Tổ chức xã hội của cộng đồng người Mã Liềng ở Bản kè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 54)

3.2.2.1 Cấu trúc dòng họ, gia đình

Dòng họ

Dòng họ là tổ chức được xác định dựa trên cơ sở các thành viên có quan hệ huyết thống tính theo dòng cha, bị ràng buộc bởi vấn đề tín ngưỡng. Người Mã Liềng gọi dòng họ là nòi kchôông (nòi giống) hoặc chum cù muỷch (chung ma).

Trong một xóm người Mã Liềng có nhiều dòng họ, là những người thờ chung ma. Riêng nhóm người Mã Liềng sống ở bản Kè có 3 dòng họ chính, đó là họ Cao; họ Phạm và họ Hồ. Dòng họ có một vị trí hết sức quan trọng, chi phối đời sống mỗi cá nhân và gia đình, là cơ sở để nhận biết nhau trong hôn nhân. Ý thức, tình cảm của các thành viên trong dòng họ được quy tụ thông qua bàn thờ họ - nơi trú ngụ của tổ tiên, được đặt ở nhà tộc trưởng. Hàng năm ông thay mặt các thành viên đứng ra tổ chức cúng tổ tiên một lần. Trưởng dòng họ, ông còn có nhiệm vụ chứng nhận cuộc hôn nhân, dàn xếp các công việc chung của dòng họ. Có nhiều tộc trưởng giữ chức chủ làng hay làm thầy cúng.

Người có quan hệ cùng dòng họ ở người Mã Liềng được phân thành hai nhánh: Khâu cu muých trong và khâu cu muých ngoài. Cu muých trong là con cháu ba thế hệ ở cô, chú, bác (thuộc bên nội). Cu muých ngoài gồm con cháu ba thế hệ của o, cậu, dì (thuộc bên ngoại). Như vậy, dòng họ ở người Mã Liềng mang màu sắc chế độ phụ quyền đậm nét. Cách phân định này làm cơ sở thiết lập quan hệ hôn nhân ngoài huyết thống, con cháu Cu muých ngoài có thể lấy nhau mà không vi phạm luật tục.

Tổ chức dòng họ được vận hành dựa vào luật tục, tình cảm, ý thức, trách nhiệm từ các thành viên trong họ. Trong quan hệ dòng họ của người Mã Liềng rất hiếm khi xảy ra mâu thuẫn, bất hòa trong anh em, mọi người luôn chung sống hòa thuận, giúp đỡ nhau để cho tổ tiên “khỏi buồn, khỏi tức giận”.

Gia đình

Gia đình người Mã Liềng là kiểu gia đình phụ quyền, thường có hai thế hệ cùng sinh sống: Cha mẹ, con cái, thỉnh thoảng mới có thế hệ thứ ba là ông bà, con trai lấy vợ thường ra ở riêng. Tính phụ quyền thể hiện ở chỗ chủ gia đình là người cha hoặc người chồng có vai trò điều hành, quản lý gia đình hay quyết định những chuyện quan trọng như làm nhà, phát rẫy, cưới vợ cho con, tổ chức ma chay.

Tuy vậy nhưng quan hệ bình đẳng vẫn bao trùm trong gia đình. Mọi người trong gia đình đều cùng làm và hưởng thành quả lao động chung. Sự phân công lao động trong gia đình người Mã Liềng dựa trên tính chất công việc, giới tính và độ tuổi. Người vợ và con gái đảm nhiệm việc nội trợ và một phần công việc nhẹ nhàng trong canh tác nương rẫy hay chăn nuôi lợn gà. Người chồng và con trai đảm nhận công việc nặng nhọc như đi rừng, săn bắn, làm nhà, cưới xin con cái, ma chay… Giáo dục con cái trong gia đình cũng có sự phân công: Con trai thường theo bố từ khi còn rất nhỏ học cách đặt bẫy, làm rẫy… Con gái thường được mẹ dạy dỗ. Trong gia đình, mối quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái là mối quan hệ tôn trọng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chính mối quan hệ tốt đẹp đó, đã làm cho gia đình đồng bào Mã Liềng tuy sống nghèo đói thiếu thốn về mọi mặt nhưng vẫn rất hòa thuận với nhau.

3.2.2.2 Tổ chức xã hội truyền thống

Người có uy quyền nhất và đứng đầu xóm người Mã Liềng là một vị già làng. Ông là người am hiểu về xã hội tộc người mình, nắm vững phong tục tập quán, có trách nhiệm với dân bản, giàu kinh nghiệm, có năng lực thực sự, biết “cái bụng dân

Hộp 1: Nguồn gốc các họ ở người Mã Liềng tại bản Kè

Ông Cao Ké (già Điện) – già làng ở bản Kè cho biết: “Trước đây người Mã Liềng không có họ nhưng khi ra sống tại làng mới (bản Kè hiện nay), người Mã Liềng đã đặt họ cho mình. Đồng bào có ba họ: Họ Cao, để chỉ họ ở trên cao; họ Hồ, lấy theo tên Hồ Chủ tịch; họ Phạm, theo họ bác Phạm Văn Đồng

nghĩ”, hiểu “cái điều thần linh muốn” và thông thạo đường đi lối lại trong rừng. Tiếp đến là trưởng bản Mã Liềng là người đại diện cho công tác ngoại giao giữa bản với các bản khác. Theo luật tục, trưởng bản không làm theo tính chất luân phiên hay một thời gian quy định có sẵn, mà do dân làng bầu lên [29].

