Tín ngưỡng là giá trị văn hóa vô hình mà ta không thể thấy, không thể sờ vào được, nó chỉ thể hiện qua những lề thói ứng xử hàng ngày giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, qua nghi lễ thờ cúng, vị trí già làng, thầy cúng - là cầu nối cho đồng bào với các đấng thần linh và luật tục để bảo vệ tín ngưỡng đó.
Tín ngưỡng tôn thờ tổ tiên ở người Mã Liềng được thể hiện khác với các dân tộc khác ở Việt Nam. Khi có người mất, các dân tộc khác luôn quan tâm đến ngày giỗ chạp, mồ mả người đã khuất. Còn đồng bào Mã Liềng, sau khi đưa người đã khuất đi chôn được 3 ngày thì họ làm lễ bỏ mả, mời ma về nhà sống chung, không bao giờ quan
tâm đến mồ mả nữa, không biết đến ngày giỗ người đã khuất1. Dẫu vậy, đồng bào luôn nghĩ đến tổ tiên mình, mỗi khi gia đình có chuyện hệ trọng như làm nhà cửa, cưới hỏi… Chọn rẫy, vào mùa, đi săn… Người ta đều xin sự giúp đỡ, chỉ bảo của linh hồn tổ tiên. Các lễ hội hàng năm như: thu được vụ lúa đầu tiên hay khi săn được con thú lớn, lấy được tổ ong đầu mùa… đồng bào đều cúng ma nhà. Cứ 2 năm một lần người dân tổ chức cúng tổ tiên. Đến cả cách bố trí nhà ở, các quy định ứng xử nghiêm ngặt trong ngôi nhà và cả luật tục trong sinh đẻ cũng cho thấy sự hiện diện rõ nét của linh hồn tổ tiên trong gia đình người Mã Liềng.
Tín ngưỡng thờ phụng, tin tưởng tổ tiên là tâm lý bất thành văn đầy ý nhị của người Mã Liềng, khi ở trình độ còn thấp chưa có những quy định thành văn nào, chính niềm tin tồn tại vào ma nhà vô hình chung đã giúp người Mã Liềng thiết lập được trật tự trong gia đình, dòng họ, quan hệ với người dân xóm bản.
Người Mã Liềng luôn có niềm tin tuyệt đối vào các đấng thần linh, khiến cho nhãn quan cuộc sống của họ nhìn đâu cũng có các vị thần ngự trị. Người dân coi “Vạn vật hữu linh” từ sinh vật, cỏ cây trong thiên nhiên đến con người đều có linh hồn, đó là những con “ma” nên con người cần phải biết trân trọng nó, có vậy mới nhận được sự giúp đỡ từ thiên nhiên, của ông bà tổ tiên [24].
Không chỉ có niềm tin vào ma rừng, người Mã Liềng còn có niềm tin mãnh liệt vào “ma nhà” đó là những linh hồn tổ tiên, của cha ông thân thích họ. Từ quan niệm con người có hai phần: phần hồn và phần xác, khi mất đi phần xác sẽ trở về với mẹ thiên nhiên, còn phần hồn luôn luôn tồn tại thường trực trong nhà giúp họ lúc khó khăn, quở phạt nếu làm điều không đúng.
Đối với đồng bào Mã Liềng, tín ngưỡng, đức tin vào ma rừng, thần rú và ma nhà không chỉ có chức năng giải thích, nhận thức thế giới mà còn có chức năng tình cảm, cảm xúc làm giảm sự lo lắng hay làm dịu đi nỗi sợ hãi, đồng thời giúp họ có niềm tin vào cuộc sống, có tinh thần, trách nhiệm với thiên nhiên, ông bà tổ tiên và cả bản thân mình. Tín ngưỡng đó, được truyền từ đời này qua đời khác trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu ở người Mã Liềng, nó trở thành giá trị dưỡng sinh cho
sự đâm chồi nảy lộc các nhu cầu tinh thần, đời sống tâm linh và cho sự tồn tại của cộng đồng người Mã Liềng trước những biến động lịch sử.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường bắt nguồn từ tín ngưỡng, là sự thể hiện của tín ngưỡng. Bởi vậy, người Mã Liềng có rất nhiều lễ hội khác nhau thể hiện sự tôn trọng, niềm tin tuyệt đối vào các thần linh với mục đích cầu cho thần phù hộ, bảo vệ họ như: lễ lấp lỗ, lễ lo bơi, lễ thờ thần tự nhiên, lễ cúng mở cửa rừng, lễ phát rẫy, lễ hồn lúa, lễ cúng cơm mới… Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đề cập các lễ hội liên quan đến rừng và đất rừng.
