Mối quan hệ giữa việc làm cho lao động thanh niên nông thôn và quá trình xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1.5. Mối quan hệ giữa việc làm cho lao động thanh niên nông thôn và quá trình xây

xây dựng nông thôn mới

Việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên và quá trình xây dựng nông thôn mới có mối tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

Nhu cầu tạo việc làm cho lao động nông nghiệp là một trong những nguyên nhân quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở những nước đang phát triển tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế nhưng cũng gây ra những thách thức lớn cho nền nông nghiệp. Quá trình xây dựng nông thôn mới cũng có tác động tới việc làm cho lao động nông nghiệp ở nhiều mặt. Xây dựng nông thôn mới trước hết là tiến hành quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch khu dân cư theo hướng hiện đại, tập trung hơn. Tất cả các công trình phụ trợ, các khu dân cư đều được bố trí phù hợp, phục vụ hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường. Điều này giúp cho việc sản xuất của lao động nông nghiệp thuận lợi hơn, các khu sản xuất được bố trí tập trung, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thu hút và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác [43].

Việc quy hoạch xây dựng các khu vui chơi, giải trí, các khu chợ, dịch vụ theo tiêu chí cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng tăng lên. Điều đó thúc đẩy lao động nông nghiệp tìm cách nâng cao thu nhập của mình qua việc cải tiến sản xuất, nâng cao sản lượng, tay nghề hoặc tìm thêm việc làm. Và một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp sẽ chuyển đổi sang thành lao động dịch vụ hoạt động ở các khu vui chơi giải trí, khu chợ và dịch vụ mới được hình thành [43].

Xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật là điều kiện để tiến hành đô thị hóa nông thôn. Đô thị hoá nông thôn là quá trình hình thành các điểm dân cư đô thị ở vùng nông

17

thôn, cùng với nó là sự chuyển dịch lao động từ hoạt động nông nghiệp, sang hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn [43].

Quá trình đô thị hoá nông thôn sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, sức mua của các đô thị tăng nhanh, làm cho sức mua hàng nông - lâm - thuỷ sản tăng, đồng thời cũng đòi hỏi các mặt hàng này phải có chất lượng ngày cao đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đô thị. Sức mua của người dân ở các đô thị tăng, kéo theo đó hàng hoá nông sản tiêu thụ nhiều, sẽ tác động đến việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cung cấp đô thị, góp phần chuyển đổi tập quán sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng nông sản trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển các ngành dịch vụ, do đó, tác động mạnh đến việc làm biến đổi cơ cấu lực lượng lao động trong nông nghiệp [43].

Ở một địa phương được coi là nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người của lao động nông nghiệp tăng theo từng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên cao. Để đạt được mục tiêu đó, quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương gắn chặt với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn [43].

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp tất yếu đưa đến hai tác động ngược chiều nhau: một mặt, nó làm cho trình độ cơ giới hoá, tự động hoá được nâng lên, làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp dôi thừa thêm; mặt khác, nó lại tạo ra nhiều ngành nghề mới, chỗ làm mới, thu hút thêm lao động. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp tạo điều kiện rút phần lớn lao động nông nghiệp ra khỏi ngành nông nghiệp và chuyển sang hoạt động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, là những ngành có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó nó tác động lớn tới sự biến đổi cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, Nhưng chất lượng nguồn lao động nông nghiệp đòi hỏi phải không ngừng được nâng cao [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)