Lãnh tụ tinh thần của ngôi làng là thầy cúng, người hiểu về đất đai phong tục, tập quán, có khả năng giao tiếp với thần linh. Thầy cúng người quan trọng nhất sau vị trí trưởng bản, đảm nhiệm vai trò đứng chủ lễ tế trong canh tác, giao tiếp với thần linh, tổ chức các lễ hội… Ở một số nơi trưởng bản cũng chính là thầy cúng và ngược lại.

Cách thức tổ chức quản lý truyền thống của người Mã Liềng rất đơn giản, còn thiếu vắng vai trò thủ lĩnh quân sự và thầy cãi (về vấn đề luật tục). Điều đó phản ánh thực trạng phát triển xã hội ở nhóm người này, chưa nảy sinh những vấn đề phức tạp như: Trộm cắp, ngoại tình, xung đột quyền lợi, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong đối ngoại… Mọi quan hệ trong làng bản dựa trên tinh thần dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, dựa trên niềm tin tín ngưỡng nên đưa lại hệ quả tốt đẹp trong lối sống sinh hoạt tự trị của bản làng.

3.2.2.3 Tổ chức xã hội hiện nay

Hiện nay, hệ thống quản lý xã hội có thêm bộ máy quản lý theo lối hành chính Nhà nước, dựa trên pháp luật, đại diện là trưởng bản do chính quyền xã, huyện bầu lên và được sự thừa nhận trên văn bản pháp lý. Trưởng bản có nhiệm vụ như trưởng thôn, là đại diện cho dân bản tham gia các cuộc họp tại xã, huyện, tỉnh và cao hơn. Trưởng bản là người truyền đạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến tận đồng bào. Tạo nên mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, nhìn chung là phục vụ đắc lực cho cấp xã về các hoạt động quản lý Nhà nước đối với làng bản.

(Nguồn: thảo luận nhóm, 2015)

Sơ đồ 3.1. Mô hình bộ máy xã hội bản Kè, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa

Sự tham gia của bộ máy hành chính Nhà nước cũng đã làm mờ nhạt hệ thống tự quản truyền thống, dựa trên kinh nghiệm, luật tục. Trước đây, mặc dù bộ máy quản lý truyền thống người Mã Liềng ở bản Kè còn đơn giản và lỏng lẻo, song làm việc hết sức hiệu quả. Bởi nó được dựa trên niềm tin, tín ngưỡng, đạo đức của người Mã Liềng, nên họ rất tôn trọng và chấp hành. Bộ máy quản lý nhà nước mới tuy có sự chặt chẽ hơn nhưng làm việc không hiệu quả như bộ máy quản lý xã hội truyền thống. Bởi nó không còn đảm bảo chức năng thực hiện niềm tin, tín ngưỡng, đạo đức của người Mã Liềng mà chỉ có chức năng quản lý. Vì vậy để quản lý có hiệu quả cần có sự kết hợp giữa bộ máy quản lý nhà nước và bộ máy quản lý truyền thống. Nhận thấy điều này, năm 2003, dưới sự tư vấn của trung tâm CIRD và chính quyền địa phương hỗ trợ, dân bản đã lập hội đồng già làng. Đưa ra ý kiến Huyện, xã HĐGL Trưởng bản Hộ gia đình Nói lên ý kiến của dân

bản Chỉ thị Nêu lên ý kiến Mệnh lệnh Hỏi ý kiến, bàn bạc Lắng nghe Truyền dạy, chỉ bảo

Hiện tại hội đồng già làng (HĐGL) của bản Kè có 7 người, gồm: trưởng bản hiện tại (Cao Dụng); người cao tuổi nhất trong cộng đồng (Cao Ké); trưởng bản trước đây (Cao Mai); và những người lớn tuổi trong làng (Cao Thị Lan, Cao Thị Khai, Cao Ngụ) và một người nữa là Cao Đề, mặc dù không phải là người cao tuổi nhưng vẫn được mời tham gia để gánh vác công việc chung.

HĐGL rất có tiếng nói trong cộng đồng và vì vậy vai trò lớn nhất của HĐGL là kết nối và phát huy sức mạnh của cộng đồng để cùng nhau thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện đời sống của người dân; San sẻ bớt gánh nặng cho người lãnh đạo cộng đồng như trưởng bản; Khuyên nhủ, nhắc nhở người dân trong bản, đặc biệt là thanh niên, trong việc làm ăn và tổ chức cuộc sống. Ngoài ra còn giải quyết các sự vụ của bản như việc dập tắt cháy rừng, mâu thuẫn, đánh nhau...

