3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.2. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động thanh niên tại trong nhóm nông hộ
hộ nghiên cứu
Trình độ về CMKT được xem như là một yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn công việc và lĩnh vực mà LĐTN sẽ làm việc, đặc biệt là LĐTN nông thôn. Đối với các vùng nông thôn, yếu tố này lại chịu sự tác động rất lớn từ nông hộ. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về yếu tố CMKT trên, kết quả được thể hiện qua Bảng 3.11 sau:
Bảng 3.11. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thanh niên tại nông hộ nghiên
cứu năm 2015 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Xã Phân theo giới tính Học vấn CMKT THCS THPT KTĐ CMKT Sơ cấp,TC Cao đẳng ĐH trở lên Xã Vĩnh Thủy Nam 51,92 - 100,0 23,08 19,23 7,69 1,92 Nữ 48,08 - 100,0 23,08 9,61 11,54 3,85 Xã Vĩnh Tú Nam 61,11 - 100,0 22,22 18,52 12,96 7,41 Nữ 38,89 4,76 95,24 14,81 11,11 5,56 7,41 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Thông qua Bảng 3.11 trên, ta nhận thấy được rằng tỉ lệ LĐTN không có trình độ về CMKT vấn chiếm tỉ lệ rất lớn. Mặc dù tỉ lệ LĐTN đang có TĐ về CMKT được cải thiện nhưng vẫn không đáng kể. Yếu tố này đang làm gia tăng thêm khoảng cách về trình độ giữa LĐTN NT và LĐTN thành thị.
Tại địa bàn xã Vĩnh Thủy, tỉ lệ giữa LĐTN nam và LĐTN nữ lần lượt là 51,92% và 48,08%. Tuy nhiên 100% tỉ lệ LĐTN này đều có trình độ văn hóa đã tốt nghiệp hay có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT. Tỉ lệ LĐTN không có TĐ CMKT vẫn chiếm tỉ lệ lớn với 46,16%, trong đó tỉ lệ LĐTN nam-nữ không có TĐ CMKT đều chiếm 23,08%. Tỉ lệ LĐTN nam có TĐ sơ cấp, TC chiếm 19,23% trong 28,84% tỉ lệ LĐTN có trình độ sơ cấp, TC tại xã Vĩnh Thủy. Tỉ lệ LĐTN có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 19,23% và 5,77%, trong đó tỉ lệ LĐTN nữ chiếm phần lớn với 11,54% và 3,85%. Phần lớn LĐTN nữ thường được nông hộ tạo điều kiện để cải thiện trình độ về CMKT của bản thân với mong muốn LĐTN có được công việc ổn định.
Tại xã Vĩnh Tú, có sự chênh lệch giữa LĐTN phân theo giới khi LĐTN chiếm 61,11% và LĐTN chỉ chiếm 38,89%. 100% tỉ lệ LĐTN nam đều đã tốt nghiệp THPT, nhưng ở LĐTN nữ thì có 4,74% tỉ lệ LĐTN mới tốt nghiệp trình độ THCS. Tỉ lệ
LĐTN nam không có TĐ CMKT chiếm 22,22% trong 37,03% tỉ lệ LĐTN không có TĐ CMKT. Tỉ lệ LĐTN có TĐ sơ cấp, TC chiếm 29,63%, trong đó LĐTN nam chiếm 18,52% và LĐTN nữ chiếm 11,11%. LĐTN nam có trình độ Cao đẳng chiếm 12,96% trong tổng số 18,52% tỉ lệ LĐTN có trình độ Cao đẳng. Tỉ lệ LĐTN có trình độ ĐH trở lên chiếm 14,82%, tỉ lệ LĐTN nam-nữ có trình độ ĐH trở lên đều chiếm 7,41%
Các nông hộ đang dần nhận thấy được trình độ CMKT có sự ảnh hưởng lớn như thế nào đối với việc làm của LĐTN trong nông hộ. Do vậy, các nông hộ đang tích cực khuyến khích LĐTN theo học tại các trường, lớp dạy CMKT với mong muốn ra trường tìm kiếm được một công việc ổn định với thu nhập cao đối với nông hộ không quy mô gia trại. Còn đối nông hộ có quy mô gia trại, mục đích khuyến khích LĐTN theo học các trường, lớp dạy nghề với mục đích tiếp quản và phát triển các HĐ SXNN của nông hộ.
