3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số và lao động tại địa bàn nghiên cứu
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất địa bàn nghiên cứu.
cứu về 2 xã đại diện cho 2 khu vực nông thôn là xã Vĩnh Thủy và xã Vĩnh Tú. Kết quả điều tra được thể hiện qua Bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Vĩnh Tú và Vĩnh Thủy năm 2015
Chỉ tiêu Địa điểm Đơn vị tính Xã Vĩnh Tú Xã Vĩnh Thủy 1. Tổng diện tích Ha 3.454,1 4.869,27 1.1 Đất nông nghiệp Tổng 2.855,2 3.854,31 Trồng trọt 958,7 2.193,87 Chăn nuôi 534,7 293,09 Lâm nghiệp 1.391,8 1.367,35
1.2 Đất phi nông nghiệp 470,1 905,75
1.3 Đất khác 98,5 109,21
“Nguồn: UBND xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Tú năm 2015” Xã Vĩnh Tú là 1 trong những xã thuộc vùng đồi núi ở huyện Vĩnh Linh, đang có những thành tựu về phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp và chăn nuôi. Dựa vào Bảng 3.2 ta có thể thấy được rằng diện tích đất trồng trọt chiếm 27,75% tổng diện tích toàn xã với 2.855,2 ha và chiếm 33,58% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, tuy nhiên thu nhập từ trồng trọt đem lại thu nhập không cao(Đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa đem lại thu nhập thấp vì năng suất lúa luôn ở mấp thấp và không ổn định). Ngược lại hoạt động chăn nuôi lại đang được mở rộng quy mô khi phần lớn các nông hộ tại địa phương và LLLĐ đi làm ăn xa đang tích lũy vốn để tại địa phương tiến hành lập nghiệp bằng cách xây dựng quy mô gia trại chăn nuôi gà và heo. Ngoài ra, với diện tích rừng lớn và nhất là khi nhà nước bắt đầu thực hiện chương trình “Giao rừng cho cộng đồng quản lý” thì thu nhập của các nông hộ phần lớn đều được cải thiện. Phần lớn các hộ được giao rừng tại xã đều có thu nhập ổn định từ 30-40 triệu đồng/ha sau 4 năm tham gia quản lý rừng được giao.
Diện tích đất phi nông nghiệp trong toàn xã là 470,1 ha chiếm 13,61% trong tổng diện tích đất toàn xã. Đất phi nông nghiệp ở xã chủ yếu dùng để xây dựng các công trình công cộng như xây dựng nhà văn hóa thôn, xây dựng các trung tâm thể dục thể thao cộng đồng xã, nhà máy và khu khai thác ti tan. Tại xã, doanh nghiệp khai thác titan hiện đang giải quyết cho trên 300 lao động tại địa phương, trong đó phần lớn LĐ đang trong độ tuổi thanh niên với mức lương từ 4-6 triệu đồng/lao động/tháng. Ngoài ra, diện tích đất khác của xã đang có là 98,5 ha, hiện tại nhóm đất này vẫn chưa được chính quyền địa phương đưa vào sử dụng hay để cho người dân quản lý.
Xã Vĩnh Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.869,27 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 79,18% tổng diện tích đất tự nhiên của xã với 3.854,31 ha. Diện tích đất dành cho mục đích trồng trọt là 2.193,87 ha, chiếm 45,06% trong tổng diện tích đất tự nhiên và 56,92% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất dành cho chăn
39
nuôi tại xã Vĩnh Thủy thấp hơn rất hơn so sanh diện tích đất dành cho chăn nuôi tại xã Vĩnh Tú, chỉ có 293,09 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 1.367,35 ha, chiếm 35,48 trong tổng diện tích đất tự nhiên. Mặc dù có diện tích đất lâm nghiệp lớn hơn rất nhiều so với diện tích đất lâm nghiệp của xã Vĩnh Tú, tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu thì các hoạt động “Giao rừng cho cộng đồng quản lý” lại có rất ít. Chủ yếu diện tích rừng ở tại địa bàn là đất rừng phòng hộ, do vậy các hoạt động khai thác không được diễn ra ở quy mô lớn. Diện tích đất phi nông nghiệp dành cho các hoạt động xây dựng công trình cộng đồng như nhà văn hóa thôn, xã, trạm y tế, trường học,…là 905,75 ha, chiếm 18,6% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra hiện nay tại xã còn có 109,21 ha đất chưa được xã đưa vào quy hoạch dùng để sản xuất hay xây dựng các công trình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại địa bàn, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng chiếm từ 2,2 đến 2,8% trong tổng diện tích đất tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu, đây là một trong những lợi thế có thể khai thác về tài nguyên đất. Qua đó cho thấy hiện nay tại địa bàn nghiên cứu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là các hoạt động tạo thu nhập chủ yếu cho các nông hộ. Từ những lợi thế kể trên, ta có thể tạo dựng được một số nghề nghiệp như chăn nuôi hay trồng trọt theo quy mô gia trại hoặc trang trại để thu hút, sử dụng và giải quyết tình trạng thất nghiệp cho lực lượng lao động, lao động thanh niên có sẵn taị địa bàn.