Cách thức HĐGL giải quyết vấn đề trong bản: Mỗi khi bản xảy ra việc, HĐGL lập tức tổ chức họp bàn tìm phương án giải quyết hoặc triển khai hoạt động. Hình thức thông báo bằng loa hoặc trực tiếp gặp gỡ từng người. Tiếp đến, HĐGL thông báo tới người dân để triển khai, tổ chức thực hiện hoặc tổ chức họp dân bản (nếu cần thiết). Mặc dù có thể thấy các già làng tuy năng lực và trình độ hạn chế, nhưng họ luôn đi đầu trong các hoạt động để làm gương cho dân bản, cho con cháu noi theo.

Hộp 2: Câu chuyện HĐGL huy động bà con xử lý cháy rừng

Chiều một ngày của năm 2007, ở bản Kè lần đầu tiên xảy ra một vụ cháy rừng do thời tiết quá khô nóng. Các già Cao Dụng, Cao Mai đang ở nhà, là những người tổ chức huy động chữa cháy và cũng trực tiếp tham gia chữa cháy.

Khoảng 11h trưa, người dân phát hiện ra đám cháy và đến báo với già Dụng. Già Dụng chạy đến từng nhà thông báo với các thành viên trong tổ HĐGL. Lúc này, trong tổ HĐGL chỉ có già Mai và già Dụng ở nhà. Già Dụng nhủ già Mai đi báo cáo với chính quyền xã. Thế là ông Cải, thợ mộc của chương trình ‘Ngói hóa’ chở già Mai đi tìm báo với công an xã.

Trong khi đó, già Dụng thông báo trên loa huy động tất cả lực lượng thanh niên đang có mặt tại bản đi chữa cháy. Rồi già Dụng, già Mai trực tiếp cùng 7 thanh niên trong bản và ông Bính lập tức đi chữa cháy và cũng dập bớt được phần nào ngọn lửa.

Một lát sau, 3 cán bộ công an viên ở xã, trong đó có đồng chí trưởng công an xã, đến cùng với 6 người ở đội chữa cháy của xã, đã giúp bà con dập tắt được hoàn toàn đám cháy vào lúc 16h cùng ngày.

3.2.2.4 Quan hệ xã hội

Người Mã Liềng trước đây sống sâu trong các mảnh rừng với lối kinh tế tự cung, tự cấp. Quan hệ mỗi thành viên chỉ gắn chặt với gia đình, dòng họ, bản làng, đậm chất khép kín. Nay cùng quá trình xây dựng bản làng mới, là quá trình hành chính hóa từ phía Nhà nước, tổ chức hành chính đã mở rộng từ cấp thôn - xã - huyện - tỉnh - quốc gia.

Quan hệ trao đổi buôn bán đã diễn ra từ lâu song không nở rộ như bây giờ, người buôn thì luôn theo đuổi nhu cầu lợi nhuận càng cao càng tốt và họ sẵn sàng cho người dân nợ, khi nào đòi lại bằng sản phẩm. Còn người Mã Liềng đi lấy những sản phẩm khai thác từ rừng như: mật ong, lá nón, gỗ, săn bắt… và cả những thứ được nhà nước hỗ trợ: lợn, gà… để đổi lấy rượu, thuốc, gạo, thức ăn, quần áo… Bởi người Mã Liềng họ không biết được giá trị thực của sản phẩm, nên luôn bị người buôn gạt, mua rẻ bán đắt. Bởi vậy cuộc sống người Mã Liềng không lúc nào khấm khá lên được, luôn chìm trong cảnh nợ nần. Ngày xưa dù người dân có sống khổ, nhưng họ cũng có thể tự lo cho gia đình, không nợ nần ai, cuộc sống có thể nói là thoải mái. Nay việc luôn bị các người buôn đòi nợ, chửi bới đã làm cho tinh thần người dân quẩn trí, không yên tâm làm ăn. Chuyện người Mã Liềng bản Kè nợ nần người buôn đó cũng là thực trạng chung cho người Mã Liềng ở các bản khác. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cấm việc các người buôn lợi dụng đồng bào vào trao đổi sản phẩm và đặc biệt đã chỉ bảo tận tình, giúp đồng bào hiểu được giá trị thực của sản phẩm.

Quan hệ giữa người Mã Liềng với các cộng đồng người khác ngày càng được mở rộng, còn quan hệ giữa các thành viên trong làng bản cũng rất bền vững, mối quan hệ này đã được thiết lập từ lâu đời. Họ có quan hệ với nhau trong sản xuất, đó chính là mối quan hệ nương tựa giúp đỡ lẫn nhau, người đồng bào có thể luân phiên nhau đổi công cho kịp mùa vụ, tại bản Kè còn có lối làm việc đổi công trong làm nhà. Những lúc trong gia đình nào có việc như tang ma, cưới xin, luôn được mọi người dân trong bản đến chia sẻ, giúp đỡ. Điều này tạo nên mối tình hòa thuận giữa các hộ gia đình trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 54)