Thông tin chung về nông hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Thông tin chung về nông hộ nghiên cứu

3.1.3.1. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp của nông hộ nghiên cứu

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ thường có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định di cư để tìm kiếm việc làm, đi học hay tham gia vào hoạt động kinh tế của lực lượng lao động thanh niên nông thôn. Sau khi tiến hành nghiên cứu về tình hình sản xuất của nông hộ, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay nông hộ đang có xu hướng mở rộng các hoạt động về chăn nuôi như hoạt động chăn nuôi bò, heo thịt và heo nái, gà. Tại hoạt động trồng trọt thì nông hộ có xu hướng giảm hoạt động trồng lúa, ngô. Tăng quy mô diện tích sản xuất cây lâm nghiệp như tràm, cao su,…Kết quả được thể hiện qua Bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6. Quy mô về hoạt động sản xuất nông nghiệp phân theo nhóm hộ nghiên cứu tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015 Xã Hoạt động Đơn vị tính Xã Vĩnh Thủy (N=30) Xã Vĩnh Tú (N=30) Nông hộ Gia trại Nông hộ Gia trại

1. Loại hình sản xuất % 90.0 10,0 73,33 26,67 1.1 Trồng trọt trong nông hộ/gia trại Lúa Ha/năm 0,87 1,67 0,39 0,35 Màu 0,05 0,7 0,54 0,7

Cây lâu năm 0,11 - 2,78 4,3

Thủy sản 0,01 0,5 0,02 0,03 Tổng 1,04 2,87 3,73 5,38 1.2 Chăn nuôi trong nông hộ/gia trại Gia súc Con/năm 13,17 132,67 6,32 85,0 Gia cầm 298,14 223,33 127,27 1157,5 Tổng 311,31 356,0 133,59 1242,5 “Nguồn: Phỏng vấn hộ 2016”. Thông qua Bảng 3.6 trên, ta thấy được sự khác nhau về tỉ lệ nông hộ và gia trại cũng như sự khác biệt về quy mô sản xuất tại 2 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Tú. Cụ thể:

Tỉ lệ nông hộ tại xã Vĩnh Thủy chiếm 90%, trong đó hoạt động trồng trọt có tổng diện tích đất quy mô sản xuất 1,04ha/năm. Hoạt động trồng lúa chiếm tới 83,65% với 0,87ha/năm, trung bình đạt 0,43ha/hộ/vụ/năm. Hoạt động trồng màu có quy mô 0,05ha/năm. Chủ yếu là trồng các loại rau màu tiêu dùng hàng ngày như rau cải, rau khoai và các loại cây ngắn ngày khác như ngô, sắn. Hoạt động trồng cây lâm nghiệp lâu năm đạt trung bình 0,11ha/hộ/năm, chủ yếu là trồng cay cao su. Hoạt động nuôi trồng thủy sản với quy mô 0,01ha/vụ/năm. Quy mô về chăn nuôi đạt 311,31 con/năm, trong đó hoạt động chăn nuôi gia cầm chiếm 95,77% với quy mô nuôi trung bình đạt 298,14 con/năm, chủ yếu là gà. Hoạt động chăn nuôi gia súc có quy mô 13,17 con/năm, chủ yếu là heo thịt, trâu, bò.

Tỉ lệ gia trại tại xã Vĩnh Thủy chiếm 10% với tổng diện tích đất sản xuất là 2,87ha/năm, gấp 2,76 lần so với diện tích đất trồng trọt của nông hộ tại địa bàn. Trong đó hoạt động sản xuất lúa chiếm 1,67ha/năm, sản xuất màu là 0,7ha/năm, không có đất sản xuất cây lâm nghiệp. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có quy mô sản xuất là 0,5ha/năm. Quy mô về chăn nuôi đạt 356 con/năm, tuy nhiên hoạt động chăn nuôi gia súc có quy mô lên đến 132,67 con/năm. Hoạt động chăn nuôi gia cầm với quy mô 223,33 con/năm, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của gia trại.

45

Tại xã Vĩnh Tú, tỉ lệ nông hộ chiếm 73,33%. Tổng quy mô trồng trọt đạt 3,73ha/năm, gấp 3,59 lần so với quy mô trồng trọt của nông hộ tại xã Vĩnh Thủy. Trong đó hoạt động trồng cây lâm nghiệp lâu năm như cao su, tràm chiếm 74,53% tổng diện tích đất trồng trọt, với quy mô trồng trung bình đạt 2,78ha/năm. Quy mô sản xuất lúa chỉ đạt 0,39ha/năm, thấp hơn so với quy mô sản xuất màu là 0,54ha/năm. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có quy mô 0,02ha/năm. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô nuôi trung bình 133,59 con/năm, trong đó chăn nuôi gia súc chiếm 6,32 con/năm và gia cầm là 127,27 con/năm.

