Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 47)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình của huyện Vĩnh Linh

Huyện Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý 16053’- 17010’ Vĩ độ Bắc, 106042’- 107007’ Kinh độ Đông, cách thành phố Đông Hà 30 km về phía Bắc và cách thành phố Hà Nội 552 km về phía Nam [41].

Tổng diện tích tự nhiên: 62695 ha.

Phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài 20 km. Phía Tây giáp xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Phía Nam giáp với các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường, Trung Sơn, Trung Hải và Trung Giang thuộc huyện Gio Linh huyện Gio Linh.

Phía Bắc giáp với các xã Kim Thủy, Sen Thủy và Ngư Thủy Nam thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Cả huyện Vĩnh Linh có tổng diện tích đất tự nhiên là 620 km² với 3 thị trấn và 19 xã.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

“Nguồn: UBND huyện Vĩnh Linh, 2011-2015” Huyện Vĩnh Linh có địa hình lòng máng dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Từ điểm cực Tây là Động Châu (Lệ Thủy, Quảng Bình), cao 1250m với những dãy núi kế tiếp lô nhô từ trung đến hạ lưu sông Sa Lung bằng phẳng và thấp trũng, rồi nhô cao phía Đông bằng các thoải Macsma Bazan và cồn cát trắng. Vùng trung và hạ lưu sông

Sa Lung quá thấp trũng nên nước mặn vào sâu trong đất liền, lại là nơi tập trung các dòng chảy lớn nên vào mùa mưa lũ có những ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Vùng núi cao phía Tây với độ chia cắt sâu, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở nên dân cư thưa thớt và tình hình kinh tế- xã hội có những bước phát triển chậm [41].

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Huyện Vĩnh Linh là một trong những huyện chịu nhiều mất mát và thiệt thòi trong 2 cuộc chiến tranh cứu nước tại tỉnh Quảng Trị. Đi lên từ những gian khổ và khó khăn đó, hiện nay huyện Vĩnh Linh đã có những bước tiến quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế. Điều này được thể hiện rõ qua sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thông qua Hình 3.2 sau:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2011-2015

“Nguồn: UBND huyện Vĩnh Linh, 2011-2015” - Thông qua Hình 3.2, ta có thể thấy rõ được tổng giá trị sản xuất từ năm 2011 đến 2015 đều có sự phát triển rõ rệt. Cụ thể tổng giá sản xuất năm 2015 đạt 5439 tỷ đồng, tăng 682 tỷ đồng so với năm 2014 và 2114 tỷ đồng so với năm 2011.

- Cơ cấu kinh tế của huyện Vĩnh Linh đến cuối năm 2015 có tỉ lệ như sau: Nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 34,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 26%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,2% trong tổng giá trị sản xuất.

- Ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lần lượt là 40,5%; 39,5%; 34%; 37,2%; 34,8% qua các năm, từ 2011 đến năm 2015. Trong đó năm 2014, tỉ lệ của nông- lâm- ngư nghiệp tăng lên bất ngờ là vì sự khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền công nghiệp- xây dựng. Một số các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp chủ yếu trên địa bàn như khai thác ti tan, sản xuất gạch ngói trên địa bàn huyện bị trì trệ do vậy nên tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giảm đi khiến cho tỉ lệ của ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng lên [40].

35

- Thực hiện mục tiêu CNH-HĐH, Huyện Vĩnh Linh đã có những sự chuyển dịch đáng khích lệ về ngành công nghiệp- xây dựng khi tỉ lệ này chiếm lệ lần lượt là 24,7%; 24,5%; 26,9%; 25,1% và 26% từ năm 2011 đến năm 2015.

