Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở nước ngoà

* Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ dân, trong đó dân số ở khu vực nông thôn chiếm 70%. Hàng năm Trung Quốc có tới 10 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, do vậy yêu cầu về giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này ngày càng trở nên gay gắt. Trước đòi hỏi của thực tế, ngay từ năm 1978 sau khi cải cách mở cửa nên kinh tế, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”. Thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hưng Trần nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động thanh niên. Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19 xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động nông thôn. Nhờ phát triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp, mỗi năm các xí nghiệp này thu hút trên 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp [14].

* Nhật Bản

Ở Nhật Bản, vấn đề cung cầu lao động được giải quyết rất hài hòa. Năm 1995, cứ mỗi một chỗ làm việc trong ngành công nghiệp có 3,6 người xin vào làm nhưng đến năm 2000 thì cứ mỗi một người cần xin việc thì có đến 3 nơi cần tuyển. Do vậy, về cơ bản thì tình trạng thất nghiệp ở một nước có 100 triệu dân thì về cơ bản đã được giải quyết từ những năm 60. Nhật Bản đã duy trì được cơ cấu kinh tế “nhiều tầng”, trong đó tầng trên là công ty lớn, xí nghiệp lớn, các tập đoàn tài chính,...có từ 300 đến 1.000 công nhân. Còn tầng dưới 300 công nhân, thậm chí là 10 công nhân có tính chất như gia đình. Như vậy, Nhật Bản đã giải quyết mâu thuẫn bằng lao động ít vốn mà mọi người dân đều có việc làm. Trong đó, nhà nước là người ra chính sách và tổ chức thực hiện. Hơn nữa Nhật Bản còn chú trọng đến các chính sách, chương trình hỗ trợ nông thôn như chương trình tưới tiêu, cung cấp tín dụng, trợ giá nông nghiệp, đưa giáo dục nông học vào các trường phổ thông, thành lập các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụng thử nghiệm phục vụ nông dân. Những chương trình này đã giải quyết được việc làm tại chỗ cho phần lớn lao động và thanh niên tại các vùng nông thôn. Đặc biệt nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là duy trì tỷ lệ người thất nghiệp thấp bằng cách mở rộng, khuyến khích các dịch vụ nông nghiệp, bán lẻ và phân phối các lĩnh vực khiến nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân [14].

* Đài Loan

Các cơ sở công nghiệp nông thôn thu hút số lượng lớn lao động nông thôn từ 78 nghìn lao động năm 1930 lên 248 nghìn lao động năm 1966. Đầu những năm 1950, do đất đai bị hạn chế công với số lượng lớn dân cư chảy từ Trung Quốc sang, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp lớn ở nông thôn. Nhưng nhờ công nghiệp nông thôn phi tập trung phát triển đã đạt được một số thành tựu nhất định, lao động nông nghiệp chiếm 40% ở năm 1950 giảm xuống 16,2% vào năm 1989. Và chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Việc tăng trưởng công nghiệp tập trung đã làm giảm nhẹ sức ép đối với đất nông nghiệp mà không cần phải chuyển gánh nặng đó cho khu vực thành thị. Từ thực tế đó, Đài Loan đã rút ra một số bài học về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH-HĐH [14].

Nông nghiệp được ưu tiên phát triển để làm cơ sở phát triển công nghiệp nông thôn, mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản. Lao động dư thừa trong nông nghiệp được chuyển sang các ngành nghề công nghiệp nhẹ nông thôn. Sau khi thực hiện một số chính sách như: Giảm lãi suất tín dụng nông nghiệp; Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho nông nghiệp; Tăng cường công tác nghiên cứu, thị nghiệm phục vụ sản xuất đã làm giảm đi tỉ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn đáng kể. Năm 1971, quy mô trung bình một doanh nghiệp là dưới 15 lao động. Với công nghiệp nông thôn phát triển theo hướng phân tán, phi tập trung nhưng có liên kết với nhau và liên kết với nhưng công ty lớn ở đô thị. Công nghiệp nông thôn ở Đài Loan chủ yếu là công nghiệp truyền thống, thu hút phần lớn lao động dư thừa từ sản xuất nông nghiệp [14].

* Bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn Việt Nam

Từ kinh nghiệm đã được áp dụng tại một số nước kể trên, ta có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc giải quyết việc làm cho lao động và thanh niên nông thôn như:

- Thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp tại một số vùng nông thôn trên cả nước.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn liền với sản phẩm nông nghiệp tại vùng đó.

- Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo kĩ thuật cho lao động thanh niên. - Thực hiện các chính sách về hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho lao động nông nghiệp.

25

- Tăng cường đầu tư, nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó thu hút lực lượng lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp.

1.2.3. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở Việt Nam

* Trong cả nước.

Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Ngày 31/08/2012, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về “Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015”, với nội dung hướng đến vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động, lao động thanh niên nông thôn [34]. Kết quả thực hiện của chương trình đến nay có một số thành tựu sau:.

- Tư vấn việc làm cho lao động thanh niên

Theo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2015), từ năm 2008 đến 2015, đã có gần 6,4 triệu lượt thanh niên được tư vấn, truyền thông về nghề nghiệp, việc làm. Với sự quan tâm đầu tư đúng mức đối với các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm đối với thanh niên. Đoàn thanh niên các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành lao động tổ chức tốt các hoạt động truyền thông tuyên truyền về chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tới thanh niên và xã hội thông qua việc tổ chức nhiều nội dung, hoạt động cụ thể, như: Ngày hội việc làm, Ngày hội tư vấn vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, các sàn giao dịch việc làm [19].

- Vay vốn sản xuất và học tập

Tính đến cuối năm 2015, tổng dư nợ Đoàn Thanh niên quản lý gần 15.000 tỷ đồng với 23.259 Tổ tiết kiệm và vay vốn và 779.038 hộ vay. Như vậy, nguồn vốn cho vay ủy thác qua Đoàn Thanh niên trung bình mỗi năm tăng từ 1.500 đến gần 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chương trình tín dụng HSSV mang ý nghĩa nhân văn rất cao. Đến nay, đã có trên 125 nghìn HSSV là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn qua hoạt động ủy thác của Đoàn Thanh niên [11].

Theo Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn (2015), trong 3 năm: năm 2012 tổng mức cho vay là hơn 63 tỷ đồng, trong hạn cho vay là gần 49 tỷ đồng/1.122 dự án giúp 2.635 lao động được thụ hưởng; cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh 299 dự án thu hút 1.913 lao động và cho vay theo hộ phụ thuộc vào các tổ tiết kiệm và vay vốn là 823 hộ. Năm 2013 có tổng mức cho vay là hơn 66 tỷ đồng với trong hạn cho vay là gần 47 tỷ đồng/917 dự án giúp 2.313 lao động được thụ hưởng (cho vay cơ sở

Năm 2014, Trung ương Đoàn được bổ sung nguồn vốn mới là 3 tỷ đồng và được phân bổ cho 17 tỉnh, thành Đoàn, như: Vĩnh Phúc, Điện Biên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Tĩnh, An Giang … Tính đến ngày 31/12/2014, tổng mức cho vay vốn giải quyết việc cho thanh niên là hơn 69 tỷ đồng, trong đó vốn trong hạn cho vay là hơn 60 tỷ đồng/897 dự án và đã có 2.923 lao động được thủ hưởng (cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh 344 dự án và cho vay theo nhóm hộ là 553 dự án) [2].

- Xuất khẩu lao động

Trong những năm gần đây, xu hướng đi xuất khẩu lao động sang một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…đã tạo ra một hướng việc làm mới cho lao động thanh niên, đặc biệt là thanh niên ở những nông thôn. Cùng với Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, các UBND xã đã phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức cho lao động thanh niên vay vốn đi xuất khẩu lao động [39].

