3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.4. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động thanh niên tham gia vào hoạt động
động sản xuất tại nông hộ
3.3.4.1. Trình độ về chuyên môn của lao động thanh niên tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp
Đơn vị tính: %
Hình 3.3. Biểu đồ trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động thanh niên tham gia vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ nghiên cứu năm 2015
“Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Thông qua Hình 3.3 trên, ta có thể thấy rõ được trình độ về mặt CMKT của LĐTN tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nhóm LĐTN không có trình độ về chuyên môn kĩ thuật tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ rất cao. Tại nhóm nông hộ xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú thì tỉ lệ này chiếm 60% và 47,37%. Còn nhóm gia trại thì tỉ lệ này chiếm 100% và
80%. Qua đó cho thấy lực lượng tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế về trình độ CMKT. Phần lớn lao động thanh niên ở nhóm này là lao động thanh niên thuộc nhóm tuổi từ 15-18 tuổi, tham gia vào HĐ SXNN với mục đích giúp đỡ nông hộ là chính. Nhóm này có nguy cơ không tham gia vào SXNN nếu thi đậu vào các trường ĐH, CĐ.
Nhóm LĐTN có trình độ sơ cấp, trung cấp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ tỉ lệ 26,66% và 26,31% ở nhóm nông hộ tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú. Đây là nhóm lao động thanh niên có tiềm năng tham gia vào sản xuất nông nghiệp lâu dài. Nhóm này thường học nghề, tuy nhiên lại thiếu vốn sản xuất kinh doanh nên tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhóm này phần lớn là LĐTN trong nhóm độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi, trở về địa phương tìm kiếm việc làm sau khi thôi việc tại một số KCN ở các tỉnh phía Nam.
Nhóm LĐTN có trình độ cao đẳng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khi tỉ lệ này lần lượt là 6,67% ở LĐTN thuộc nông hộ xã Vĩnh Thủy; 10,53% và 20% lần lượt ở nhóm LĐTN thuộc nông hộ và gia trại xã Vĩnh Tú. Nhóm lao động thanh niên là nhóm LĐTN có tiềm năng tham gia vào sản xuất nghiệp lâu dài.
Nhóm lao động thanh niên có trình độ ĐH trở lên tham gia vào nông nghiệp chỉ chiếm 6,67% và 15,79% ở nhóm LĐTN thuộc nông hộ ở xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú. Nhóm này phần lớn là lao động thanh niên trong nhóm độ tuổi từ 19 đến 24 tuổi vừa tốt nghiệp đại học và không tìm được việc làm nên trở về địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhóm này có nguy cơ thôi tham gia vào sản xuất nông nghiệp nếu tìm được việc làm mới.
Qua đó, ta thấy rõ được tình trạng về lao động thanh niên nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp hiện nay phần lớn là nhóm LĐTN này chủ yếu là nhóm lao động thanh niên thất nghiệp sau khi học tập tại một số trường ĐH, CĐ hay vừa mới nghỉ việc. Mặc dù có trình độ về CMKT, song nhóm LĐTN vẫn thất nghiệp với tỉ lệ rất lớn. Đây cũng là chính là mối quan tâm chung của toàn xã hội hiện nay. Do vậy cần có những chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm cho nhóm lao động thanh niên này. Cần gắn liền giữa nhu cầu về đào tạo với nhu cầu về việc làm của xã hội.