3.1.2.2. Tình hình dân số tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.3. Tình hình về dân số và lao động tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015
Địa điểm
Chỉ tiêu Đơn vị tính Xã Vĩnh Tú Xã Vĩnh Thủy
Tổng số hộ Hộ 953 2.102
Tổng dân số Người 3.431 6.642
Nhân khẩu/hộ Người/hộ 3,6 3,16
Lao động/hộ Người/hộ 2,11 1,96
Thu nhập/người Tr.đồng/người 22,64 32,2
“Nguồn: Phòng DS&KHHGĐ xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thủy năm 2015” Tổng dân số của xã Vĩnh Tú năm 2015 là 3.431 người, trong đó tổng số hộ trong toàn xã 953 hộ, tổng số lao động của xã là 2009 người, trung bình một hộ có gần 4 nhân khẩu và khoảng từ 2 lao động/hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,64 triệu đồng/người/năm (theo thống kê năm 2015).
Xã Vĩnh Thủy là 1 trong những vựa lúa của huyện Vĩnh Linh và đây cũng là 1 trong 3 xã đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị được công nhận đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2013. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.869,27 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3.854,31 ha,chiếm 79,16% trong tổng diện tích của toàn xã. Phần lớn đất nông nghiệp dùng cho mục đích trồng trọt, chủ yếu là hoạt động sản xuất lúa và hoạt động sản
xuất sắn. Diện tích đất dùng cho mục đích phi nông nghiệp chiếm 18,6% tổng diện tích với ha. Phần lớn diện tích này được dùng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng như trường học, nhà văn hóa và cơ quan phục vụ cho cộng đồng.
Tổng dân số của xã Vĩnh Thủy năm 2015 có hơn 6.642 người với gần 2.102 hộ, tổng số lao động đạt 4.117 người, trung bình một hộ có khoảng 3 nhân khẩu, với gần 2 lao động/hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,2 triệu đồng/người/năm (theo thống kê năm 2015).
Sự khác biệt về 2 xã được thể hiện qua hoạt động sản xuất nông nghiệp khi phần lớn thu nhập của các nông hộ thuộc xã Vĩnh Tú là từ hoạt động chăn nuôi và lâm nghiệp, còn ở xã Vĩnh Thủy thì các hoạt động trồng trọt lại đem lại phần lớn thu nhập. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa bàn 2 xã đều không hấp dẫn được LLLĐ TN, khi phần lớn LĐTN đều đang sinh hoạt, học tập và làm việc tại 1 số tỉnh thành thuộc miền Nam.
3.1.2.3. Tình hình về lao động tại địa bàn nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015.
Với mục đích tìm hiểu sự khác nhau về cấu trúc dân số và lao động của 2 xã tại địa bàn nghiên cứu có sự khác nhau như thế nào thì chúng tôi đã tiến hành thu thập các thông tin từ các báo cáo về dân số của xã, phỏng vấn người am hiểu tại địa bàn. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4. Tình hình về lao động và lao động thanh niên xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú từ
năm 2011-2015 Đơn vị tính: Người Nội dung Năm Xã Vĩnh Tú Xã Vĩnh Thủy Tổng dân số Trong độ tuổi lao động Trong độ tuổi thanh niên Tổng dân số Trong độ tuổi lao động Trong độ tuổi thanh niên
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
2011 3.293 995 863 367 326 5.674 1.758 1.636 714 628 2012 3.328 998 887 379 331 5.883 1.849 1.695 725 687 2013 3.396 1.017 898 385 336 6.048 1.875 1.743 741 695 2014 3.418 1.028 913 391 345 6.275 1.998 1.806 786 732 2015 3.431 1.057 921 408 374 6.642 2.164 1.953 848 818 “Nguồn: Phòng DS & KHHGĐ huyện Vĩnh Linh năm 2011-2015” Thông qua Bảng 3.4 ta có thấy được rằng dân số trong độ tuổi lao động tại địa bàn nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015 không có sự biến động nào lớn khi đều chiếm trên 56,42% tổng dân số của cả xã. Trong đó lực lượng lao động thanh niên
41
luôn chiếm trên 37,3% trên tổng số người trong độ tuổi lao động và chiếm trên 21,05% tổng dân số của toàn xã. Với nguồn lao động dồi dào thì đây là một trong những thế mạnh để khai thác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn huyện. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.