- Huyện Vĩnh Linh hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia. Do vậy huyện Vĩnh Linh đã có những chính sách và mục tiêu cụ thế nhằm khai thác và phát triển tiềm năng du lịch vốn có của mình. Việc xác định đúng đắn và triển khai tốt đã đưa lại kết quả ở tỉ trọng ngành thương mại- dịch vụ rất khả quan. Cụ thể năm 2011 chỉ chiếm 34,8% với tổng giá trị sản xuất ngành TM-DV là 1157 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 tỉ lệ này tăng lên 39,2% với 2132 tỷ đồng (gấp 1,8 lần so với năm 2011) trong tổng giá trị sản xuất [40].

- Tổng thu ngân sách cả năm đạt 439,1 tỷ đồng; trong đó thu trên địa bàn đạt 77,2 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách cả năm 415,3 tỷ đồng; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 51,2 tỷ đồng; chi 2 thường xuyên 349,1 tỷ đồng.

Ta có thể thấy được rằng huyện Vĩnh Linh đã và đang thực hiện rất tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã đem lại những cơ hội mới cho lao động tại huyện nâng cao tay nghề khi được đào tạo nghề, tìm kiếm và tạo việc làm cho mình. Tuy nhiên việc này lại dẫn đến những hệ quả khó lường như khi diện tích đất NN bị thu hồi để xây dựng một số cơ sở hạ tầng, nhà máy thì LLLĐ, đặc biệt là LLLĐTN nông thôn di cư tới một số khu công nghiệp ở miền Nam và một số thành phố lớn để tìm việc làm tăng lên khiến cho LLLĐ ở địa phương phần lớn là những người già và trẻ em.

3.1.1.3. Tình hình về văn hóa- xã hội và môi trường.

- Năm 2015, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về đề án đào tạo nghề cho LĐNT. Trong năm đã tiến hành mở 13 lớp dạy nghề cho 351 học viên với tổng kinh phí là 397 triệu đồng, tạo việc làm mới cho khoảng 1.300 lao động. Tỉ lệ lao động được đào tạo đạt 45,2% [40].

- 19/22 xã, TT (chiếm tỉ lệ 86,4%) đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi dưới mức 1%. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở mức 8,2%.

- 20 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020; tăng 5 xã so với năm 2013.

- Tỉ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 9,66%.

- Tỉ lệ độ che phủ rừng năm 2015 đạt tỉ lệ 51%.

- Tỉ lệ rác thải được thu gom và xử lý ở khu vực thị trấn đạt tỉ lệ 90%. - Tỉ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỉ lệ 90%.

- 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi, phổ cập bậc tiểu học và THCS.

- Số trường đạt chuẩn Quốc gia đến cuối năm 2015 đạt 37 trường.

- 176/195 (chiếm tỉ lệ 90,2%) làng, bản, khóm phố được công nhận đạt danh 3 hiệu văn hóa.

- 120/120 (chiếm tỉ lệ 100%) cơ quan, doanh nghiệp được công nhận đơn vị văn hóa.

- An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững [2].

Các công tác về văn hóa- xã hội và môi trường luôn được huyện quan tâm và tập trung đầu tư. Tuy nhiên các công tác này lại chủ yếu tập trung vào một số đối tượng cụ thể như: Bà mẹ và trẻ em, lao động dưới 15 tuổi, người già, người neo đơn mà lại không tập trung vào đối tượng LĐTN NT. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng các hoạt động, chương trình và mục tiêu dành cho TN tại địa phương luôn rất thấp và ít có sự hấp dẫn đối với LĐTN [40].

3.1.1.4. Tình hình về dân số, lao động tại địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Huyện Vĩnh Linh là nơi chịu nhiều hậu quả chiến tranh, lại phải hứng chịu nhiều thiên tai,bão lũ, hạn hán, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên phát triển chậm, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống người dân còn khó khăn. Để có thể phát triển và khai thác được tiềm năng vốn có của huyện thì lao động là một trong những yếu tố quyết định. Để làm rõ được vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình về dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh từ năm 2011 đến năm 2015 để có được cái nhìn tổng quát. Kết quả của việc tìm hiểu được thể hiện qua Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu dân số của huyện Vĩnh Linh từ năm 2011-2015

