Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nôngnghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 80)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nôngnghiệp của

của lao động thanh niên so với lao động chính tại nông hộ nghiên cứu

Tham gia vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, mà LĐTN lại có rất ít kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy mức độ tham gia vào các HĐ SXNN của lao động thanh niên so với lao động chính trong nông hộ rất hạn chế. Thông qua Bảng 3.16 ta có thể thấy rõ hơn về điều đó.

Bảng 3.16. Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên so với lao động chính

tại nông hộ nghiên cứu năm 2015

Đơn vị tính: %

Hoạt động Nội dung

Hoạt động trồng trọt Hoạt động chăn nuôi Lúa Màu Cây lâu năm Thủy sản Gia súc Gia cầm

Vĩnh Thủy 1. Bằng 100% so với LĐ chính 14,29 7,14 100,0 - 27,27 23,53 2. Bằng 70% so với LĐ chính 35,71 14,28 - - 9,1 23,53 3. Bằng 50% so với LĐ chính 21,43 42,86 - 50,0 36,36 29,41 4. Dưới 50% so với LĐ chính 28,57 35,72 - 50,0 27,27 23,53 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Vĩnh 1. Bằng 100% so với LĐ chính 21,43 43,75 37,5 - 38,46 25,0 2. Bằng 70% so với LĐ chính 28,57 18,75 25,0 - 7,69 25,0 3. Bằng 50% so với LĐ chính 28,57 31,25 12,5 50,0 23,08 18,75 4. Dưới 50% so với LĐ chính 21,43 6,25 25,0 50,0 30,77 31,25 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016”

Tại xã Vĩnh Thủy, lao động thanh niên có mức độ tham gia vào hoạt động trồng lúa bằng 100% mức độ tham gia của lao động chính chiếm 14,29%. Mức độ tham gia của lao động thanh niên so với lao động chính được nông hộ đánh giá là bằng 70% chiếm tỉ lệ 35,71%. Tại hoạt động sản xuất màu, mức độ tham gia của lao động thanh niên bằng 50% so với lao động chính chiếm 42,86%, tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng với với lao động chính chiếm 7,14%. Tại hoạt động trồng cây lâu năm, nông hộ đánh giá mức độ tham gia của lao động thanh niên tham gia bằng với mức độ tham gia của lao động là 100%. Tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 50% so với lao động chính chiếm tỉ lệ 50%, và 50% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia tham gia dưới 50% so với lao động chính. Hoạt động chăn nuôi gia súc có tỉ lệ lao động thanh niên tham gia với mức độ tham gia bằng 50% so với lao động chính của nông hộ chiếm 36,36%; 9,1% được đánh giá là mức độ tham gia bằng 70% so với lao động chính; 27,27% được đánh giá là có mức độ tham gia bằng và dưới 50% so với lao động chính của nông hộ. Hoạt động chăn nuôi gia cầm có 29,41% tỉ lệ lao động thanh niên được nông hộ đánh giá là có mức độ tham gia bằng với 50% công việc của lao động chính; các mức độ tham gia do lao động thanh niên bằng, bằng 50% và dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính có tỉ lệ là 23,53%.

Tại xã Vĩnh Tú, lao động thanh niên trong nông hộ có mức độ tham gia bằng 100% với lao động chính trong hoạt động sản xuất lúa chiếm tỉ lệ 21,43%; tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 50% và 70% so với mức độ tham gia của lao động chính chiếm tỉ lệ 28,57%. Ở hoạt động sản xuất màu, tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 100% so với lao động chính chiếm tỉ lệ 43,75% và 6,25% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia dưới 50% so với lao động chính. Hoạt động sản xuất cây lâu năm có tỉ lệ lao động thanh niên tham gia với mức độ bằng với lao động chính là khá cao với tỉ lệ 43,75%; tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia dưới 50% so với lao động chính chỉ chiếm tỉ lệ 25%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tỉ lệ lao động tham gia với mức độ bằng 50% và dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính đều là 50%. Hoạt động chăn nuôi gia súc có tỉ lệ lao động thanh niên tham gia bằng 100% với mức độ tham gia lao động chính là 38,46%; 7,69% tỉ lệ lao động thanh có mức độ tham gia bằng 70% so với lao động chính. 23,08% và 30,77% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 50% và dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính đảm nhận. Tại hoạt động chăn nuôi gia cầm, tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 100% và 70% so với mức độ tham gia của lao động chính đảm nhận là 25%; 31,25% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính.