Dân số của xã Vĩnh Tú không có sự thay đổi lớn, cụ thể năm 2011 toàn xã có gần 3293 người nhưng đến năm 2015 toàn xã hiện có 3.431 người, trung bình hằng năm dân số gia tăng thêm 27,7 người.
Số người trong độ tuổi lao động năm 2011 là 1.858 người (chiếm 56,42% trong tổng dân số, trong đó lao động nam chiếm 30,21% và lao động nữ chiếm 26,21%). Đến năm 2015, tổng số lao động toàn xã hiện có là 2.009 người (chiếm 58,55% tổng dân số). Ta có thể thấy rằng mặc dù dân số tăng lên 138 người nhưng số lao động lại tăng thêm 151 lao động, điều này chứng tỏ rằng tỉ lệ sinh trong những năm gần đây của xã thấp.
Lực lượng lao động thanh niên chiếm 37,3% dân số trong độ tuổi lao động và 21,04% tổng dân số của toàn xã năm 2011 và đến năm 2015 thì lực lượng lao động thanh niên có sự tăng lên khi chiếm 39,42% dân số trong độ tuổi lao động và 23,08% trong tổng dân số toàn xã.
Xã Vĩnh Thủy tuy có sự gia tăng về dân số nhưng không đáng kể nhưng dân số trong độ tuổi lao động ở xã Vĩnh Thủy lại có sự chênh lệch so với xã Vĩnh Tú. Cụ thể, dân số trong độ tuổi lao động ở tại xã Vĩnh Thủy từ năm 2011 đến năm 2015 luôn chiếm 59,82% so tổng dân số(lần lượt là năm 2011 chiếm 59,82%; 60,24%; 59,82%; 60,63% và năm 2015 là 61,99%).
Lực lượng lao động thanh niên cũng chiếm tỉ lệ cao hơn khi năm 2011 chỉ chiếm 39,54% dân số trong độ tuổi lao động và 23,65% tổng dân số, và đến năm 2015 thì chiếm đến 40,46% dân số trong độ tuổi lao động và 25,08% tổng dân số. Tốc độ gia tăng của lực lượng lao động thanh niên hằng năm đạt tỉ lệ 0,29%.
Tỉ lệ chênh lệch giữa nam-nữ hiện đang là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên khi nhìn vào Bảng 3.4 trên, ta có thể thấy được rằng tại địa bàn nghiên cứu thì tỉ lệ chênh lệch giữa lao động nam - nữ nói chung cũng như lao động thanh niên nói riêng gần như đạt tỉ lệ 1: 1. Đây một tiền đề rất tốt cho việc thu hẹp khoảng cách về sự chênh lệch tỉ lệ giới tính của lao động tại địa bàn huyện Vĩnh Linh.
