3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.5.1. Phân tích SWOT về việc làm cho lao động thanh niên trong nông hộ tại huyện
huyện Vĩnh Linh
LĐ và LĐTN nông thôn tại huyện Vĩnh Linh chiếm tỉ lệ lớn trong lực lượng lao động toàn huyện. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động thiếu việc làm và thất nghiệp đang còn khá cao. Để giải quyết được vấn đề việc làm thì UBND huyện cùng với chính quyền các địa phương đã có một số giải pháp như: Dạy nghề; Cho TN vay vốn vốn lập nghiệp; Phối hợp với một số doanh nghiệp tại địa bàn để giải quyết lao động tại chỗ;…song vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả. Với một số điểm mạnh và điểm yếu thì lực lượng này đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập cho cá nhân.
3.5.1.1. Điểm mạnh của lao động thanh niên
- Độ tuổi thanh niên (Từ 15-29 tuổi) trẻ, khỏe.
Đây là nhóm lực lượng LĐ sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới. Ý thức lập nghiệp của nhóm LĐTN này cũng cao hơn, tinh thần xung phong, tình nguyện, ý thức chia sẻ, tinh thần tương thân, tương ái đã được khơi dậy với một chất lượng mới, LĐTN nông thôn đã và đang chủ động, tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Dễ thích nghi với môi trường làm việc mới và thử thách mới.
LĐTN nói chung và LĐTN nông thôn nói riêng đều là nhóm LLLĐ sẵn sang làm việc trong các môi trường khác nhau để có thu nhập, đặc biệt là những môi trường mới lạ có nhiều thách thức. Với mong muốn khẳng định được vị thế và vai trò của bản thân, nhiều LĐTN nông thôn sẵn sàng xung phong tham gia kinh doanh và lập nghiệp trong những lĩnh vực mới. Đây là một điều rất đáng khích lệ, tuy nhiên phần lớn nhóm thanh niên này đều chưa trang bị đầy đủ kiến thức khi tham gia vào các hoạt động kinh tế kể trên.
3.5.1.2. Điểm yếu của lao động thanh niên
- Trình độ về CMKT, tay nghề còn thấp.
LĐTN là lực lượng lao động trẻ, dồi dào chiếm đến 22,25% tổng dân số của toàn huyện Vĩnh Linh, phần lớn LĐTN này là LĐTN nông thôn. Tỉ lệ LĐTN đã qua đào tạo, có tay nghề chiếm tỉ lệ thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ LĐTN phổ thông và LĐTN chưa qua đào tạo. Ngoài ra, LĐTN nông thôn tại huyện Vĩnh Linh có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nhìn chung còn thấp. Đây là một điểm hạn chế ảnh hưởng đến việc tìm kiếm và cạnh tranh việc làm đối với LL LĐTN thành thị.
- Hạn chế trong việc định hướng nghề nghiệp
Việc nhận thức về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp của lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu còn khá nhiều lệch lạc, việc làm và thu nhập thấp vẫn đang là những vấn đề bức xúc trong thanh niên. Ngay từ lúc còn đang ngồi trên ghế nhà trường, LĐTN chưa ý thức và nhận rõ ra được tiềm năng và mong muốn của bản thân. Do vậy việc lựa chọn tiếp tục học tập hay bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh tế còn khá nhiều bị động. Nhiều thanh niên sau khi ra trường vẫn còn loay hoay chưa biết mình sẽ làm công việc gì và làm ở đâu, nhưng nhất định không muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Ý thức, sự đam mê với công việc mình làm.
“Ngồi mát ăn bát vàng”, đây là một “căn bệnh” chung đối với LL LĐTN nông thôn trên cả nước nói chung hiện nay. Phần lớn LL LĐTN nông thôn thường mong muốn được làm việc theo sở thích của bản thân, tìm kiếm những công việc nhẹ nhàng nhưng lại muốn có thu nhập ổn định và mức lương cao. Do vậy, tình trạng “nhảy việc” thường xảy ra rất nhiều ở nhóm LĐTN.
Tỉ lệ LĐTN nông thôn là LĐ chính trong nông hộ song vẫn phụ thuộc và gia đình chiếm tỉ lệ khá cao. Vấn đề về ý thức tự lập, tự tìm kiếm việc làm vẫn còn nhiều hạn chế khi tỉ lệ LĐTN này thường đi làm theo sự giới thiệu công việc từ nông hộ hay họ hàng.