Tỉ lệ gia trại tại Vĩnh Tú chiếm 26,67%, nhiều hơn gấp 2,7 lần so với tỉ lệ gia trại tại xã Vĩnh Thủy. Nhóm gia trại này có quy mô về hoạt động trồng trọt lớn nhất với tổng quy mô diện tích đất trồng trọt đạt 5,38ha/năm. Hoạt động trồng cây lâm nghiệp là hoạt động có quy mô đất sản xuất lớn nhất với quy mô 5,38ha/năm. Hoạt động trồng màu có quy mô sản xuất là 0,7ha/năm. Hoạt động sản xuất lúa chỉ có quy mô 0,35ha/năm. Quy mô về hoạt động nuôi trồng thủy sản là 0,03ha/năm. Tổng quy mô về hoạt động chăn nuôi là 1242,5con/năm. Trong đó chăn nuôi gia cầm có quy mô 1157,5con/năm và gia súc có quy mô nuôi đạt 85con/năm.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên chính là diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất lúa và đất trồng màu ở mỗi xã là khác nhau. Trong đó, đất sản xuất lúa tại xã Vĩnh Thủy chiếm phần lớn, và ngược lại ở xã Vĩnh Tú thì diện tích đất trồng màu, lâm nghiệp là chủ yếu.

Sự khác nhau về quy mô chăn nuôi giữa gia trại 2 xã là bởi vì tại xã Vĩnh Thủy, gia trại được xét về tiêu chí chăn nuôi gia súc là chủ yếu, ở đây là hoạt động nuôi heo. Còn gia trại ở xã Vĩnh Tú thì có cả gia trại được xét về tiêu chí chăn nuôi gia cầm và gia trại được xét theo tiêu chí chăn nuôi gia súc. Từ những lí do nêu trên, đã gây ra sự khác nhau về tỉ lệ nông hộ và gia trại, cũng như sự khác nhau về quy mô các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

3.1.3.2. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ

Các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản được đưa vào ứng dụng sản xuất chưa nhiều. Ngoài ra tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, ruộng đất bị xé lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, gây phức tạp cho quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh. Do vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thu nhập của nông hộ với mục đích tìm hiểu các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay của nông hộ như thế nào; thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn hay không trong tổng thu nhập hàng năm của nông hộ; các loại thu nhập khác của nông hộ ra sao. Qua đó làm rõ được vấn đề vì sao lao động thanh niên lại không tham gia vào sản xuất nông nghiệp của nông hộ, mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế

Bảng 3.7. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp phân theo nhóm hộ tại xã

Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng/hộ/năm

Xã Hoạt động Xã Vĩnh Thủy (N=30) Xã Vĩnh Tú (N=30)

Nông hộ Gia trại Nông hộ Gia trại

1. Nông nghiệp 32,33 152,76 66,64 208,52

1.1 Trồng trọt

Tổng thu 10,28 16,73 45,3 63,73

Lúa 6,93 13,33 3,16 2,8

Màu 2,79 3,4 13,0 17,24

Cây lâu năm 0,56 - 29,14 43,69

1.2 Chăn nuôi Tổng thu 22,05 136,03 21,34 144,79 Thủy sản 0,67 40 2,0 2,75 Gia súc 11,72 90,33 15,52 107,32 Gia cầm 9,66 5,7 3,82 34,72 2. Phi nông nghiệp Tổng thu 74,49 104 102,06 42,25 Cán bộ hưu trí - 48 - - Công nhân 31,78 32,0 35,73 15,75 Khác 43,71 24,0 66,33 26,5 Tổng thu nhập 106,82 256,76 168,7 250,77 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Nhìn vào Bảng 3.7 trên, ta có thể thấy rõ được thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ tổng thu nhập ở nông hộ. Cụ thể:

Nhóm nông hộ tại xã Vĩnh Thủy có tổng thu nhập 106,82tr.đồng/năm với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là 32,33tr.đồng/hộ/năm, chiếm 30,26% trong tổng thu nhập của nông hộ. Hoạt động trồng trọt đem lại thu nhập 10,28tr.đồng/năm, chiếm 9,62%, trong đó hoạt động các hoạt động sản xuất lúa đem lại thu nhập là 6,93tr.đồng/hộ/năm; 2,79tr.đồng/hộ/năm từ thu nhập màu; 0,56tr.đồng/hộ/năm ở hoạt động trồng cây lâm nghiệp. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi là 22,05tr.đồng/hộ/năm, chiếm 20,64% trong tổng thu nhập của nông hộ, thu nhập từ hoạt động chăn nuôi gia súc đạt 11,72tr.đồng/hộ/năm, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm đạt 9,66tr.đồng/hộ/năm.