Lí do khiến tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 100% so với lao động chính trong nông hộ cao là bởi một số nguyên nhân như lao động thanh niên hiện đang thất nghiệp tại địa phương hoặc đang học tập tại 1 số trường THPT, dạy nghề ở

nghiệp ít đòi hỏi về kinh nghiệm sản xuất nên hầu hết lao động thanh niên đều có thể đảm nhận vai trò lao động chính. Tuy nhiên, hiện nay bởi vì 1 số lý do khách quan như kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đang dần thay đổi, sự áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào sản xuất, biến đổi khí hậu nên tình hình thời tiết diễn ra khá phức tạp nên lao động thanh niên cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định khi tham gia vào sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các vùng nông thôn được xem là sinh kế đối với các nông hộ. Và nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với lao động thanh niên khi các hoạt này vừa được xem là hoạt động tạo thu nhập chính, tạo thu nhập phụ hay giúp đỡ nông hộ. Khi thất nghiệp, lao động thanh niên thường trở về nông hộ và thực hiện các hoạt động sản xuất với mục đích tạo ra thu nhập tạm thời trong khoảng thời gian thất nghiệp của bản thân lao đông thanh niên.

3.3.3. Vai trò về việc làm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu

Ở khu vực nông thôn, người ta thường xem lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp là thất nghiệp, đặc biệt đối với lao động thanh niên. Do vậy đối với những thanh niên vừa mới nghỉ việc hay mới tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ trở về địa phương để tìm kiếm công việc khác thì được xem là thất nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian đó, lao động thanh niên thường tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ với mục đích là làm tăng thu nhập của nông hộ và tạo ra được một khoản thu nhập cho bản thân lao động thanh niên. Qua đó làm tăng tỉ lệ lao động thanh niên xem hoạt động sản xuất nghiệp là hoạt động tạo thu nhập chính cho bản thân mình. Điều đó được thể hiện rõ qua Bảng 3.17 sau:

Bảng 3.17. Vai trò về việc làm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với lao động

thanh niên tại nông hộ nghiên cứu năm 2015

Chỉ tiêu

Xã Vĩnh Thủy Xã Vĩnh Tú Nông hộ Gia trại Nông hộ Gia trại 1. Hoạt động tạo thu nhập chính (%) 18,75 16,67 15,38 33,33

1.1Thời gian làm vệc (Giờ/ngày) 3,06 3,0 3,75 7,8 2. Hoạt động tạo thu nhập phụ (%) 8,33 16,67 20,51 - 2.1Thời gian làm việc (Giờ/ngày) 2,25 2,0 3,5 -

3.Giúp đỡ gia đình (%) 8,33 33,33 5,13 6,67

3.1Thời gian làm việc (Giờ/ngày) 1,0 1,0 1,5 1,0

4.Không tham gia (%) 64,59 33,33 58,98 60,0

4.1Thời gian làm việc (Giờ/ngày) - - - -

Hoạt động SXNN được xem là hoạt động tạo thu nhập chính cho lao động thanh niên ở nhóm nông hộ không quy mô gia trại tại địa bàn 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú chỉ chiếm 18,75% và 15,38%, thời gian tham gia vào hoạt động này là trên 3,06 h/ngày. Phần lớn đối tượng lao động thanh niên tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc nhóm hiện đang thất nghiệp hoặc đang trong thời gian chờ đợi việc làm từ sự giới thiệu của gia đình. Thời gian thất nghiệp của nhóm đối tượng LĐTN này thường kéo dài trong vòng 3-5 tháng (Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau).