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước (2016), Tính đến ngày 18/12 đã có 3.126 lao động mới và 227 lao động hoàn thành hợp đồng lao động về nước đúng hạn, đạt yêu cầu thi tiếng Hàn trên máy tính được các doanh nghiệp mới lựa chọn; tiếp nhận và hướng dẫn hơn 1.000 lao động mẫu mực về nước đến khai báo và hoàn thiện hồ sơ, đến nay đã có 736 người quay trở lại Hàn Quốc làm việc. Cùng với đó, bằng nhiều biện pháp phối hợp tuyên truyền cả ở trong nước và tại nước bạn, tính đến ngày 15/12, Trung tâm đã tổ chức cho 4.815 lao động xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc [39].

Chương trình đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, Trung tâm đã phối hợp với Văn phòng IM Japan tại Việt Nam tổ chức 13 đợt tuyển chọn cho 1.141 ứng viên để lựa chọn 787 người và trong năm đã đưa được 785 thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật. Thực hiện quyết định của Bộ LĐ-TB&XH giao về việc tuyển chọn, đào tạo và đưa lao động sang học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng và chăm sóc người già tại Cộng hòa Liên bang Đức, Trung tâm đã phối hợp tổ chức tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển, kết quả đã có 114 ứng viên trúng tuyển và đang tham gia khóa đào tạo tiếng Đức trong thời gian 12 tháng tại Việt Nam [39].

- Đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn.

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [35]. Qua 3 năm đầu thực hiện đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1.088.393 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án, đạt 77,7% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch 11 năm. Tỉ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn đạt 78,9%. Tại 58 địa phương, số lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn đạt 70% trở lên. Trong 3 năm, đã đào tạo bồi dưỡng hơn 203.593 lượt cán bộ, công chức xã, đạt 67,8% kế hoạch và bằng 18,5% kế hoạch 11 năm thực hiện Đề án. Tổng kinh phí đã sử dụng cho hỗ trợ dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề và đào tạo bồi dưỡng

27

cán bộ công chức xã là 4.778.413 tỷ đồng, bằng 18,4% tổng kinh phí thực hiện Đề án trong 11 năm [39].

* Tại tỉnh Quảng Trị.

Vấn đề về việc làm cho lực lượng thanh niên và thanh niên nông thôn trên địa bản tỉnh Quảng Trị được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Do vậy, trong thời gian Đoàn thanh niên đã cùng các cấp, các ngành hỗ trợ thanh niên nông thôn trong các hoạt động như chuyển giao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh; phối hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trẻ. Kết quả về giải quyết việc làm cho thanh niên tại địa tỉnh Quảng Trị [32].

Với những nỗ lực vượt bậc, mỗi năm các cấp bộ đoàn đã tạo điều kiện cho 700 thanh niên tìm được việc làm trong và ngoài nước, trên 5.000 bạn trẻ được định hướng nghề nghiệp, hơn 300 thanh niên và hộ gia đình thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Trong 5 năm qua (2007 -2012) các cấp bộ đoàn, hội liên hiệp thanh niên đã tổ chức hơn 150 buổi tư vấn nâng cao kiến thức, kỷ năng tay nghề, hơn 22.500 đoàn viên thanh niên tham gia các buổi tư vấn lựa chọn nghề nghiệp [26]

Thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi đã giải quyết việc làm mới cho 3.500 thanh niên. 100% thanh niên xuất ngũ được đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều gương điển hình tiên tiến tiếp tục được nhân rộng. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.000 trang trại mô hình sản xuất thanh niên tại gia, vùng cát, vùng gò đồi có quy mô từ 1 – 15 ha, có thu nhập từ 30 – 100 triệu đồng/năm. Chính điều này đã từng bước hình thành lớp thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình. Chính họ là lực lượng tiên phong trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của quê hương để phát triển kinh tế góp phần không nhỏ giải quyết việc làm ở địa phương [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)