Phân tích khối lượng PSP, PSK thô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ sấy nấm vân chi (trametes versicolor) và bước đầu ứng dụng trong chế biến trà túi lọc (Trang 52 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.1. Phân tích khối lượng PSP, PSK thô

Nấm vân chi, ngoài giá trị dinh dưỡng do protein, đường khử, lipid… mang lại thì nó còn có giá trị về mặt y học do nó có chứa các hoạt chất có đặc tính sinh học cao. Hợp chất polysaccharide có trong nấm vân chi được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan do virus HBV gây ra, có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư hơn 5 năm . Do đó, tôi tiến hành xác định hàm lượng thô của PSP, PSK có trong nguyên liệu, sản phẩm và nước pha trà thành phẩm.

Để xác định hàm lượng PSP, PSK có trong nguyên liệu, sản phẩm và nước pha trà thành phẩm, tôi tiến hành trích ly với dung môi là nước. Mẫu nguyên liệu và sản phẩm được tách chiết với dung môi nước bằng phương pháp chưng cách thủy trong 1giờ với tỷ lệ nguyên liệu : dung môi là 1/30 và phần bã được tận dụng thu hồi lại 2 lần nữa với tỷ lệ 1/10, đun cách thủy trong 1 giờ. Nước pha trà thành phẩm thu được bằng cách pha chế với 150 ml nước sôi trong 10 phút. Dịch trích ly của nguyên liệu, sản phẩm và nước pha trà thành phẩm được thể hiện ở hình 3.9.

a) b) c)

Hình 3.9. Dịch chiết polysacharide

a) Nguyên liệu b) Nước pha trà thành phẩm c) Sản phẩm

Các dịch chiết được phân tích hàm lượng PSP bằng cách ly tâm tách cặn, cô đặc chân không ở 80oC và tủa bằng cồn tuyệt đối tỷ lệ 1/1 (v/v) ở 4oC trong 24 giờ (hình 3.10). Lượng kết tủa thu được đem ly tâm, sấy khô (hình 3.11). Kết quả định lượng PSP được thể hiện ở bảng 3.9.

Hình 3.10. Polysaccharide kết tủa với cồn tuyệt đối

Hình 3.11. Tủa PSP thô

Tương tự như PSP, PSK cũng được được ly tâm 12.000 vòng/phút trong thời gian 15 phút để tách cặn, sau đó lấy dịch trong đưa đi cô đặc chân không ở 80oC và kết tủa bằng muối amonisunphate ở 4oC trong 24 - 48 giờ. Lượng tủa thu được tiếp tục tiến hành quá trình thẩm tích để loại muối (hình 3.12) và ly tâm, sấy khô. Kết quả định

Hình 3.12. Thẩm tích loại muối amonisunphate

Bảng 3.9. Hàm lượng polysaccharide có trong nấm vân chi, sản phẩm

và nước hãm trà.

Chỉ tiêu Nguyên liệu Sản phẩm Nước hãm trà

PSP (%) 2,80 1,92 1,35

PSK (%) 2,11 1,45 0,40

- Hàm lượng PSP, PSK trong nguyên liệu nấm vân chi sấy khô lần lượt là 2,80%, 2,11%. Kết quả này tương đương với hàm lượng polysaccharide theo công bố của sản phẩm nấm vân chi bán trên thị trường của Công ty cổ phần công nghệ sinh học VTC là ≥ 0,58 g/100 g .

- Hàm lượng PSP, PSK trong sản phẩm trà túi lọc nấm vân chi lần lượt là 1,92% và 1,45%, điều này cho thấy hợp chất PSP, PSK khá bền, tổn thất rất ít trong các quá trình chế biến.

- Hàm lượng PSP, PSK có trong nước hãm trà là 1,35% và 0,40%, ít hơn so với hàm lượng PSP, PSK có trong nguyên liệu và sản phẩm. Điều này là do thời giam hãm trà chỉ trong 10 phút và nhiệt độ nước pha trà sẽ giảm dần theo thời gian trong quá trình hãm nên so với sản phẩm được trích ly bằng đun cách thủy 95oC ± 3oC trong 1 giờ thì hàm lượng PSP, PSK sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng PSK trong nước hãm trà thấp hơn rất nhiều so với trong nguyên liệu và sản phẩm. Điều này có thể do liên kết trong PSK là liên kết gốc protein - krestin, khó tan trong nước hơn so với PSP là liên kết gốc đường .

Như vậy có thể thấy hàm lượng polysaccharide thu được phụ thuộc vào các điều kiện của quá trình trích ly như thời gian, nhiệt độ của dung môi trích ly.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ sấy nấm vân chi (trametes versicolor) và bước đầu ứng dụng trong chế biến trà túi lọc (Trang 52 - 55)