Từ trước năm 1975, người Mã Liềng đã xác định được vùng đất, vùng rừng của cộng đồng mình. Điều đó thể hiện rằng rừng đã tồn tại từ lâu đời, luôn gắn với lợi ích cuộc sống của người dân, gắn với tâm linh tự do tín ngưỡng của cộng đồng người Mã Liềng.
(Nguồn: thảo luận nhóm, 2015)
Sơ đồ 3.2. Lược sử quản lý, bảo vệ rừng bản Kè
Sơ đồ 3.2 cho thấy quản lý, bảo vệ rừng ở bản Kè từ trước đến nay trải qua 3 giai đoạn chính, có nhiều sự thay đổi và chủ yếu là do sự đổi thay về chủ sở hữu rừng.
+ Giai đoạn trước năm 1975: Rừng và đất rừng thuộc sở hữu chung của cộng đồng, do Già làng là người đại diện cho cộng đồng quản lý. Mọi quyết định phân chia lợi ích từ tài nguyên rừng do luật tục của cộng đồng điều chỉnh dưới sự “giám sát” của già làng, do vậy thời điểm này già làng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
+ Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1999: Rừng được coi là tài sản chung của Nhà nước và giao cho các Nông Lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã quản lý. Người dân sống gần rừng không được tự do vào rừng khai thác các sản phẩm như trước. Đây là thời kỳ mâu thuẫn giữa dân bản và BQL rừng phòng hộ. Các tài nguyên
Hộp 3: Ranh giới rừng của người Mã Liềng
Cao Ké (Già Điện), một già làng ở bản Kè cho biết: “ranh giới rừng của người Mã Liềng với người Khùa ở xã Dân Hóa được xác định bởi khe Mụ Rộng. Nếu ai vào lấy gỗ trong rừng của bản thì phải hỏi và được phép của già làng. Người ngoài không tự động vào lấy tổ ong, cây gỗ trong rừng do người Mã Liềng quản lý. Nếu có vào rừng thì họ biết tránh lấy những tổ ong, cây gỗ đã có chủ nhận”.
1975 1999 2012 nay
Rừng thuộc sự quản lý của BQL rừng phòng hộ
Người dân nhận đất rừng để bảo vệ theo hộ gia đình
Rừng được giao cho cộng đồng
rừng do BQL rừng phòng hộ, do các lâm trường quản lý trong khi người dân thiếu lương thực thì không được vào rừng lấy gỗ hoặc làm nương, từ đó xuất hiện việc khai thác gỗ trái phép.
Từ năm 1990 với sự giải thể của các hợp tác xã nông nghiệp và khoán hộ, người Kinh bung ra không chỉ trong nông nghiệp, mà cả trong khai thác gỗ đưa về xuôi bán. Sau đó không lâu, với sự xuất hiện của cưa máy và sự buông lỏng quản lí của kiểm lâm và BQL rừng phòng hộ, người Kinh cùng địa phương với người Mã liềng, đặc biệt ở thôn Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, đã tăng cường khai thác gỗ trong rừng thuộc địa hạt của người Mã liềng. Mặt khác, do lâm trường quốc doanh khai thác quá mức tài nguyên rừng được giao cùng với nạn đốt rừng làm rẫy và tình trạng cháy rừng không kiểm soát được đã làm cho diện tích rừng trong thời kỳ này suy giảm mạnh, tài nguyên cạn dần. Vì vậy, có thể thấy công tác quản lý rừng giai đoạn này không mấy hiệu quả.
+ Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2012: Theo luật bảo vệ và phát triển rừng (1991 và 2004), và nghị định số 02/CP (1994) về giao đất giao rừng đã cho phép giao đất rừng cho hộ và nhóm hộ sửa dụng lâu dài 50 năm. Người dân không phải đóng thuế đất đồng thời được sử dụng các sản phẩm lâm sản trên diện tích được giao theo quy định của pháp luật. Nghị định số 01/CP (năm 1995) về khoán rừng, cho phép người dân được ký hợp đồng bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng phòng hộ với lâm trường hoặc BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và được nhận tiền công khoán (theo quy định của chương trình 327 trước đây và dự án 661 sau này) do vậy công tác bảo vệ rừng được tăng cường, tình trạng đốt nương làm rẫy được hạn chế.
Năm 1999, Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hoá đã tiến hành giao rừng và cấp tổng số 30 Giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp (sổ đỏ) cho 28 hộ9 và 2 tổ chức. Cứ 3 hộ gộp với nhau thành 1 nhóm để nhận một lô rừng [5]. Khi giao đất, giao rừng thì người dân nắm được vị trí vùng đất và rừng của mình ở đâu. Đối với đất rừng, các nhóm hộ nhận đất rừng có thể dễ dàng xác định ranh giới của nhóm thông qua các con suối, đỉnh núi. Dù vậy nhưng công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn này chưa thực sự
hiệu quả, bởi người dân chỉ lo bảo vệ rừng của hộ gia đình mình, nếu rừng của người khác bị xâm hại thì họ vẫn thản nhiên mặc kệ vì không thuộc trách nhiệm của cá nhân mình.