3.3.4.2. Tình hình lao động thanh niên đã được tập huấn về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp tại nông hộ nghiên cứu năm 2015
Trong 5 năm (từ năm 2011 đến năm 2015), UBND các xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú đã tiến hành phối hợp với Trung tâm dạy nghề tổng hợp và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp huyện Vĩnh Linh; Các công ty về giống cây trồng vật nuôi, thức ăn chăn nuôi đang hoạt động tại địa bàn mở các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn về Kỹ thuật sản xuất Nông nghiệp như: Kỹ thuật chăm sóc, khai thác cây cao su, hồ tiêu, ném, lạc; Kỹ thuật sử dụng các loại thuốc trong bảo vệ thực vật cũng như trong
lao động nữ và lao động từ 30 tuổi trở lên. Do vậy tỉ lệ lao động thanh niên đã được tập huấn về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp tương đối thấp. Kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ thông qua Bảng 3.18 sau:
Bảng 3.18. Tình hình lao động thanh niên tham gia vào các lớp tập huấn về kĩ thuật
sản xuất nông nghiệp trong nông hộ nghiên cứu năm 2015
Đơn vị tính: %
Nội dung Chỉ tiêu
Tỉ lệ đã tham gia
Nội dung về lớp tập huấn tham gia Trồng trọt Chăn nuôi Cả hai
Xã Vĩnh Thủy Nông hộ 11,11 - 100,0 -
Gia trại - - - -
Xã Vĩnh Tú Nông hộ 31,82 14,29 57,14 28,57
Gia trại 50,0 25,0 75,0 -
“Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Kết quả điều tra cho thấy được 11,11% tỉ lệ LĐTN ở nông hộ xã Vĩnh Thủy đã từng tham gia vào các lớp tập huấn SXNN tại địa phương. Tỉ lệ LĐTN này chỉ tham gia vào lớp tập huấn chăn nuôi. Tuy nhiên việc tập huấn lặp lại một vài kỹ thuật trong chăn nuôi, không đúng với nhu cầu của nông hộ nên LĐTN đi thay cho nông hộ là lí do chủ yếu. Trong khi đó nhóm LĐTN thuộc nông hộ có quy mô gia trại đã từng tham gia tập huấn là 0%.
Tỉ lệ LĐTN thuộc nông hộ xã Vĩnh Tú đã từng tham gia các lớp tập huấn về SXNN chiếm 31,82%. Trong đó LĐTN tham gia vào các lớp TH trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỉ lệ lần lượt là 14,29% và 57,14%. Tuy nhiên tỉ lệ LĐTN này tham gia với lí do chủ yếu là đi học thay cho chủ của nông hộ. Còn 28,57% tỉ lệ LĐTN đã từng tham gia vào cả 2 lớp TH chăn nuôi- trồng trọt chiếm 28,57%. Phần lớn chủ nông hộ hiện tại là LĐTN hiện đang làm nông nghiệp, do vậy việc đi học thường là các LĐTN này xin chủ nông hộ hoặc tự nguyện đi.
50% tỉ lệ LĐTN thuộc nông hộ có quy mô gia trại tại xã Vĩnh Tú đã từng tham gia vào các lớp tập huấn. Trong đó có 25% tỉ lệ LĐTN tham gia vào lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc tiêu. Đây là chủ nông hộ và kiến thức này đang thu hút được nhiều chủ nông hộ là thanh niên tham gia. Tuy nhiên 75% tỉ lệ LĐTN còn lại tham gia vào lớp TH chăn nuôi với lý do tham gia chính là di thay cho chủ nông hộ.
Việc đào tạo và tập huấn kỹ thuật SXNN vẫn chưa có nhiều sự đổi mới. Do vậy vẫn chưa thu hút được LLLĐ và LĐTN tham gia hay tham gia với lý do chủ yếu là nhận tiền từ các khóa tập huấn trên. Các lớp tập huấn trên thường do các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật hay thức ăn chăn nuôi phối hợp các UBND, chính
quyền các xã tổ chức. Tuy nhiên, các kiến thức được tập huấn vẫn chưa thực sự phù hợp với mong muốn của nông hộ và lao động trong hộ.
3.3.5. Sự ảnh hưởng của lao động thanh niên đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nông hộ
3.3.5.1. Dòng dịch chuyển của lao động thanh niên trong nông hộ nghiên cứu
LĐTN không mong muốn tham gia vào SXNN mà lại di cư để tìm kiếm cũng như làm việc tại một số khu công nghiệp lớn ở các tỉnh miền Nam. Việc di cư này sẽ dẫn đến một số tệ nạn như trộm cắp, mại dâm,..Do vậy, chúng tôi đã tìm hiểu về dòng dịch chuyển của LĐTN tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3.19 sau.
