3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG THANH NIÊN THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG
3.3.1. Tình hình lao động tham gia sản xuất nông nghiệp của nông hộ nghiên cứu năm 2015
Từ lâu, vấn đề vốn tài chính luôn được lao động thanh niên đặt lên hàng đầu. Rất ít lao động nhận thức được rằng, trong khởi nghiệp vốn là yếu tố sau cùng. Đa số mô hình phát triển kinh tế bắt đầu từ kinh nghiệm truyền thống, thiếu ý tưởng mới, sản xuất theo khả năng lao động thanh niên có mà không quan tâm thứ thị trường cần, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra. Từ lý do trên, nhiều mô hình không duy trì được. Việc lựa chọn khởi nghiệp hay sản xuất nhỏ lẻ tại gia đình, sản phẩm của thanh niên là thứ thị trường đang cần hay sau khi sản xuất mới đi tìm đầu ra... là do chính thanh niên quyết định. Bởi ý chí, quyết tâm khởi nghiệp của họ là điều kiện tiên quyết, nếu tự bản thân thanh niên không thay đổi nhận thức của chính mình thì rất khó để khởi nghiệp thành công. Do vậy thanh niên nông thôn cần là hiểu biết cơ bản về vấn đề khởi nghiệp, hình thành ý tưởng, kết nối thị trường rồi mới tính tới sản xuất như thế nào, vốn khởi đầu là bao nhiêu. Để duy trì mô hình, dự án, họ cũng cần kiến thức về quản lý, kinh doanh, kết nối vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Trong quá trình đó phải biết học cách vượt qua thất bại và sáng tạo thường xuyên những ý tưởng mới đáp ứng thị trường.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong 4 chủ trương của phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” luôn được các cấp bộ Đoàn chú trọng. Mặc dù các hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, tập huấn được triển khai thường xuyên nhưng hiện nay, lượng lao động thanh niên thất nghiệp ở nông thôn vẫn còn khá cao. Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn thanh niên nông thông hiện nay trình độ học vấn còn thấp, thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Nhưng thanh niên nông thôn đang gặp rào cản lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp...do vậy, tình trạng thất nghiệp của thanh niên nông thôn đang có xu hướng gia tăng lên trong những năm gần đây.
Như chúng ta đã biết, hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động tạo thu nhập chính của lao động và cũng như của chính bản thân lao động thanh niên trong nông hộ. Song trong những năm trở lại đây thì tỉ lệ lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Vì lí do thu nhập thấp, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất mang tính rủi ro cao nên lao động có xu hướng tham gia vào các lĩnh vực kinh tế khác ngoài nông nghiệp, nhằm cải thiện thu nhập của nông hộ. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động thanh niên lập nghiệp và tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm. Thông qua Bảng 3.15 ta có thể thấy rõ điều đó hơn:
Bảng 3.15. Tình hình lao động và lao động thanh niên tham gia sản xuất nông nghiệp tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 Đơn vị tính: % Xã Hoạt động Xã Vĩnh Thủy Xã Vĩnh Tú 1. Tỉ lệ lao động tham gia
1.1 Lao động thanh niên
1.2 LĐ ngoài độ tuổi TN 1. Tỉ lệ lao động tham gia
1.1 Lao động thanh niên
1.2 LĐ ngoài độ tuổi TN Từ 15 đến 18 tuổi Từ 19 đến 24 tuổi Từ 25 đến 30 tuổi Từ 15 đến 18 tuổi Từ 19 đến 24 tuổi Từ 25 đến 30 tuổi 1.Trồng trọt Lúa 60,36 7,54 6,6 2,83 43,39 56,43 5,94 6,93 5,94 37,62 Màu 66,03 9,43 6,6 2,83 47,17 64,35 5,94 8,91 7,92 41,58
Cây lâu năm 2,82 - 0,94 - 1,88 63,36 5,94 7,92 7,92 41,58
2.Chăn nuôi Thủy sản 12,25 1,88 0,94 - 9,43 14,85 0,99 - 0,99 12,87 Gia súc 64,12 7,54 7,53 3,77 45,28 53,46 4,95 3,96 6,93 37,62 Gia cầm 68,87 10,38 8,49 3,77 46,23 64,35 5,94 8,91 7,92 41,58 ‘Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016”.