3.2.3. Việc làm của lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu.
Những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,… và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.
Mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương đã có những chính sách nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp cho thanh niên nông thôn nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để được tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên nông thôn. Hệ quả là thiếu việc làm, không ít thanh niên nông thôn chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác. Đây là nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn xã hội. Trước những khó khăn về việc làm, nhiều người đã ra thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, đại đa số việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, bởi trình độ học vấn thấp, quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mức lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ... Thông qua Bảng 3.12 sau, ta có thể nhận thấy được sự khác nhau rõ ràng hơn về tình hình việc làm giữa nhóm lao động thanh niên nông
Bảng 3.12. Tình hình việc làm của lao động thanh niên phân theo nhóm tuổi tại nông
hộ nghiên cứu năm 2015
Đơn vị tính: % Xã Chỉ tiêu Xã Vĩnh Thủy Xã Vĩnh Tú Nam Nữ Nam Nữ 1. Từ 15 đến 18 tuổi
Đi học văn hóa 3,85 5,76 3,7 1,85
Đi làm Làm nông - - - - Khác 3,85 3,85 - - Thất nghiệp 3,85 1,92 - 5,57 Tổng 11,55 11,53 3,7 7,42 2. Từ 19 đến 24 tuổi Đi học CMKT 9,62 7,69 7,41 9,26 Đi làm Làm nông - 3,85 - - Công nhân 5,76 3,85 9,26 3,7 TM-DV - 1,92 - - Khác 5,76 5,76 20,36 3,7 Thất nghiệp 3,85 1,92 3,7 1,85 Tổng 24,99 24,99 40,73 18,51 3. Từ 25 đến 30 tuổi Đi làm Làm nông - - 1,85 7,41 Công nhân 7,69 9,64 5,57 1,85 TM-DV 1,92 1,92 1,85 0 Khác 3,85 - 7,41 3,7 Thất nghiệp 1,92 - - - Tổng 13,58 11,56 16,68 12,96 4. Tổng 51,92 48,08 61,11 38,89 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016” Nhìn vào Bảng 3.12 trên, ta thấy được rằng tỉ lệ LĐTN trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi chiếm 23,08% ở xã Vĩnh Thủy, trong đó tỉ lệ LĐTN nam chiếm 11,55% và LĐTN nữ chiếm 11,53%. Trong nhóm độ tuổi này thì tỉ lệ LĐTN đi học chiếm 9,61% với LĐTN nam chiếm 3,85% và nữ chiếm 5,76%. Sau khi tốt nghiệp THPT thì nhóm LĐTN này thường thi vào các trường ĐH, CĐ, tuy nhiên tỉ lệ đậu rất thấp. Do vậy, nhóm LĐTN này trở về địa phương và tìm kiếm các công việc bán thời gian để làm việc như làm thuê tại nhà hàng, quán café. Tuy nhiên có đến 5,77% LĐTN trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi thất nghiệp với lí do là không tham gia làm việc mà ở lại nông hộ ôn thi để năm sau thi lại vào các trường ĐH, CĐ.
Nhóm LĐTN từ 19 đến 24 tuổi tại xã Vĩnh Thủy chiếm 49,98% với LĐTN nam-nữ đều chiếm 24,99%. Tuy nhiên lại có sự khác biệt khi chỉ có 7,69% tỉ lệ LĐTN nữ đi học tại các trường ĐH, CĐ hay các trường dạy nghề ít hơn so với LĐTN nam là
9,62%. Nhóm LĐTN tham gia vào SXNN; TM-DV chiếm 3,85% và 1,92% với 100% LĐ tham gia là nữ. Nhóm LĐTN hiện đang làm việc trong các khu CN tại các tỉnh phía Nam chiếm tỉ lệ 9,61% với tỉ lệ LĐ nam-nữ tham gia là 5,76% và 3,85%. Tỉ lệ LĐTN có công việc như làm thuê tại các nhà hàng hay làm các công việc trong khối nhà nước chiếm tỉ lệ 11,52% với tỉ lệ LĐTN nam-nữ đều chiếm 5,76%. Tỉ lệ LĐTN thất nghiệp cũng khá cao khi chiếm 5,77% với tỉ lệ LĐTN nam-nữ thất nghiệp là 3,85% và 1,92%. Lí do chủ yếu dẫn đến việc các LĐ này thất nghiệp là sự cắt giảm nhân viên, thời gian làm việc tăng lên, thu nhập không ổn định ở các khu CN. Do vậy tỉ lệ LĐTN này trở về địa phương và tham gia giúp đỡ nông hộ trong việc thực hiện các HĐ SXNN.