Đó là:
+ Lễ thờ thần tự nhiên: cộng đồng Mã Liềng quan niệm tất cả những gì tạo hóa sinh ra đều từ thế giới tự nhiên, có âm có dương, có trời có đất. Con người phải chung sống hoà thuận với thiên nhiên, đó là quy luật sinh tồn nên cứ truyền thống 3 năm một lần người Mã Liềng tổ chức lễ thờ thần tự nhiên. Việc tổ chức vào ngày nào, tháng nào, giờ nào đẹp là do các già trong bản ngồi lại bàn bạc với nhau, tùy cơ ứng biến và sẽ thông báo cho toàn bản biết trước khoảng một tháng [3].
Lễ vật quy định trong lễ cúng thần thiên nhiên gồm có: động vật 4 chân, động vật 2 chân và sản phẩm thu hái từ rừng hay từ nương rẫy. Các lễ vật này đầu tiên dùng để “cúng sống” trên mâm, cúng sống xong mới giết làm thịt nấu chín tiếp tục “cúng chín” lần thứ hai. Trong lễ cúng thầy tâm linh gọi tên tuổi tất cả sinh vật do tạo hóa sinh ra về nghe báo cáo của người Mã Liềng 3 năm qua, những gì làm được, những gì còn sai phạm, chưa phải đạo thiên nhiên và xin ngài tha thứ. Lễ cúng sống, cúng chín có sự tham gia của tất cả cộng đồng diễn ra trong một ngày, mọi người ai cũng náo nức tụ họp tham gia. Sau lễ cúng chung toàn cộng đồng, mỗi gia đình có chuẩn bị lễ vật ở nhà mời thầy cúng về cầu nguyện giúp, cũng trải qua hai lễ cúng sống và cúng chín [3].
Người Mã Liềng chọn vùng đất tiến hành lễ hội rất công phu. Đồng bào quan niệm, phải đất lành thì các thần mới về được, người dân thường tôn trọng vùng đất dòng họ đầu tiên lựa chọn làm vùng thiêng để làm lễ cúng cộng đồng. Trong gia đình thì được tiến hành sau hồi nhà, tại buồng thiêng, sau đó là ở bếp, nơi đối diện với buồng thiêng.
+ Lễ cúng mở rừng (pagơ Thết): hay còn gọi là lễ cúng đầu năm. Lễ này được tổ chức ở một địa điểm tiến hành các lễ của làng gọi là bôộc pagơ2.
Lễ được thực hiện theo nghi thức sau: Lễ vật gồm 2 mâm lễ, một mâm do dân làng đóng góp để chủ xứ sửa lễ và một mâm do chủ xứ biện lễ. Hai mâm này được đặt lên hai dàn 3 chân, dàn trên cao, dàn dưới thấp. Dàn cao cúng bản thổ của xứ, dàn thấp cúng ma rừng, ma núi, ma khe, ma cây... Bản thổ của xứ chính là mgấu đừng Gải3
(rừng Rào Gải). Các gia đình cũng đều mỗi nhà một mâm đặt trên mặt đất khu vực bôộc pagơ, quanh hai dàn lễ của làng. Tới 10 giờ sáng chủ xứ bắt đầu làm lễ: Ông ta nhìn lên rừng phía mặt trời lặn khấn thần linh cùa xứ và tinh linh các khu vực về thụ lễ. Sau đó, ông hạ mẫm lễ ở dàn cao xuống đất, đặt ngửa con gà mà khi cúng thần linh được để sấp, rồi khấn gọi các cô hồn về ăn và không quấy nhiễu dân làng. Sau lễ này dân làng mới được đi rừng, làm rẫy, mới được săn bẫy, thu hái lâm sản trong năm.
+ Lễ phát rẫy: Khi chọn được khu đất tốt, chủ gia đình có lễ cúng nhỏ gọi là
kluôn tờ vắn bớl xin thần đất cho họ canh tác. Trước khi phát rẫy chủ nhà làm lễ phát rẫy với nghi lễ cúng thần bản thổ, thần rừng. Lễ vật gồm một con gà mái (không được dùng gà màu trắng), hai hũ rượu, một bát tro, bát nước đặt về phía tây cây cột. Nghi lễ bắt đầu từ trước khi mặt trời mọc, chậm nhất là đến khoảng 10 giờ trưa, người cúng phải đứng quay mặt về phía mặt trời mọc, không quay về phía mặt trời lặn như chủ xứ khi cúng xứ4
2Địa điểm này ở bìa rừng đầu bản, phía mặt trời lặn 3Rào Gải là một chi lưu của thượng nguồn sông Gianh
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU