3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.3. Một số biện pháp thu hút lao động thanh niên tham gia vào sản xuất nôngnghiệp
ăn sâu vào suy nghĩ của người nông dân, truyền từ đời này sang đời khác tại các vùng nông thôn. Do vậy, ngay từ nhỏ thì LĐTN đã được dạy rằng “HĐ SXNN là một nghề thấp hèn, có địa vị kém trong xã hội”, dần dần các tư tưởng có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự quyết định tham gia hay không vào HĐ SXNN của LĐTN.
+Yếu tố 5: Vốn SX
LĐTN khi tham gia SXNN đều mong muốn xây dựng được quy mô gia trại chăn nuôi để có thể làm giàu. Tuy nhiên để xây dựng được quy mô gia trại cần phải có một lượng vốn cơ bản khá lớn, mà bản thân nông hộ lại nghèo về các loại tài nguyên(đất, tài chính, vật chất) nên không thể đáp ứng được nhu cầu của LĐTN. Do vậy, LĐTN phải tìm kiếm các công việc khác với mục đích tích lũy vốn cho sau này xây dựng trang trại hay gia trại. Tuy nhiên trong quá trình làm việc này thì LĐTN sẽ dần đánh mất đi sự đam mê và quyết tâm làm giàu từ HĐ SXNN.
3.4.3. Một số biện pháp thu hút lao động thanh niên tham gia vào sản xuất nông nghiệp nông nghiệp
Quá trình thảo luận nhóm tại địa bàn đã xác định và thống nhất thứ tự các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của LĐTN vào HĐ SXNN. Thông qua đó, nhóm tham gia thảo luận tại địa bàn đã tiến hành đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục 3 Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định tham gia vào HĐ SXNN của LĐTN. Kết quả thảo luận sau khi thống nhất tại địa bàn 2 bàn 2 xã như sau:
► Yếu tố 1: Nông hộ không mong muốn LĐTN tham gia vào SXNN. + Biện pháp khắc phục:
- Cải thiện quy mô các HĐ SXNN của nông hộ.
- Tổ chức các buổi tập huấn về cách nuôi trồng một số cây, con giống có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Phân công và sử dụng LĐ có hiệu quả, tránh việc để LĐ chính đảm nhận tất cả các HĐ SXNN.
- Thay đổi quan niệm về vị thế và vai trò của SXNN, nông dân. ► Yếu tố 2: Bản thân LĐTN không mong muốn tham gia vào SXNN. + Biện pháp khắc phục:
- Tổ chức trình diễn, giới thiệu các mô hình SXNN có hiệu quả.
- Có các chính sách thu hút, hỗ trợ cho LĐTN tham gia vào SXNN như việc vay vốn dễ dàng hơn, hỗ trợ về kĩ thuật.
► Yếu tố 3: HĐ SXNN mang tính thời vụ, thu nhập thất thường. + Biện pháp khắc phục:
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kĩ thuật về các giống cây trồng, vật nuôi đang đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Chăm sóc tiêu; nuôi heo nái sinh sản; nuôi gà.
- Tìm kiếm đầu ra ổn định cho các hoạt động SXNN mang tính chất quy mô lớn như: Dưa hấu, gà, tiêu,…
- Cải thiện giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cải thiện các hoạt động của Hợp tác xã với mục đích đem lại hiệu quả thiết thực cho xã viên.
- Giảm thời gian nông nhàn bằng các hoạt động như cho vay vốn hỗ trợ chăn nuôi, tập huấn một số nghề thủ công như đan lát.
Hộp 1: Ai là người sẽ duy trì các hoạt động sản xuất nông nghiệp
“Lợi nhuận từ các HĐSXNN ngày càng thấp làm cho LĐ địa phương đang dần bỏ các hoạt động sản xuất từ lâu đời như trồng lúa, nuôi gà, heo để di cư vào phía Nam làm việc, đặc biệt là thanh niên đều vào Nam làm công nhân ở các khu công nghiệp. Phần lớn lao động nông nghiệp hiện tại chỉ là người già, nhưng dần dần số lao động này cũng bỏ các hoạt động sản xuất nông nghiệp vì không đủ sức. Do vậy, tôi lo rằng tương lai trong vòng 5 đến 7 năm nữa thì hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa hay sắn tại địa phương sẽ không còn ai tham gia nữa.”
Nguồn: Ông Lê Vĩnh Thỉu- Nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp đội 1- Vĩnh Thủy- Vĩnh Linh
Hộp 2: Tôi lo lắng về tương lai của hoạt động sản xuất nông nghiệp
“Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa tại địa phương bây giờ chỉ còn là lao động lớn tuổi đảm nhận. Thanh niên không có kinh nghiệm và hứng thú nên chỉ tham gia với tính chất là giúp đỡ cho gia đình là nhiều. Phần lớn thanh niên đều được nông hộ khuyến khích tham gia kinh doanh, làm thuê hoặc công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp trên cả nước. Do vây, tôi rất lo cho tương lai về sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Nguồn: Ông Lê Đình Sồ- Trưởng thôn Thủy Tú 1- Vĩnh Tú- Vĩnh Linh