Các hoạt động phi nông nghiệp đem lại thu nhập 74,49tr.đồng/hộ/năm, chiếm 69,73%, trong đó hoạt động từ lao động là công nhân đem lại thu nhập 31,78tr.đồng/hộ/năm, các hoạt động khác như như làm thuê hay kinh doanh, buôn bán của các lao động trong nông hộ thu lại trung bình 43,71tr.đồng/hộ/năm, chiếm 40,92% trong tổng thu nhập/năm của nông hộ.

47

39,5% trong tổng thu nhập của nông hộ với tổng thu nhập từ các hoạt động này là 66,64tr.đồng/hộ/năm. Thu nhập từ hoạt động trồng trọt đem lại thu nhập/hộ/năm là 45,3tr.đồng/hộ/năm, chiếm 26,85% trong tổng thu nhập của hộ. Các hoạt động từ trồng màu đem lại thu nhập trung bình/hộ/năm là 13tr.đồng; thu nhập từ hoạt động trồng cây lâu năm đem lại cho nông hộ 29,14tr.đồng/hộ/năm. Hoạt động chăn nuôi đem lại thu nhập trung bình 21,34tr.đồng/hộ/năm, chiếm 12,65% trong tổng thu nhập của nông hộ. Trong đó chăn nuôi gia súc đem lại 15,52tr.đồng/hộ/năm và chăn nuôi gia cầm đem lại thu nhập 5,7tr.đồng/hộ/năm.

Thu nhập từ các hoạt động khác ngoài nông nghiệp chiếm 60,49% trong tổng thu nhập của hộ khi mức thu nhập này là 102,06tr.đồng/hộ/năm. Trong đó thu nhập từ công nhân chiếm 21,2% với 35,73tr.đồng/hộ/năm; Các hoạt động như làm thuê đem lại mức thu nhập 40,74tr.đồng/hộ/năm.

Gia trại thuộc địa bàn xã Vĩnh Thủy có tổng thu nhập/gia trại/năm cao nhất so với 3 nhóm còn lại với thu nhập trung bình là 256,76tr.đồng/năm. Trong đó, các hoạt động trồng trọt chỉ đóng góp 6,51% với 16,73tr.đồng/năm trong tổng thu nhập của gia trại. Hoạt động sản xuất lúa đem lại 13,33tr.đồng/gia trại/năm, chiếm tỉ lệ 5,19%; Hoạt động sản xuất màu chiếm 1,32% với thu nhập 3,4tr.đồng/gia trại/năm, tuy nhiên hoạt động trồng màu phục vụ chủ yếu cho hoạt động chăn nuôi của gia trại. Các gia trại này được xét theo tiêu chí gia trại chăn nuôi gia súc, do vậy thu nhập từ hoạt động chăn nuôi chiếm 52,98% tổng thu nhập của gia trại. Hoạt động chăn nuôi gia súc đem lại thu nhập 90,33tr.đồng/năm, chiếm 35,18% tổng thu nhập của hộ. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập 40tr.đồng/gia trại/năm, chiếm 15,58% tổng thu nhập. Thu nhập khác của hộ là 104tr.đồng/hộ/năm, chiếm 40,5% tổng thu nhập của hộ, trong đó nhóm cán bộ về hưu là cán bộ lực lượng vũ trang cấp bậc đại tá đem lại thu nhập trung bình 48tr.đồng/năm, thu nhập từ công nhân và khác là 32 và 24tr.đồng/gia trại/năm.

Gia trại tại xã Vĩnh Tú có tổng thu nhập/hộ/năm đạt 250,77tr.đồng/năm. Trong đó thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là 208,52tr.đồng/hộ/năm chiếm 83,15%, với thu nhập từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỉ lệ 25,41% và 57,41%. Hoạt động sản xuất lúa đem lại thu nhập 2,8tr.đồng/năm; Thu nhập từ hoạt động sản xuất màu là 17,24tr.đồng/năm chiếm 6,87% trong tổng thu nhập của gia trại. Hoạt động trồng cây lâu năm như tiêu, cao su và tràm đem lại thu nhập 43,69tr.đồng/hộ/năm, chiếm 17,42% trong tổng thu của hộ. Hoạt động chăn nuôi đem lại mức thu nhập là 144,79 tr.đồng/hộ/năm, chiếm tỉ lệ 57,73% trong tổng thu nhập của gia trại. Trong đó thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chiếm tỉ lệ lần lượt là 42,8%; 13,84% và 1,09%.

