Luật tục trong chia sẻ lợi ích từ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 80)

Về chia sẻ các các nguồn lợi tự rừng, người Mã Liềng cũng tuân theo một số quy tắc nhằm đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân. Chẳng hạn, khi tổ chức đi săn thú theo tập thể (một nhóm người), luật tục của người Mã Liềng quy định cụ thể cả cách chia phần thú khi săn được. Nếu được thú thì vẫn chia phần cho cả làng, nhưng những người tham gia săn được nhiều hơn, phần chia cho làng ít hơn (ví dụ như 4 chân thì chia cho nhóm đi săn 3 chân còn làng thì được chia 1 chân11). Tất cả các thành viên tham gia săn đều được hưởng quyền lợi, được chia phần, số lượng ít hay nhiều tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp và công sức săn của từng người. Người có trạc (dây cáp, dây phanh hoặc dây thừng) được cái lưng; người chặt và cắm cần bật được 1 vai hoặc một đùi; người đào hố đặt vòng được cái thủ. Phần còn lại được chia cho anh em, con cháu. Trường hợp chỉ được thú nhỏ thì không chia cho người không tham gia bẫy. Trong cộng đồng Mã liềng khi cá nhân săn được thú to phải về làng nhờ người đi khiêng thú. Những người khiêng giúp được chia một đùi, những người ruột thịt được chia một đùi, còn lại chủ nhà hưởng cả. Sản phẩm săn bắn tập thể là của chung, không một cá nhân nào được chiếm đoạt làm riêng, nếu bị phát hiện sẽ bị bản xử phạt.

Hiện nay, tại điểm nghiên cứu, các quy định về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng không còn được người dân tự nguyện chấp hành như trước nữa. Tính tư hữu ngày càng cao đã làm thay đổi suy nghĩ, tư tưởng cũng như các mối quan hệ trong cộng đồng. Lợi ích chỉ chia sẻ cho những cá nhân nào tham gia, chứ không như trước đây chia đều cho cả làng. Những người trong dòng họ, có quan hệ thân thuộc nhất vẫn chia sẻ cho nhau, nhưng với người ngoài dòng họ trong bản thì người ta bán chứ không cho. Những thay đổi này có phần chịu ảnh hưởng của thị trường, bị đồng tiền chi phối, họ cần tiền để đổi lấy các giá trị thực dụng khác. Mặt khác cũng do tài nguyên ngày càng khan hiếm, việc khai thác ngày càng khó khăn hơn. Theo anh Cao Sơn – một người

dân ở bản Kè cho biết: “Trước đây tui làm bẫy mà được con lợn thì cả bản chia chắc. Nay ai cần thì phải mua, tui có được lợn thì tui cũng bán vì tui cũng cần bán lấy tiền đong gạo”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)