Nghiên cứu Ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng sinh trưởng của chủng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene kháng nguyên độc tố không bền nhiệt LTa của e coli trong tế bào vi khuẩn e coli BL21 (DE3) và tối ưu các điều kiện biểu hiện (Trang 47 - 49)

2) Ý nghĩa thực tiễn:

2.3.8.Nghiên cứu Ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng sinh trưởng của chủng

tổ hợp

Chủng E. coli BL21 (DE3) tái tổ hợp được nuôi trong bình tam giác 250 ml chứa 50 ml môi trường LB có bổ sung 50 µg/ml Km (Kanamycin). Quá trình nuôi cấy được tiến hành trong 28 giờ ở 370

C, tốc độ lắc 200 vòng/phút, tỷ lệ tiếp giống là 0,1% (v/v). Sau mỗi hai giờ nuôi, dịch huyền phù tế bào của chủng E. coli BL21 tái tổ hợp được thu để xác định mật độ quang ở bước sóng 600 nm (OD600). Tiến hành xây dựng đường cong sinh trưởng bằng phần mềm excel để tìm thời điểm sản xuất sinh khối thích hợp.

2.3.8. Nghiên cứu Ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng sinh trưởng của chủng E. coli BL21 (DE3) tái tổ hợp của chủng E. coli BL21 (DE3) tái tổ hợp

Thăm dò khả năng sinh trưởng của các chủng E. coli BL21 (DE3) tái tổ hợp trong các môi trường: LB, SOB, SOC, TB, và YJ. 50 ml môi trường (pH 7) có bổ sung 50 µg/ml Kanamycin được cho vào bình tam giác loại 250 ml, tỷ lệ cấy giống khảo sát từ 0,1-5% (v/v) (giống gốc (OD600 = 0,8) bảo quản ở -300C trong môi trường LB có bổ sung 30% glycerol)) (Manderson và cs, 2006). Nuôi cấy ở 370C trong thời gian thích hợp (được xác định ở đường cong sinh trưởng), tốc độ lắc từ 150-250 vòng/phút (Matsui và cs, 2007) (hình 2.2).

Thành phần các môi trường như sau:

Môi trường LB: 0,5% dịch chiết nấm men, 1% tryptone và 1% NaCl (Loc và cs, (2013).

Môi trường SOB: 2% peptone, 0,5% dịch chiết nấm men, 10 mM NaCl, 2,5 mM KCl, 10 mM MgCl2 và 10 mM MgSO4 (Shen và cs, 2007).

Môi trường SOC: môi trường SOB và 20 mM glucose (Shen và cs, 2007). Môi trường TB: 1,2% peptone, 2,4% dịch chiết nấm men, 72 mM K2HPO4, 17 mM KH2PO4, và 0,4% glycerol (Shen và cs, 2007).

Môi trường YJ: 2% glycerol, 1,5% tryptone, 2% dịch chiết nấm men, 0,25% K2HPO4.12H2O, 0,016% KH2PO4, 0,05% NaCl, và 0,025% MgSO4.7H2O (Yang và cs, 2008).

Môi trường M9ZB cải tiến: 1% Na2HPO4.12H2O, 0,3% KH2PO4, 0,05% NaCl, 1% (NH4)2SO4, 0,2% MgSO4.7H2O, 1,5% glucose, 1% tryptone và 1% dịch chiết nấm men (Lee và cs, 2000).

Môi trường HSG: 1,49% glycerol, 0,7% dịch chiết nấm men, 1,35% tryptone, 0,014% MgSO4.H2O, 0,15% KH2PO4, 0,23% K2HPO4, và 0,5% glycine (Miksch và cs, 2008).

Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm về khả năng sinh trưởng của E. coli tái tổ hợp

THĂM DÒ TỶ LỆ TIẾP GIỐNG (0,1-5%)

- Môi trường thích hợp - Tốc độ lắc: 200 vòng/phút - Nhiệt độ nuôi cấy: 370C

THĂM DÒ TỐC ĐỘ LẮC (150-250 vòng/phút)

- Môi trường thích hợp - Nhiệt độ nuôi cấy: 370C - Tỷ lệ tiếp giống thích hợp - Tốc độ lắc 200 vòng/phút

THĂM DÒ MÔI TRƯỜNG (LB, TB, SOC, SOB và YJ, 50 ml)

- Nhiệt độ nuôi cấy: 370C - Tốc độ lắc 200 vòng/phút - Tỷ lệ tiếp giống 2%

2.3.9. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng biểu hiện của khángnguyênLTa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene kháng nguyên độc tố không bền nhiệt LTa của e coli trong tế bào vi khuẩn e coli BL21 (DE3) và tối ưu các điều kiện biểu hiện (Trang 47 - 49)