3.1.2.4. Cơ cấu dân số tại địa bàn nghiên cứu năm 2015
Để có cái nhìn tổng quát hơn về cơ cấu dân số của 2 xã Vĩnh Tú và xã Vĩnh Thủy, chúng tôi đã tiến hành phân nhóm tuổi trong cơ cấu dân số của 2 xã này theo cơ cấu nam-nữ để nghiên cứu. Kết quả được thể hiện qua Bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5. Dân số chia theo nhóm tuổi tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015 Đơn vị tính: Người Xã Chỉ tiêu Xã Vĩnh Tú Xã Vĩnh Thủy Tổng Chia ra Tổng Chia ra Nam Nữ Nam Nữ 1.Tổng dân số 3.431 1.660 1.771 6.642 3.095 3.112
1.1 Dưới độ tuổi lao động
(Từ 1-14 tuổi) 682 325 357 1.350 695 655 1.2 Trong độ tuổi thanh niên (Từ 15-30 tuổi) 15-19 220 111 109 412 203 209 20-24 295 160 135 645 327 318 25-30 277 147 130 609 318 291 1.3 Trong độ tuổi lao động 31-55 1.157 579 578 2.189 1.055 1.134 56-60 144 60 84 554 261 293 1.4 Quá độ tuổi lao động
(Từ 61 tuổi trở lên) 656 278 378 883 310 573 “Nguồn: Phòng DS và KHHGĐ 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015”. Thông qua Bảng 3.5 trên, ta có thấy rằng tỉ lệ nhóm tuổi 20-24 chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm tuổi thanh niên, lần lượt là 37,25% và 38,72% tại 2 xã Vĩnh Tú và Vĩnh Thủy. Phần lớn nhóm này thường đang đi học nghề hoặc đang được đào tạo về trình độ chuyên môn kĩ thuât tại các trường cao đẳng, đại học tại một số tỉnh thành như: TP Huế, TP Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh. Đây là nhóm thường có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao nhất trong 3 nhóm thuộc độ tuổi thanh niên.
Tiếp đến là nhóm tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ 34,97% và 36,56% trong độ tuổi thanh niên tại địa bàn nghiên cứu. Phần lớn nhóm này đang làm việc tại các khu công nghiệp hay làm thuê tại miền Nam hay đi xuất khẩu lao động sang một số nước như: Nhật Bản, Đài Loan.
Nhóm tuổi từ 15-19 có tỉ lệ thấp hơn vì công tác tuyên truyền Dân số và kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp chính quyền quan tâm, do vậy tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm đi. Các hộ gia đình thường chỉ sinh từ 1-2 con để có những điều kiện tốt nhất nuôi dạy và chăm sóc con cái. Nhóm tuổi này thường đang phụ thuộc vào gia đình khi đang theo học văn hóa tại các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện.
43
Nhóm tuổi từ 31-55 tại 2 địa phương không có sự chênh lệch đáng kể nào khi tại xã Vĩnh Tú thì tỉ lệ này chiếm 33,72% tổng dân số và 32,96% tại xã Vĩnh Thủy. Đây là nhóm tuổi quan trọng nhất trong cơ cấu dân số của địa phương, vì đây là nhóm thường làm chủ nông hộ và là lao động chính của nông hộ. Tuy nhiên có một vấn đề lớn đang đặt ra cho chính quyền địa phương cũng như các cấp cao hơn khi phần lớn nhóm tuổi này thường đang đi làm ăn xa dẫn đến tình trạng tại các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu là những người già và trẻ em.
Nhóm tuổi từ 56-60 và từ 61 trở lên tuy chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhưng đây là nhóm lao động chính trong nông hộ khi các nhóm tuổi khác đang dần lựa chọn phương thức đi làm ăn xa tại khắp mọi miền Tổ quốc và nước ngoài.
Mặc dù tỉ lệ sinh giảm đi tại địa phương nhưng số lượng các hộ gia đình tăng lên khiến cho dân số hằng năm đều tăng. Điều này dẫn đến tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 chiểm tỉ lệ lớn là 19,88% và 20,33%. Đây là nhóm tuổi quan trọng khi bổ sung một lượng lớn LĐ thay thế cho số lượng lao động rời khỏi độ tuổi.
Trung bình hằng năm tại xã Vĩnh Tú có từ 30-40 người rời khỏi độ tuổi lao động và có từ 50-60 người được bổ sung vào độ tuổi lao động. Còn tại xã Vĩnh Thủy thì số lượng người rời khỏi độ tuổi lao động từ 60-70 người và số người bổ sung vào độ tuổi lao động từ 80-100 người. Điều này làm trẻ hóa được lực lượng lao động cũng như lao động thanh niên tại địa bàn nghiên cứu.
Để tiến hành làm rõ được các nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát 60 nông hộ tại 2 địa bàn xã Vĩnh Tú và Vĩnh Thủy, mỗi xã 30 nông hộ.
Việc đất nước ta gia nhập thành công vào tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã mở ra rất nhiều cơ hội về việc làm cho lao động trên khắp cả nước và trong đó đặc biệt phải kể đến lực lượng lao động thanh niên. Điều này là một trong những nguyên nhân