Các công trình nghiên cứu về lao động thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.4. Các công trình nghiên cứu về lao động thanh niên nông thôn

1.2.4.1. Khảo sát vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

- Theo Phạm Ngọc Nhàn, Sử Kim Anh, Lê Trần Thanh Liêm (2014), kết quả khảo sát vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang cho thấy phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ có những đặc điểm sau: Thời gian lao động bình quân trong 1 ngày của phụ nữ chiếm 6,5 giờ/ngày để tham gia lao động tạo thu nhập cho gia đình, công việc nội trợ trong gia đình chiếm 3,18 giờ/ngày; Tỉ lệ trung bình phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình chiếm 25,3% so với nam giới là 74,7% [16].

1.2.4.2. Khả năng thích ứng về lao động và việc làm vùng ngoại thành do tác động đô thị hóa thành phố Cần Thơ

- Theo Nguyễn Văn Sánh (2009), kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng về lao động và việc làm vùng ngoại thành do tác động đô thị hóa thành phố Cần Thơ cho thấy: Lao động có tay nghề ngày càng tăng để thích nghi nhu cầu chất lượng lao động trong tiến trình đô thị hóa; Phần lớn lao động đang làm việc tại vùng ven tập trung vào nhóm tuổi trẻ 15-29 chiếm 40%; Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu đào tạo, trình độ học vấn thấp, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số là vấn đề trở ngại cực kỳ quan trọng không những ảnh hưởng đến thu nhập lao động và hộ mà cho cả chiến lược phát triển và định hướng tại địa bàn [25].

1.2.4.3. Mối quan hệ giữa thực trạng giáo dục của thanh niên nông thôn và sự lựa chọn tiếp cận giáo dục của hộ gia đình

Theo Trần Thị Thái Hà, Ngô Thị Thanh Tùng (2014), kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa thực trạng giáo dục của thanh niên nông thôn và sự lựa chọn tiếp cận giáo dục của hộ gia đình có một số đặc điểm sau: Ở nông thôn, hầu hết thanh niên chưa học xong bậc THCS, một số học hết bậc THPT là rời bỏ hệ thống giáo dục chính quy; Thanh niên có lợi thế năng động, khéo léo và có sức khoẻ nên thường dễ dàng tiếp cận với loại hình đào tạo dạy nghề; Trình độ học vấn THCS và THPT không phải là thấp, với trình độ này thanh niên nông thôn hoàn toàn có đủ kiến thức cơ bản để học nghề hoặc nâng cao trình độ khi có nhu cầu. Khi đã có gia đình thì thanh niên nông thôn gần như không muốn tham gia bất kì trường lớp nào. Như vậy, sự lựa chọn tiếp cận, đầu tư giáo dục của hộ gia đình vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng học vấn và trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp của thanh niên nông thôn [12].

1.2.4.4. Một tương lai khả thi: Thu hút thanh niên trở lại với nông nghiệp.

- Theo Jagat Basnet, Maria Josefa Petilla, Estrella Penunia, Marciano Virola (2015), kết quả nghiên cho thấy nông nghiệp không thu hút được giới trẻ bởi vì một số nguyên nhân sau: Vị thế thấp và thiếu hình tượng; Nghề nông không sinh lời; Quyền sở hữu đất đai không chắc chắn và giá đất tăng cao; Thiếu cơ sở hạ tầng ở nông thôn; Thiếu chính sách và chương trình của Chính phủ hỗ trợ cho nông dân hộ gia đình; Thiếu chương trình giảng dạy về cải cách ruộng đất, cải cách nông nghiệp và nông nghiệp; Thiếu các tổ chức của nông dân trẻ [46].

29

CHƯƠNG 2. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)