3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.3. Phương pháp hóa sinh
2.3.3.1. Xác định đường khử bằng phương pháp Bertrand
Xác định hàm lượng các đường monosaccharide có trong nguyên liệu dựa vào phản ứng oxy hóa giữa đường khử với ion kim loại. Dựa vào lượng KMnO4 sử dụng ta có thể tính được lượng Cu2O và từ đó tính được lượng đường khử trong dung dịch bằng cách tra bảng tỉ lệ giữa dung dịch KMnO4 (1/30 N) và đường khử của Bertrand
Phương pháp tiến hành: Phụ lục 1 (1.2.1) Tính kết quả:
Hàm lượng đường khử tính theo công thức sau: X = 1000 100 1 w V V a Trong đó:
+ X: hàm lượng đường khử của thực phẩm (%)
+ a: số mg glucose tìm được khi tra bảng ứng với số ml KMnO4 1/30 N dùng để chuẩn độ
+ V: dung tích bình định mức (ml)
+ V1: lượng dung dịch lấy ra để xác định đường khử (ml) + w: khối lượng mẫu lấy làm thí nghiệm (g)
+ 100: hệ số tính chuyển đổi thành % + 1000: hệ số đổi gam thành miligam
2.3.3.2. Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldah
Vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 đậm đặc và chất xúc tác, sau đó dùng kiềm mạnh để đẩy NH3 từ muối (NH4)2SO4 hình thành ra thể tự do. Định lượng NH3 bằng dung dịch H2SO4 0,1N. Phương pháp tiến hành: Phụ lục 1 (1.2.2) Tính kết quả: Nitơ tổng số (%) = p V 1,42100 Trong đó: - V: số ml H2SO4 0,1N chuẩn độ
- 1,42: số mg N tương ứng với 1ml H2SO4 0,1N - p: lượng mẫu phân tích (mg)
2.3.3.3. Xác định hàm lượng cellulose
Định lượng cellulose dựa trên tính chất bền của cellulose đối với tác dụng của acid mạnh và kiềm mạnh, không bị phân hủy dưới tác dụng của acid yếu. Các chất khác thường đi kèm theo cellulose như hemicellulose, ligin, tinh bột,… ít bền hơn tác dụng của acid và kiềm nên bị oxy hóa và phân giải sau đó tan vào dung dịch ngay sau khi xử lý nguyên liệu.
Phương pháp tiến hành: Phụ lục 1 (1.2.3) Tính kết quả:
- Hàm lượng cellulose (%) được tính theo công thức
m a
X% = 100
Trong đó:
- X: hàm lượng cellulose của nấm vân chi (%) - m: khối lượng mẫu ban đầu (g)
2.3.3.4. Xác định hàm lượng chất béo
Dùng ether nóng để hòa tan và chiết rút tất cả lipid tự do trong nguyên liệu trong thiết bị Soxhlet. Sau khi làm bay hơi hết ether, sấy mẫu đến khối lượng không đổi, cân và tính ra hàm lượng lipid trong thực phẩm.
Phương pháp tiến hành: Phụ lục 1 (1.2.4) Tính kết quả:
- Hàm lượng chất béo (%) được tính theo công thức:
1 2 1 ) 100 ( % G G G X − = Trong đó:
- X: hàm lượng lipid của nấm vân chi (%) - G: khối lượng mẫu trước khi tách lipid (g) - G2: khối lượng mẫu sau khi tách lipid (g)
2.3.3.5. Xác định khối lượng thô PSP, PSK [21] [26]
PSP, PSK là hoạt chất tan và bền trong nước nóng nhưng lại không tan trong các dung môi như methanol, benzene, pyridine, clorofom,… và có khả năng chống chịu tốt với enzyme thủy phân protein nên để phân tích hàm lượng PSP người ta thường trích
ly bằng nước nóng trong thời gian dài. Mặt khác PSP kết tủa được với cồn do đó dùng cồn để tủa các PSP này, PSK kết tủa với muối amonisunphate
Phương pháp tiến hành: Phụ lục 1 (1.2.5; 1.2.6) Tính kết quả: 1 2 1 ) 100 ( % G G G X = − Trong đó: - X: hàm lượng PSP, PSK (%)
- G1: khối lượng mẫu trước khi chiết (g) - G2: khối lượng mẫu sau khi đông khô (g)
2.3.3.6. Phương pháp SDS-PAGE
Phương pháp SDS-PAGE (Sodium Dodecyl Sulfate – Polyacrylamide Gel Electrophoresis) được Weintraub và cộng sự sử dụng lần đầu tiên vào năm 1959. Trong phương pháp này, các phân tử protein được phân tách theo trọng lượng dưới tác dụng của điện trường không đổi. Protein được phân tách trong gel polyacrylamide với dưới tác dụng của dòng điện một chiều, các protein có kích thước khác nhau sẽ di chuyển về điện cực trái dấu ở các tốc độ khác nhau nên chúng sẽ dừng lại ở các vị trí khác nhau trên gel khi ngừng quá trình điện di. Các phân tử protein gắn với SDS nên chúng sẽ tích điện âm, do đó sự khác biệt về điện tích được loại trừ.
Phương pháp tiến hành: Phụ lục 1 (1.2.7)