Đơn vị tính: Người

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

1. Tổng dân số 84.918 85.303 85.950 86.600 86.984 2. Chia theo lao động LĐ trong độ tuổi 36.280 36.200 36.580 36.870 38.143 LĐ TN 18.041 18.250 18.515 18.962 19.357 3.Chia theo tỉ lệ Nam-

Nữ

Nam 42.432 42.224 42.648 42.725 42.906 Nữ 42.486 43.079 43.302 43.875 44.078 4.Chia theo khu vực

Thành thị 21.222 21.240 21.668 21.770 21.785 Nông thôn 63.696 64.063 64.282 64.830 65.199 “Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2015”

37

Nhìn vào Bảng số liệu 3.1 trên ta có thể thấy:

Từ năm 2011 đến năm 2015, tốc độ tăng dân số tự nhiên hằng năm của huyện luôn ở mức thấp, khoảng 0,82%/năm (tăng khoảng 400-600 người/ năm). Tính đến thời điểm cuối năm 2015, toàn huyện có 26.377 hộ gia đình, trong đó phần lớn các hộ gia đình đều tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Toàn huyện Vĩnh Linh năm 2011 đạt 84.918 người và đến năm 2015 thì dân số đạt 86.984 người, trong đó có 2.175 người là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Tức là trong vòng 5 năm, dân số toàn huyện chỉ tăng 2066 người (trung bình 413 người/ năm),điều này cho ta thấy được rằng huyện Vĩnh Linh đã và đang làm rất tốt công tác tuyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Số người trong độ tuổi LĐ luôn chiếm trên 42,5%/ tổng dân số của huyện, riêng năm 2015 thì số người trong độ tuổi LĐ chiếm 43,85%/ tổng dân số. Việc gia tăng dân số đi kèm với số LĐ hàng năm tăng lên đồng nghĩa với việc lực lượng LĐ của huyện luôn dồi dào và được đảm bảo về số lượng.

Dân số trong độ tuổi TN qua 5 năm luôn giữ được gia tăng với tốc độ 0,2% năm. Năm 2011, toàn huyện có số TN chiếm 21,24% tổng dân số với 18.041 người và đến 2015, số lượng TN chiếm 22,25% tổng dân số với 19357 người. Sự gia tăng của TN đang giúp trẻ hóa được đội ngũ LĐ, đồng thời cũng gia tăng tỉ lệ LĐ có trình độ về CMKT và tay nghề.

Tỉ lệ cân bằng giữa Nam-Nữ luôn được đảm bảo ở tỉ lệ 1: 1. Tuy nhiên trong vòng từ năm 2012 trở đi, sự chênh lệch giữa nam và nữ đã có sự chuyển biến khi tỉ lệ dân số là nữ nhiều hơn dân số nam là 600-1.000 người. Việc chênh lệch do một số nguyên nhân sau gây ra: LĐ nam tiến dành di cư vào các thành phố hoặc khu vực miền Nam sinh sống và lập nghiệp; tuổi thọ của nam giới giảm đi; một số các nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông và nghề nghiệp phần lớn là nam giới.

Dân số ở khu vực nông thôn luôn gấp 3 lần so với dân số ở khu vực thành thị. Điều này dễ dàng hiểu được khi Vĩnh Linh là huyện chỉ có 3 thị trấn nhưng lại có đến 19 xã. Qua đó cho ta thấy rõ ràng hơn việc LLLĐ nông thôn luôn là nguồn LĐ dồi dào để phát triển kinh tế.

Với dân số đông, trên 42,5% dân số thuộc đổ tuổi lao động và ¾ dân số thuộc khu vực nông thôn thì huyện Vĩnh Linh là 1 huyện có lực lượng lao động nông thôn dồi dào và đông đảo. Đây cũng là trở ngại cho huyện trong công tác tạo và giải quyết việc làm cho LLLĐ NT nói chung và LLLĐTN NT nói riêng. Tuy nhiên nếu giải quyết được vấn đề trên thì đây cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển chung về mọi lĩnh vực kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)