- Hạn chế về sức khỏe
Sức khoẻ và thể chất của LĐTN nông thôn mặc dù có cao hơn so LĐTN thành thị, tuy nhiên khi việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và trong khu vực thì việc cạnh tranh với LĐ từ các nước trong khu vực là điều tất yếu. Do vậy nếu so sánh với LLLĐ này thì sức khỏe của LĐTN nông thôn còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới rất nhiều, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ trong LĐTN nông thôn thiếu ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn.
3.5.1.3. Cơ hội về việc làm cho lao động thanh niên
Với việc khai thác tiềm năng về du lịch hiệu quả như bãi tắm Cửa Tùng; địa đạo Vĩnh Mốc; di tích đôi bờ Hiền Lương sẽ giải quyết được việc làm cho một lượng lao động thanh niên tại huyện thông qua việc đào tạo, dạy nghề.
Hướng đến mục tiêu “Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn”, hiện nay UBND huyện đã kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn đào tạo và sử dụng lực lượng lao động thanh niên tại chỗ.
sẽ tạo ra việc làm cho một lượng lớn LLLĐ và LĐTN trên địa bản huyện. Tuy nhiên, cần sớm đưa vào xây dựng.
Tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, hiện đang có khu công nghiệp Quán Ngang sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay thì KCN này cũng đang trong giai đoạn mở rộng. Do vậy việc sử dụng lao động còn rất hạn chế.
Điều kiện kinh tế- xã hội phát triển, các cơ sở kinh doanh sẽ mở rộng về quy mô nên vấn đề về lao động cũng cần phải mở rộng. Tuy nhiên LĐTN cần phải có những kênh thông tin kịp thời và chính xác để có tìm kiếm được công việc phù hợp với khả năng của bản thân.
Nông nghiệp đang có những chính sách ưu đãi đối với LĐTN, đặc biệt là chương trình “Thanh niên nông thôn quyết chí làm giàu” đã và đang đưa lại những hiệu quả tích cực. Với việc cho LĐTN vay vốn lập nghiệp, các tổ chức, CLB thanh niên hiện còn quá ít và chương trình hoạt động còn hạn chế. Do vậy cần có phải tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa cho LĐTN.
Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội về việc làm cho LĐTN và LĐTN nông thôn tại các khu CN, doanh nghiệp trên khắp cả nước. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh về công việc hiệu quả, LĐTN nông thôn cần phải có những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể cạnh tranh với các LĐ khác trong khu vực.
Hoạt động cho vay vốn đi LĐ đi XKLĐ sang các nước trong khu vực đang được chính quyền địa phương, UBND huyện và các ngân hàng tại địa bàn hỗ trợ hết sức tích cực. Hoạt động này đã thu hút và giải quyết được vấn đề việc làm cho một tỉ lệ LĐTN nông thôn.
3.5.1.4. Thách thức về việc làm cho lao động thanh niên nông thôn tại huyện Vĩnh Linh
Công việc yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm của LĐTN nông thôn. Vấn đề hiện nay, tỉ lệ LĐTN nông thôn có tay nghề đã qua đào tạo còn ít hơn so với lao động chưa qua đào tạo nghề điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của thanh niên sau này. Số lao động thanh niên thất nghiệp chưa qua đào tạo còn khá cao ảnh hưởng tới bản thân lao động thanh niên và xã hội. Thất nghiệp là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng các tệ nạn xã hội. Vì vậy, cần phải có những chính sách đào tạo việc làm, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho thanh niên mạnh dạn đứng ra lập nghiệp, nhằm khắc phục tối đa tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên..
Sự cạnh tranh giữa lao động thanh niên với nhau. Với nguồn lao động dồi dào, lao động thanh niên nông thôn sẽ gặp phải sự cạnh tranh với lao động ở nơi khác đến cùng với lực lượng lao động có sẵn tại địa bàn. Do vậy, lao động thanh niên nông thôn
cần phải trang bị cho mình những hành trang về kiến thức cũng như thông tin vững chắc hơn về công việc. Qua đó có thể có được sự cạnh tranh tốt hơn.