Thông qua Bảng 3.15 trên, ta có thể thấy được tỉ lệ lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ chỉ chiếm dưới 68,87%, trong đó
Tại xã Vĩnh Thủy, tỉ lệ lao động tham gia vào các hoạt động trồng lúa; màu; cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ lần lượt là 60,36%; 66,03%; 2,82% và 12,25%. Trong đó lao động thanh niên thuộc các nhóm độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi; từ 19 đến 24 tuổi; từ 25 đến 30 tuổi tham gia vào các hoạt động trồng trọt trên chiếm tỉ lệ 7,54%; 6,6%; 2,83%. Hoạt động trồng màu thu hút 9,43%; 6,6%; 2,83% tỉ lệ lao động thuộc các nhóm độ tuổi từ 15 đến 18; từ 19 đến 24 và từ 25 đến 30 tuổi tham gia. Ngoài ra thu hút 43,39%; 47,17%; 1,88% và 9,43% tỉ lệ lao động ngoài độ tuổi TN tham gia vào các hoạt động sản xuất lúa; màu; cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động chăn nuôi gia súc thu hút 64,12% tỉ lệ lao động tham gia, trong đó lao động thanh niên trong 3 nhóm độ tuổi trên tham gia với tỉ lệ 7,54%; 7,53%; 3,77% và 45,28% lao động ngoài độ tuổi TN tham gia. Hoạt động chăn nuôi gia súc cũng thu hút 68,87% tỉ lệ lao động tham gia, trong đó tỉ lệ lao động ngoài độ tuổi TN tham gia chiếm 46,23%; tỉ lệ lao động thanh niên tham gia chiếm tỉ lệ 10,38%; 8,49%; 3,77% ở các nhóm độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi; từ 19 đến 24 tuổi và từ 25 đến 30 tuổi.
Tại xã Vĩnh Thủy, hoạt động thu hút tỉ lệ lao động tham gia nhiều nhất là hoạt động trồng màu và hoạt động chăn nuôi gia cầm với tỉ lệ lao động là 64,35%, trong đó tỉ lệ lao động trên 30 tuổi tham gia là 41,58%; tỉ lệ lao động thanh niên ở 3 nhóm độ tuổi tham gia với tỉ lệ lần lượt là 5,94% ở nhóm từ 15 đến 18 tuổi; 8,91% ở nhóm từ 19 đến 24 tuổi và 7,92% ở nhóm lao động từ 25 đến 30 tuổi. Hoạt động sản xuất lúa chỉ thu hút được 56,43% tỉ lệ lao động tham gia, trong đó lao động ngoài độ tuổi TN chiếm 37,62%; lao động từ 15 đến 18 tuổi và từ 25 đến 30 tuổi đều có tỉ lệ tham gia chiếm 5,94% và 6,93% ở nhóm từ 19 đến 24 tuổi. Hoạt động trồng cây lâu năm thu hút 63,36% tỉ lệ lao động tham gia, với tỉ lệ lao động thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi chiếm 5,94%; 7,92% ở nhóm từ 19 đến 24 tuổi và từ 25 đến 30 tuổi; lao động ngoài độ tuổi TN tham gia chiếm tỉ lệ 41,58%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động thu hút tỉ lệ lao động tham gia ít nhất với 14,85%, trong đó nhóm lao động ngoài độ tuổi TN tham gia chiếm 12,87%, lao động trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi và từ 25 đến 30 tuổi đều chiếm tỉ lệ 0,99%; nhóm lao động thanh niên trong độ tuổi từ 19 đến 24 tuổi không tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài rút ra kết luận rằng cần có những giải pháp để kiếm soát tình trạng lao động nông thôn di cư quá nhiều, đặc biệt là lao động thanh niên. Bởi vì đây là lực lượng sẽ tiếp tục duy trì và thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tương lai
3.3.2. Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên so với lao động chính tại nông hộ nghiên cứu của lao động thanh niên so với lao động chính tại nông hộ nghiên cứu
Tham gia vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, mà LĐTN lại có rất ít kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy mức độ tham gia vào các HĐ SXNN của lao động thanh niên so với lao động chính trong nông hộ rất hạn chế. Thông qua Bảng 3.16 ta có thể thấy rõ hơn về điều đó.