Nhóm LĐTN trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi chiếm 26,94% trong nhóm LĐTN. Với tỉ lệ LĐTN nam-nữ lần lượt là 15,38% và 11,56%. Ở nhóm độ tuổi này LĐTN tham gia vào các HĐ SXNN là 0%, tuy nhiên tỉ lệ có việc làm là công nhân chiếm 17,33% với 7,69% tỉ lệ là LĐTN nam. Tỉ lệ LĐTN có công việc là buôn bán hay kinh doanh chiếm 3,84% với tỉ lệ LĐTN nam-nữ tham gia đều là 1,92%. Tỉ lệ LĐTN có công việc khác chiếm 3,85% với 100% là nam. Tỉ lệ LĐTN chỉ có 1,92%, tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp này đều là LĐTN nam.
Tại xã Vĩnh Tú, nhóm LĐTN trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi chiếm 11,12% với tỉ lệ nam-nữ lần lượt là 3,7 và 7,42%. Trong đó, nhóm LĐTN đi học văn hóa chiếm 5,55% với 3,7% LĐ nam. Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm LĐTN này là 5,57 với 100% là LĐTN nữ thất nghiệp. Các LĐ này thường được nông hộ khuyên nên thi vào các trường ĐH, CĐ vào năm sau.
Nhóm LĐTN trong độ tuổi từ 19 đến 24 tuổi chiếm 59,24% với 40,73% là LĐTN nam. Tỉ lệ LĐTN hiện đang đi học tại các trường ĐH, CĐ hay dạy nghề chiếm 16,67% với 9,26% là LĐTN nữ. Hiện nay, các LĐ này thường đi học tiếng với mục đích đi XKLĐ sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Nhóm LĐTN thường không mong muốn tham gia vào các đem lại thu nhập thấp hay tính chất công việc không ổn định, do vậy tỉ lệ LĐTN làm việc trong lĩnh vực NN là 0%. Tỉ lệ LĐTN đang làm việc trong các khu CN chiếm tỉ lệ 12,96% với 3,7% là LĐTN nữ và 9,26% là LĐTN nam. Tại địa phương hiện có nhà máy khai thác Titan sử dụng LĐTN nam tại địa phương, do vậy phần lớn LĐTN nam có việc làm là công nhân ở địa phương. Trong nhóm độ tuổi này, phần lớn LĐTN đều có mong muốn làm việc theo sở thích và có thu nhập cao, do vậy tỉ lệ LĐTN có việc là làm thuê hay công việc trong lĩnh vực nhà nước chiếm 24,06% với tỉ lệ LĐTN nam chiếm 20,36% và LĐTN nữ chiếm 3,7%. Tỉ lệ LĐTN thất nghiệp chiếm 5,55% với LĐTN nam thất nghiệp chiếm 3,7%, cao hơn so với tỉ lệ LĐTN nữ thất nghiệp là 1,85%.
Tỉ lệ LĐTN nam trong nhóm độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi chiếm 16,68% và nữ chiếm 12,96%. Tỉ lệ LĐTN có việc làm là làm nông chiếm 9,26% với LĐTN nữ chiếm
LĐTN có việc làm khác chiếm 11,11%, trong đó LĐTN nam có việc làm khác chiếm 7,41% và nữ chiếm 3,7%. Tỉ lệ thất nghiệp trong nhóm độ tuổi này là 0%.
Phần lớn nhóm LĐTN trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi đều được nông hộ khuyến khích học hết THPT và thi vào các trường ĐH, CĐ hay dạy nghề. Do vậy khi không đậu thì được nông hộ khuyến khích ôn thi lại vào năm sau. Đối với nhóm LĐTN từ 19 đến 24 tuổi thì việc lựa chọn được công việc phù hợp và đúng với chuyên ngành hay lĩnh vực mà mình được đào tạo là rất quan trọng. Tuy nhiên đối với nhóm LĐTN từ 25 đến 30 tuổi thì việc làm đúng lĩnh vực hay chuyên môn mà mình được đào tạo không còn quan trọng. Chủ yếu nhóm LĐTN này mong tìm kiếm được công việc và tạo ra được thu nhập cho bản thân, thay vì phải phụ thuộc vào gia đình.