+ Giai đoạn từ năm 2012 đến nay: Trong giai đoạn này, đất và rừng được giao cho cộng đồng thôn bản quản lý.Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Điều 3): “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
Luật đất đai năm 2003 (Điều 9): “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Điều 29): “Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn với điều kiện: i) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng; ii) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương”.
Với sự hỗ trợ của trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa và Phát triển (CIRD), tham gia cùng với Hạt Kiểm Lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Tuyên Hoá, Ủy ban nhân dân xã Lâm Hoá thực hiện thẩm định, kiểm tra xác định đất trồng rừng theo bản đồ kế hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp và tiến hành giao đất giao rừng cho cộng đồng người Mã Liềng ở các bản vào tháng 7 năm 2013. Cộng đồng người Mã Liềng tại bản Kè đã được giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định 50 năm, với tổng diện tích là 465,02 ha.
Có thể thấy công tác quản lý rừng giai đoạn này bước đầu mang lại hiệu quả bởi khi tiến hành giao đất giao rừng cho người Mã liền đã phát huy được tính cộng đồng thôn bản để bảo đảm quyền lợi về đất và rừng của các gia đình và cá nhân không rơi vào tay người khác, đồng thời phát huy truyền thống quản lý và sử dụng đất và rừng xưa theo luật tục vốn có của đồng bào và bổ sung những tri thức mới về lâm sinh, quy hoạch rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho người dân.
3.3.3. Quản lý rừng hiện tại ở Bản Kè
3.3.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý
Hiện tại ở bản Kè đang quản lý rừng cộng đồng theo hình thức: Rừng được giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý. Thành lập BQL rừng cộng đồng và các tổ, dưới mỗi tổ là các nhóm bảo vệ rừng. Các tổ nhóm sẽ tuần tra bảo vệ rừng theo lịch cố định được phân công theo các tổ trong bản và các nhóm trong từng tổ. BQL rừng cộng đồng bản Kè gồm có 13 thành viên, trong đó Cao Dụng (trưởng bản Kè) làm trưởng ban. Ngoài ra còn có hai phó ban và một kế toán, còn lại là các thành viên.
(Nguồn: thảo luận nhóm, 2015)
Sơ đồ 3.3. Cấu trúc quản lý rừng bản Kè
Sơ đồ thể 3.3 thể hiện được mối quan hệ giữa các thành phần trong bộ máy tổ chức quản lý rừng ở bản Kè. Đứng đầu bộ máy là BQL rừng cộng đồng đóng vai trò chỉ đạo, giám sát các tổ bảo vệ rừng; trong các tổ này lại bầu ra tổ trưởng có trách
Ban quản lý rừng cộng đồng bản Kè Tổ bảo vệ rừng Tổ bảo vệ rừng Tổ bảo vệ rừng Nhóm bảo vệ rừng Nhóm bảo vệ rừng Nhóm bảo vệ rừng Nhóm bảo vệ rừng Nhóm bảo vệ rừng Nhóm bảo vệ rừng
nhiệm giám sát, chỉ đạo các thành viên. Giữa các tổ, các nhóm bảo vệ rừng có sự hỗ trợ, hợp tác với nhau trong quá trình bảo vệ rừng.
3.3.3.2 Hương ước quản lý
BQL rừng cộng đồng đã xây dựng Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, trong đó quy định những việc phải làm, những việc được làm, những việc khuyến khích làm, những việc không được làm và quyền lợi đối với tất cả các thành viên cộng đồng, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của BQL rừng cộng đồng, của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, cụ thể:
• Những việc phải làm
- Mọi người dân trong bản phải thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của bản như sau:
+ Các tổ bảo vệ rừng, dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý rừng cộng đồng, phải cử người (ít nhất 1 ngày phải có 2 đến 3 người) thường xuyên tuần tra, quản lý bảo vệ diện tích rừng của cộng đồng theo thời gian được phân công.
+ Người xin khai thác gỗ làm nhà, gỗ gia dụng… phải làm đơn được cộng đồng nhất trí và được phê duyệt và phải nộp vào quỹ của cộng đồng theo quy định: 200.000đ đối với 1m3 gỗ nhóm 3, nhóm 4 và 100.000đ đối với 1m3 gỗ nhóm 4, nhóm 6.
