chính sách phù hợp với đồng bào Bru Vân Kiều. Hỗ trợ, tập huấn KT và vật tư cho đồng bào dân tộc. - Cần xây dựng cơ chế phân chia lợi ích từ rừng một cách công bằng trong nội bộ cộng đồng.
- Sớm hình thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc gặp khó khăn gắn với các chương trình, mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chuong trình DCDC, sớm ổn định cuộc sống để giảm bớt lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái phép. - Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các cộng đồng lân cận trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
76,5 4.Nhóm giải pháp về thể chế - Phát triển hệ thống chính sách phù hợp với cộng đồng.
- Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh đối với công tác QLBV và PTR. - Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến với từng người.
- Cần phải có những buổi họp giao ban định kỳ giữa các bên liên quan để thông báo cập nhật các thông tin liên quan đến chế độ chính sách.
- Cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các chủ rừng.
70,6
(Nguồn: Điều tra, 2014)
Từ bảng trên cho thấy một số giải pháp trọng điểm cần triển khai trước mắt để quản lý rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Rà soát diện tích rừng để có phương án hợp lý giao cho cộng đồng nhằm tăng cường sự hợp tác, không nên giao những khu rừng bảo vệ cho cộng đồng quá xa, khó quản lý bảo vệ.
-Đối với chủ rừng phải chịu trách nhiệm BVR được Nhà nước giao, đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái phép; xây dựng chương trình, phương án BVR có hiệu quả.
- Xây dưng cơ chế đồng quản lý về LSNG phù hợp với địa phương để quản lý và phát triển. Hình thành các tổ chế biến gỗ, LSNG ở cộng đồng, tổ chức giám sát thực hiện khai thác LSNG, đưa quản lý LSNG vào các quy ước bảo vệ rừng .
- Tiếp tục rà soát đất lâm nghiệp của các chủ rừng Nhà nước không sử dụng để giao cho chính quyền địa phương quản lý và sử dụng theo Nghị định 200 của Chính phủ, không để tình trạng đất LN vô chủ dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng cho từng người dân biết và tham gia quản lý bảo vệ.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