Bảng 3.19. Dòng dịch chuyển trong vòng 5 năm (2011-2015) của lao động thanh niên
tại nông hộ nghiên cứu
Đơn vị tính: % Năm Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Xã Vĩnh Thủy 1. LĐTN di cư - Tổng 52,5 14,89 20,41 23,08 25,0 - Trở về 5,0 12,77 25,0 19,23 7,69 - Ở lại 47,5 44,69 42,86 46,0 57,69 2. LĐTN có tại nông hộ 47,5 42,54 32,14 34,77 34,62 Xã Vĩnh Tú 1. LĐTN di cư - Tổng 54,16 37,04 18,87 20,37 20,37 - Trở về 15,15 10,2 20,75 20,37 5,56 - Ở lại 35,42 62,25 60,36 60,36 75,18 2. LĐTN có tại nông hộ 49,43 27,55 18,89 19,27 19,26 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Lao động thanh niên di cư tại xã Vĩnh Thủy vào năm 2011 chiếm tỉ lệ 52,5%. Lao động trở về chiếm 5%, do vậy tỉ lệ lao động thanh niên hiện có tại địa phương chiếm 47,5%. Năm 2012, tỉ lệ lao động thanh niên di cư và trở về có chênh lệch không đáng kể khi tỉ lệ lao động thanh niên di cư là 14,89% và 12,77%. Tỉ lệ lao động thanh niên còn lại tại địa phương là 42,54%. Năm 2013, tỉ lệ lao động thanh niên di cư lại tăng lên 20,41%, tuy nhiên tỉ lệ lao động thanh niên trở về lại là 25%. Do vậy, tỉ lệ lao động thanh niên hiện có ở địa phương là 32,14%. Năm 2014, tỉ lệ lao động thanh niên di cư là 23,08% và trở về là 19,23%, tỉ lệ lao động thanh niên hiện có tại địa phương là 34,77%. Năm 2015, tỉ lệ lao động thanh niên hiện có tại địa phương chỉ còn 34,62%; tỉ lệ lao động thanh niên di cư là 25%, trong đó số lao động thanh niên đi làm ăn xa thì có 7,69% lao động thanh niên trở về
Từ năm 2012 đến năm 2015, tỉ lệ lao động thanh niên di cư ở nông hộ tại xã Vĩnh Thủy không nhiều có sự chênh lệch khi tỉ lệ lao động thanh niên di cư hằng năm chiếm từ 14,89% đến 25% trong tổng số thanh niên của nông hộ. Tỉ lệ lao động thanh niên trở về hằng năm là từ 5% đến 25%, tuy tỉ lệ lao động thanh niên di là bỏ việc do lương thấp hay chi phí sinh hoạt cao, kết thúc chương trình đào tạo ở các trường đại học nên di chuyển về địa phương vào những tháng cuối năm hay tháng hè, nhưng sau khi hết Tết Nguyên Đán thì tỉ lệ lao động này sẽ di cư vào lại các thành phố nhằm mục đích tìm kiếm việc. Do vậy tỉ lệ lao động thanh niên hiện có mặt tại ở địa phương khá cao, từ năm 2011 đến năm 2012 trung bình trên 42%. Tuy nhiên đến năm 2013 đến năm 2015 thì tỉ lệ lao động thanh niên có mặt tại địa phương là chỉ còn dưới 34%. Phần lớn là lao động thất nghiệp, hoặc đang đi học, làm nông, làm thuê tại địa bàn xã.
Tại xã Vĩnh Tú, tỉ lệ lao động thanh niên di cư vào năm 2011 chiếm tỉ lệ cao nhất là 54,16%. Tỉ lệ lao động thanh niên trở về chỉ chiếm 15,15%. Do vậy tỉ lệ lao động thanh niên hiện có mặt ở địa phương vào năm 2011 là 49,43%. Từ năm 2012 đến năm 2013, tỉ lệ lao động thanh niên di cư hằng năm trung bình có xu hướng giảm đi khi tỉ lệ lao động thanh niên di cư năm 2012 là 37,04% sau đó giảm xuống 18,87% vào năm 2013. Tỉ lệ lao động thanh niên trở về trong 2 năm này là 10,2% và 20,75%. Năm 2014 và năm 2015 có tỉ lệ thanh niên di cư trung bình hằng năm là 20,37%, trong đó lao động thanh niên trở về chiếm 20,37% năm 2014 và 5,56% năm 2015.