Bảng 3.16. Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên so với lao động chính
tại nông hộ nghiên cứu năm 2015
Đơn vị tính: %
Hoạt động Nội dung
Hoạt động trồng trọt Hoạt động chăn nuôi Lúa Màu Cây lâu năm Thủy sản Gia súc Gia cầm
Xã Vĩnh Thủy 1. Bằng 100% so với LĐ chính 14,29 7,14 100,0 - 27,27 23,53 2. Bằng 70% so với LĐ chính 35,71 14,28 - - 9,1 23,53 3. Bằng 50% so với LĐ chính 21,43 42,86 - 50,0 36,36 29,41 4. Dưới 50% so với LĐ chính 28,57 35,72 - 50,0 27,27 23,53 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Xã Vĩnh Tú 1. Bằng 100% so với LĐ chính 21,43 43,75 37,5 - 38,46 25,0 2. Bằng 70% so với LĐ chính 28,57 18,75 25,0 - 7,69 25,0 3. Bằng 50% so với LĐ chính 28,57 31,25 12,5 50,0 23,08 18,75 4. Dưới 50% so với LĐ chính 21,43 6,25 25,0 50,0 30,77 31,25 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 “Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016”
Tại xã Vĩnh Thủy, lao động thanh niên có mức độ tham gia vào hoạt động trồng lúa bằng 100% mức độ tham gia của lao động chính chiếm 14,29%. Mức độ tham gia của lao động thanh niên so với lao động chính được nông hộ đánh giá là bằng 70% chiếm tỉ lệ 35,71%. Tại hoạt động sản xuất màu, mức độ tham gia của lao động thanh niên bằng 50% so với lao động chính chiếm 42,86%, tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng với với lao động chính chiếm 7,14%. Tại hoạt động trồng cây lâu năm, nông hộ đánh giá mức độ tham gia của lao động thanh niên tham gia bằng với mức độ tham gia của lao động là 100%. Tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 50% so với lao động chính chiếm tỉ lệ 50%, và 50% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia tham gia dưới 50% so với lao động chính. Hoạt động chăn nuôi gia súc có tỉ lệ lao động thanh niên tham gia với mức độ tham gia bằng 50% so với lao động chính của nông hộ chiếm 36,36%; 9,1% được đánh giá là mức độ tham gia bằng 70% so với lao động chính; 27,27% được đánh giá là có mức độ tham gia bằng và dưới 50% so với lao động chính của nông hộ. Hoạt động chăn nuôi gia cầm có 29,41% tỉ lệ lao động thanh niên được nông hộ đánh giá là có mức độ tham gia bằng với 50% công việc của lao động chính; các mức độ tham gia do lao động thanh niên bằng, bằng 50% và dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính có tỉ lệ là 23,53%.
Tại xã Vĩnh Tú, lao động thanh niên trong nông hộ có mức độ tham gia bằng 100% với lao động chính trong hoạt động sản xuất lúa chiếm tỉ lệ 21,43%; tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 50% và 70% so với mức độ tham gia của lao động chính chiếm tỉ lệ 28,57%. Ở hoạt động sản xuất màu, tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 100% so với lao động chính chiếm tỉ lệ 43,75% và 6,25% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia dưới 50% so với lao động chính. Hoạt động sản xuất cây lâu năm có tỉ lệ lao động thanh niên tham gia với mức độ bằng với lao động chính là khá cao với tỉ lệ 43,75%; tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia dưới 50% so với lao động chính chỉ chiếm tỉ lệ 25%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tỉ lệ lao động tham gia với mức độ bằng 50% và dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính đều là 50%. Hoạt động chăn nuôi gia súc có tỉ lệ lao động thanh niên tham gia bằng 100% với mức độ tham gia lao động chính là 38,46%; 7,69% tỉ lệ lao động thanh có mức độ tham gia bằng 70% so với lao động chính. 23,08% và 30,77% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 50% và dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính đảm nhận. Tại hoạt động chăn nuôi gia cầm, tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 100% và 70% so với mức độ tham gia của lao động chính đảm nhận là 25%; 31,25% tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia dưới 50% so với mức độ tham gia của lao động chính.