3.2.4. Sự phân bố về khu vực làm việc của lao động thanh niên trong nông hộ
Trong những năm gần đây, tình trạng đất bị thu hồi đưa vào dự án nhưng không được triển khai kịp thời, đất bị bỏ hoang trong nhiều năm nên “kỳ vọng” của những lao động bị đưa ra khỏi mảnh đất của họ để sau đó sẽ được thu hút vào làm việc tại các khu công nghiệp như lời hứa của các doanh nghiệp bị rơi vào im lặng. Công tác bồi thường, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, tái định cư,… cũng có nhiều bất cập. Hệ lụy là thanh niên nông thôn vẫn không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định bởi công tác đào tạo nghề chưa được đáp ứng đủ để thanh niên có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Một bộ phận lớn thanh niên nông thôn không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, không chuyển đổi được nghề nên đời sống khó khăn, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho xã hội.
Theo điều tra, tỉ lệ lao động thanh niên thất nghiệp tại địa phương hiện nay đều tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ nghiên cứu. Ta có thể thấy được hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò rất lớn đối với LĐTN và nông hộ nghiên cứu. Mặc dù không được trả công nhưng hoạt động này được xem như là hoạt động tạo thu nhập chính đối với LĐTN hiện đang thất nghiệp tại địa phương. Do vậy, tỉ lệ LĐTN thất nghiệp tại địa phương tham gia vào SXNN tại nông hộ được chúng tôi đánh giá là hoạt động tạo thu nhập chính đối với LĐTN và lực lượng này được xem như là lực lượng lao động nông nghiệp.
Lao động thanh niên trong nhóm độ tuổi từ 15-18 tuổi có xu hướng cải thiện trình độ học vấn của bản thân bằng cách đi học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Linh chiếm 9,62% và 5,56% ở nhóm LĐTN thuộc xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú. Hiện nay, các nông hộ đều ý thức được muốn LĐTN có việc làm ổn định thì LĐ phải có trình độ ít nhất là đã tốt nghiệp phổ thông. Do vậy, ta có thế tỉ lệ LĐTN đang đi học chiếm trên 50% tổng số LĐTN trong độ tuổi từ 15-18 tuổi ở xã Vĩnh Thủy và 100% ở xã Vĩnh Tú. Thông qua Bảng 3.13 ta có thể thấy rõ hơn sự phân bố về khu vực làm việc của lao động thanh niên trong nông hộ nghiên cứu.
Bảng 3.13. Sự phân bố về khu vực làm việc của lao động thanh niên phân theo nhóm tuổi tại nông hộ nghiên cứu năm 2015
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Nội dung Tổng phương Tại địa Tại huyện Vĩnh Linh miền Trung Các tỉnh phía Bắc Các tỉnh phía Nam Các tỉnh Nước ngoài
Xã Vĩnh Thủy Từ 15 đến 18 tuổi Đi học 23,08 - 9,62 1,92 - - - Đi làm - 1,92 3,85 - - - TN tại ĐP 5,77 - - - - - Từ 19 đến 24 tuôi Đi học 50,01 - - 7,69 5,77 3,85 - Đi làm 5,77 5,77 5,77 3,85 3,85 1,92 TN tại ĐP 5,77 - - - - - Từ 25 đến 30 tuổi Đi làm 26,91 - - 15,36 - 9,62 - TN tại ĐP 1,92 - - - - - Tổng 100 19,23 17,31 34,61 9,62 17,32 1,92 Xã Vĩnh Tú Từ 15 đến 18 tuổi Đi học 11,12 - 5,56 - - - - Đi làm - - - - - - TN tại ĐP 5,56 - - - - - Từ 19 đến 24 tuổi Đi học 59,25 - - 9,26 5,56 1,85 - Đi làm 9,26 3,7 12,95 1,85 7,41 1,85 TN tại ĐP 5,56 - - - - - Từ 25 đến 30 tuổi Đi làm 29,63 14,81 - 7,41 - 7,41 - TN tại ĐP - - - - - - Tổng 100 35,19 9,26 29,62 7,41 16,67 1,85 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016”
LĐTN thuộc nhóm độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi đi làm thuê tại một số cửa hàng