Tỉ lệ lao động thanh niên có mặt tại nông hộ xã Vĩnh Tú năm 2011 là 49,43%, sau đó giảm dần qua các năm. Tỉ lệ lao động thanh niên có mặt tại nông hộ chỉ chiếm từ 18,89 đến 27,55% ở các năm từ 2012 đến 2015. Giống như xã Vĩnh Thủy, phần lớn lao động thanh niên trở về với lí do kết thúc khoảng thời gian học tập tại các trường ĐH, CĐ và có xu hướng tìm kiếm công việc khác. Tỉ lệ lao động hiện có mặt tại địa phương chủ yếu là lao động thanh niên làm công nhân tại cơ sở khai thác khoáng sản titan tại địa bàn, làm nông hay làm thuê tại địa bàn nghiên cứu
Càng ngày, lao động thanh niên càng có xu hướng di chuyển ra khỏi địa phương để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên sự hạn chế về thông tin của công việc mình làm và thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ tay nghề nên lao động thanh niên thường dễ bỏ việc hay không thể thích ứng với công việc mới. Đây là một trong những điểm yếu cần khắc phục cho lao động thanh niên nông thôn để có thể cạnh tranh với các lao động thành thị hay các lao động từ các nước đến.
3.3.5.2. Tình hình nông hộ chịu sự ảnh hưởng khi lao động thanh niên di cư trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Di cư là một chiến lược sống của các hộ gia đình để đối phó với những rủi ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu những rủi ro. Việc các lao động chính và lao động thanh niên di cư có thể tạo ra gánh nặng về
công việc nhà cho người già và trẻ em. Di cư của nữ giới có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc đối với người già và trẻ em vốn là trách nhiệm chính của phụ nữ trong gia đình. Cụ thể, thông qua Bảng 3.20 sau, ta có thể thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng này.
Bảng 3.20. Tình hình nông hộ chịu sự ảnh hưởng khi lao động thanh niên di cư trong
các hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2015
Đơn vị tính: % Nội dung Chỉ tiêu Có LĐTN đã từng di cư Đánh giá về sự di cư
Ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Xã Vĩnh Thủy Nông hộ 88,89 33,33 66,67
Gia trại 33,33 100,0 -
Xã Vĩnh Tú Nông hộ 100,0 40,91 59,09
Gia trại 87,5 42,86 57,14
“Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Tỉ lệ nông hộ không quy mô gia trại tại địa bàn 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú có LĐTN đã từng di cư chiếm tỉ lệ lần lượt là 88,89% và 100%. Trong đó tỉ lệ hộ cho rằng việc LĐTN di cư có ảnh hưởng đến các HĐ SXNN của nông hộ chiếm tỉ lệ 33,33% và 40,91%.
Tỉ lệ hộ có LĐTN di cư ở nông hộ có quy mô gia trại ở xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú là 33,33% và 87,5%. Trong đó tỉ lệ hộ cho rằng LĐTN di cư có ảnh hưởng đến HĐ SXNN của nông hộ chiếm 100% và 42,86%.
Di cư của lao động thanh niên mặc dù đem lại những hiệu quả tích cực trong việc lao động thanh niên gửi tiền khi đi làm ăn xa về để giúp nông hộ cải thiện đời sống vật chất của mình. Tuy nhiên điều này sẽ đem lại gánh nặng về công việc đối với những người ngoài độ tuổi lao động và trẻ em tại nông hộ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc lao động thanh niên tự di cư để tìm kiếm việc làm là hướng giải pháp tốt trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên việc di cư của lao động thanh niên cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng lao động thanh niên di cư ồ ạt.
Do vậy, đối với chính quyền địa phương và các đơn vị phòng ban trực thuộc UBND huyện Vĩnh Linh cần có những biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát và thống kê được tỉ lệ lao động thanh niên di cư để có thể phân phối lại số lượng và tỉ lệ lao động thanh niên hiện đang làm việc tại các cơ sở, nhà máy, hay đơn vị trực thuộc cơ quan Nhà nước một cách hợp lý. Việc làm này nhằm mục đích tạo ra được đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, đầy sức sống và chất lượng.
3.3.5.3. Các ảnh hưởng của lao động thanh niên khi di cư đối với các hoạt động sản xuất của nông hộ nông hộ
Việc lao động thanh niên di cư ngoài tạo ra những ảnh hưởng tích cực khi tăng thu nhập cho nông hộ, giải quyết tình trạng thiếu việc làm của lao động trong cộng đồng tại địa phương. Ngoài những tác động tích cực vừa nêu trên thì việc lao độgn
thanh niên di cư còn có những tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất của nông hộ tại nông hộ. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các hoạt động