Thu nhập khác ngoài lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 16,85% trong tổng thu nhập của gia trại với thu nhập trung bình 42,25tr.đồng/gia trại/năm. Trong đó các hoạt động như công nhân đem lại thu nhập trung bình 15,75tr.đồng/gia trại/năm, chiếm

Qua đó, ta thấy được các hoạt động các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động trồng trọt hiện nay ở tại địa bàn nghiên cứu đem lại thu nhập rất thấp cho nông hộ. Hoạt động chăn nuôi đem lại thu nhập cao các nông hộ tham gia, tuy nhiên hoạt động này lại đòi hỏi rất ít lao động tham gia, thường chỉ từ 1-2 lao động tham gia thường xuyên nên lao động trong nông hộ có xu hướng di chuyển ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp để tìm kiếm việc làm. Do vậy, thu nhập từ các việc làm khác ở lĩnh vực phi nông nghiệp của chiếm tỉ lệ khá cao là trên 60% đối với nông hộ và trên 16% ở gia trại. Mặc dù có sự giảm đi về tỉ lệ hộ và lao động tham gia trong các hoạt động nhưng nông nghiệp vẫn đóng một vai trò không thể thay thế tại các vùng nông thôn.

3.1.3.3. Cơ cấu lao động, nhân khẩu của nhóm nông hộ nghiên cứu.

Các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu không có sự khác biệt trong cơ cấu về nhân khẩu, lao động. Điều này được thể hiện rõ qua Bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8. Cơ cấu lao động và lao động thanh niên phân theo nhóm nông hộ nghiên

cứu tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015

Xã Chỉ tiêu Xã Vĩnh Thủy (N=30) Xã Vĩnh Tú (N=30) Gia trại Nông hộ Gia trại Nông hộ 1. Nhẩn khẩu (Người/hộ) 4,7 4,1 4,3 4,2 2. Trong độ tuổi lao động (Người/hộ) 2.1 LĐ/hộ 3,3 3,5 3,5 3,3 2.2 Trong độ tuổi TN 15-18 1,0 0,3 0,2 0,2 19-23 - 0,8 1,0 0,9 24-30 1,0 0,5 0,7 0,6 2.3 Ngoài độ tuổi TN 31-45 0,7 0,9 1,0 0,6 46-60 0,6 0,9 0,6 1,0

3. Ngoài độ tuổi LĐ (Người/hộ) 0,6 0,1 0,2 0,5 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Nhìn vào Bảng 3.8, ta có thấy rằng tỉ lệ hộ tham gia vào hoạt động sản xuất phân theo quy mô gia trại tại xã Vĩnh có 3 hộ chiếm 10%, còn tỉ lệ hộ có quy mô là gia trại tại xã Vĩnh Tú chiếm 26,67% với 8 hộ. Điều dẫn đến sự khác biệt đó chủ yếu là do diện tích đất trung bình của các nông hộ sở hữu. Điều này đã được nhắc đến ở phần điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, nông nghiệp đang dần mất đi sức hút đối với các nông hộ cũng là một nguyên nhân nhân dẫn đến tình trạng trên.

Gia trại ở xã Vĩnh Thủy có nhân khẩu trung bình là 4,7người/hộ và 4,1 người/hộ ở nông hộ. Tại xã Vĩnh Tú thì không có chênh lệch lớn ở giữa gia trại và nông hộ, trung bình mỗi hộ có 4,3 và 4,2 người/hộ.

49

Tổng số LĐ trong độ tuổi trung bình ở gia trại và nông hộ tại xã Vĩnh Thủy là 3,3 và 3,5 người/ hộ và ở xã Vĩnh Tú là 3,5 và 3,3 người/hộ. Tỉ lệ LĐ trong độ tuổi chênh lệch với số nhân khẩu trung bình là 1,1 đến 1,4 người/hộ, điều này cho thấy rằng ở mỗi hộ đều có ít nhất 1 người chưa tới độ tuổi LĐ hoặc đã qua độ tuổi LĐ.

LĐ trong độ tuổi 15-18; 24-30 trung bình ở hộ theo quy mô gia trại tại xã Vĩnh Thủy là 1người/hộ, ngoài ra ở những hộ này có tỉ lệ LĐ ở độ tuổi 31-45 và 46-60 là 0,7 và 0,6 người/hộ. Điều này cho ta thấy rằng phần lớn làm chủ các nông hộ theo quy mô gia trại tại xã Vĩnh Thủy chủ yếu là người trong độ LĐ.

Ở các hộ theo quy mô ở xã Vĩnh Tú thì tỉ lệ này lần lượt là 0,2; 0,7 LĐ trong độ tuổi 15-18; 24-30 và 1; 0,6 LĐ ở độ tuổi 31-45; 46-60. Sự khác biệt chủ yếu ở gia trại tại 2 xã này là số LĐTN trong độ tuổi 19-23, khi tại xã Vĩnh Thủy thì tỉ lệ này là 0 còn ở xã Vĩnh Tú là 1.

Tại các nông hộ ở 2 xã trên không có sự chênh lệch nào lớn. Trung bình mỗi hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)