+ Khi khai thác lâm sản ngoài gỗ, khoanh nuôi bảo vệ rừng, phải theo đúng kế hoạch, quy định kỹ thuật đã được cộng đồng xây dựng, khai thác xong phải dọn vệ sinh rừng theo quy định.
+ Mọi người dân trong cộng đồng, tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng do cộng đồng dân bản tổ chức, đội bảo vệ rừng khi phát hiện cháy rừng, phải báo ngay cho BQL rừng cộng đồng huy động lực lượng chữa cháy rừng.
+ Làm nương rẫy phải theo quy hoạch của cộng đồng, trước khi xử lý thực bì, đốt nương làm rẫy phải làm đường băng cản lửa, phải báo cáo với BQL rừng để có phương án phòng chống cháy rừng kịp thời.
+ Chăn nuôi gia súc phải có chuồng trại, có người chăn dắt hoặc thả đúng nơi cộng đồng quy định.
- Phát hiện và tố giác các đối tượng (trong và ngoài cộng đồng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, tham gia bắt giữ đối tượng giao cho bản và cơ quan chức năng xử lý.
- Các hộ gia đình phải đóng góp ngày công lao động trong việc bảo vệ và phát triển rừng khi có yêu cầu của cộng đồng. Nếu hộ nào không tham gia lao động thì phải nộp tiền, số tiền do cộng đồng quy định.
- Nghiêm túc các hình thức xử lý của cộng đồng.
• Những việc không được làm
- Không được khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép gỗ và các loại lâm sản khác.
- Không được khai thác các loại cây cấm, khai thác tại các điểm ảnh hưởng đến nguồn nước của cộng đồng.
- Không được khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ không đúng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được phê duyệt, không được khai thác vượt quá khối lượng đã được phê duyệt cho phép, không đúng thiết kế. Không được mua bán gỗ và lâm sản ngoài gỗ chưa có sự đồng ý của cộng đồng và của xã theo quy ước.
- Không được săn bắn, bắt bẫy, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã đã quy định cấm.
- Không được nổ mìn, dùng kích điện, đánh bả thuốc để bắt các loại thủy sản. - Không được nổ mìn khai thác đá, đào bới gây sạt lở làm hủy hoại đất đai và đường giao thông.
- Không dùng lửa tùy tiện trong rừng, đốt tổ ong, rà phá phế liệu chiến tranh trong rừng.
- Không được đốt thực bì làm rẫy vào thời gian khô nóng cao điểm và chưa có sự đồng ý của BQL rừng cộng đồng và chính quyền địa phương.
- Không được lấn chiếm đất rừng, không được chăn thả gia súc phá hoại rừng phục hồi theo quy định.
• Trách nhiệm và quyền hạn của BQL rừng cộng đồng
- Tổ chức lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm - Tổ chức lập, phổ biến và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng
- Tổ chức và phân công các tổ quản lý, bảo vệ rừng
- Xử lý vi phạm quy ước, các vụ vi phạm lớn vượt ngoài phạm vi quy ước chuyển lên UBND xã giải quyết.
- Được quyền lập quỹ Phát triển rừng cộng đồng từ ngụồn thu dịch vụ khai thác, tiền bán lâm sản được nhà nước cho phép, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn tiền thưởng, tiền từ ngân sách nhà nước… Việc trích lập và chi nguồn quỹ phải được công khai minh bạch trước dân bản, có sự kiểm tra giám sát của UBND xã.
- Được quyền xét duyệt các đối tượng, hộ gia đình khai thác, sử dụng lâm sản, dựa vào mức độ thực hiện, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng hộ gia đình.
- Yêu cầu người vi phạm phải đền bù bằng công lao động và giá trị thiệt hại cho người bị hại theo mức độ thiệt hại.
- Ban quản lý rừng cộng đồng phải có quy chế và kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm, quyền hạn các thành viên. Tổ chức cuộc họp định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc đột xuất để đánh giá tình hình hoạt động của ban, phê bình, kiểm điểm những đối tượng, gia đình vi phạm hương ước.
• Trách nhiệm và quyền hạn của người dân
- Tham gia vào các hoạt động quản lý rừng cộng đồng: Lập kế hoạch, quy ước... và thực hiện theo sự phân công của Ban quản lý rừng cộng đồng.
- Tham gia vào các tổ tuần tra bảo vệ rừng.
- Ngăn chặn và báo cho Ban quản lý rừng cộng đồng khi có người mang phương tiện săn bắt và khai thác lâm sản vào rừng cộng đồng.
- Khi phát hiện ngựời vi phạm quy ước thì giữ tang vật và người vi phạm và báo cho Ban quản lý rừng rừng cộng đồng để lập biên bản [25].