Lí do khiến tỉ lệ lao động thanh niên có mức độ tham gia bằng 100% so với lao động chính trong nông hộ cao là bởi một số nguyên nhân như lao động thanh niên hiện đang thất nghiệp tại địa phương hoặc đang học tập tại 1 số trường THPT, dạy nghề ở
nghiệp ít đòi hỏi về kinh nghiệm sản xuất nên hầu hết lao động thanh niên đều có thể đảm nhận vai trò lao động chính. Tuy nhiên, hiện nay bởi vì 1 số lý do khách quan như kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đang dần thay đổi, sự áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào sản xuất, biến đổi khí hậu nên tình hình thời tiết diễn ra khá phức tạp nên lao động thanh niên cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định khi tham gia vào sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các vùng nông thôn được xem là sinh kế đối với các nông hộ. Và nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với lao động thanh niên khi các hoạt này vừa được xem là hoạt động tạo thu nhập chính, tạo thu nhập phụ hay giúp đỡ nông hộ. Khi thất nghiệp, lao động thanh niên thường trở về nông hộ và thực hiện các hoạt động sản xuất với mục đích tạo ra thu nhập tạm thời trong khoảng thời gian thất nghiệp của bản thân lao đông thanh niên.
3.3.3. Vai trò về việc làm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu
Ở khu vực nông thôn, người ta thường xem lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp là thất nghiệp, đặc biệt đối với lao động thanh niên. Do vậy đối với những thanh niên vừa mới nghỉ việc hay mới tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ trở về địa phương để tìm kiếm công việc khác thì được xem là thất nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian đó, lao động thanh niên thường tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ với mục đích là làm tăng thu nhập của nông hộ và tạo ra được một khoản thu nhập cho bản thân lao động thanh niên. Qua đó làm tăng tỉ lệ lao động thanh niên xem hoạt động sản xuất nghiệp là hoạt động tạo thu nhập chính cho bản thân mình. Điều đó được thể hiện rõ qua Bảng 3.17 sau:
Bảng 3.17. Vai trò về việc làm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với lao động
thanh niên tại nông hộ nghiên cứu năm 2015
Xã Chỉ tiêu
Xã Vĩnh Thủy Xã Vĩnh Tú Nông hộ Gia trại Nông hộ Gia trại 1. Hoạt động tạo thu nhập chính (%) 18,75 16,67 15,38 33,33
1.1Thời gian làm vệc (Giờ/ngày) 3,06 3,0 3,75 7,8 2. Hoạt động tạo thu nhập phụ (%) 8,33 16,67 20,51 - 2.1Thời gian làm việc (Giờ/ngày) 2,25 2,0 3,5 -
3.Giúp đỡ gia đình (%) 8,33 33,33 5,13 6,67
3.1Thời gian làm việc (Giờ/ngày) 1,0 1,0 1,5 1,0
4.Không tham gia (%) 64,59 33,33 58,98 60,0
4.1Thời gian làm việc (Giờ/ngày) - - - -
Hoạt động SXNN được xem là hoạt động tạo thu nhập chính cho lao động thanh niên ở nhóm nông hộ không quy mô gia trại tại địa bàn 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú chỉ chiếm 18,75% và 15,38%, thời gian tham gia vào hoạt động này là trên 3,06 h/ngày. Phần lớn đối tượng lao động thanh niên tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc nhóm hiện đang thất nghiệp hoặc đang trong thời gian chờ đợi việc làm từ sự