Hoạt động SXNN được xem là hoạt động tạo thu nhập phụ, góp phần tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng LĐTN có công việc chính là làm thuê như công nhân tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn huyện Vĩnh Linh, thợ xây. Và tại xã Vĩnh Tú hiện có công ty khai thác khoáng sản ti tan đang thu hút và sử dụng lực lượng LĐTN tại địa bàn, do vậy tỉ lệ LĐTN tham gia vào các HĐ SXNN tại địa xã khá cao. Cụ thể, tỉ lệ LĐTN xem HĐ SXNN là hoạt động tạo thu nhập phụ chiếm 20,51% với thời gian tham gia trung bình 3,5h/ngày, trong khi tại xã Vĩnh Thủy chỉ chiếm 8,33% với thời gian tham gia trung bình 2,25h/ngày.

Đối tượng tham gia vào HĐ SXNN với mục đích giúp đỡ gia đình chủ yếu là nhóm đối tượng LĐTN hiện đang theo học văn hóa tại địa bàn huyện. Do vậy tỉ lệ này khá thấp khi chiếm 8,33% và 5,13% tại địa bàn 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú. Trung bình nhóm đối tượng này tham gia 1h/ ngày.

Nhóm đối tượng LĐTN không tham gia vào HĐ SXNN tại nông hộ là nhóm đang đi làm ăn. Do vậy nhóm này chiếm tỉ lệ 64,59% và 58,98%.

Tại xã Vĩnh Tú, tỉ lệ LĐTN của nhóm nông hộ có quy mô gia trại xem HĐ SXNN là hoạt động tạo thu nhập chính là 33,33% với thời gian tham gia trung bình 7,8h/ngày cao hơn rất nhiều so với nhóm này tại xã Vĩnh Thủy là 16,67% với thời gian tham gia là 3h/ngày. Lí do dẫn đến sự khác biệt này là vì tại xã Vĩnh Tú, các chủ gia trại là vợ hoặc chồng đang trong độ tuổi LĐTN cao. Nhóm này lựa chọn HĐ SXNN là hoạt động tạo thu nhập chính thay vì di cư vào các tỉnh thành phía nam lập nghiệp như nhóm ở xã Vĩnh Thủy.

Nhóm lao động thanh niên xem hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động tạo thu nhập phụ ở xã Vĩnh Tú là 0%, trong khi đó tại xã Vĩnh Thủy là 16,67%. Chủ yếu vì đối tượng lao động thanh niên của nhóm nông hộ có quy mô gia trại ở xã Vĩnh Tú thường đang theo học CMKT tại các trường, lớp dạy nghề hay làm việc ở ngoài địa bàn tỉnh. Do vậy, điều này đã dẫn đến sự chênh lệch trên.

Tỉ lệ lao động thanh niên tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích giúp đỡ nông hộ ở nhóm nông hộ có quy mô gia trại tại 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú lần lượt là 33,33% và 6,67%. Hầu hết các đối tượng lao động thanh niên thuộc nhóm này đều đang theo học văn hóa tại địa bàn huyện và tham gia phụ giúp gia đình khi có thời gian rảnh, thời gian tham gia trung bình 1h/ngày.

Tỉ lệ LĐTN không tham gia vào HĐ SXNN tại xã Vĩnh Tú là 60% cao gấp 2 lần so với 33,33% ở xã Vĩnh Thủy. Phần lớn LĐTN tại nhóm nông hộ này đều không phải chịu sự bắt buộc tham gia từ gia đình, do vậy nhóm LĐTN trên được tự do theo học CMKT mà mình yêu thích, sau đó bản thân các nông hộ này sẽ giới thiệu hoặc giúp cho LĐTN tìm kiếm công việc mà mình ưa thích.

Mặc dù các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ đều có những ý nghĩa khác nhau đối với lao động thanh niên nhưng có một điểm chung đó là khi lao động thanh niên thất nghiệp trở về địa phương thì hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động tạo thu nhập cho bản thân lao động thanh niên. Tuy nhiên do đòi hỏi về những kiến thức nhất định trong kĩ thuật nuôi trồng và chăm sóc nên tỉ lệ lao động thanh niên lập nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp tương đối thấp. Thông thường khi không thể tìm kiếm được công việc nào khác thì lao động thanh niên mới trở về địa phương và tham gia sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)