3.2.3.1 Sinh kế chung
Sau hơn 20 năm thực hiện cuộc vận động ĐCĐC của Đảng và nhà nước Việt Nam, người dân Mã Liềng đã ổn định cư trú. Đất sản xuất nông nghiệp ở bản Kè chỉ có 4ha, bao gồm đất màu và đất trồng lúa nước với diện tích tương ứng lần lượt là 1,6 ha và 2,4 ha.
Qua quá trình tìm hiểu, thì được biết phần lớn kinh tế của các hộ gia đình trong bản Kè phụ thuộc chủ yếu vào rừng (90% số hộ). Ngoài ra, họ còn có các nguồn thu khác từ sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa nước, ngô,..; chăn nuôi và vườn hộ. Mặc dù, có nhiều nguồn thu khác nhau nhưng người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là vào các khoảng thời gian giáp hạt.
Bảng 3.5. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người Mã Liềng ở bản Kè
ĐVT: %
TT Nguồn thu nhập Cơ cấu
1 Hoạt động trồng trọt 12,23
2 Hoạt động chăn nuôi 5,64
3 Hoạt động lâm nghiệp (khai thác tài nguyên, trồng rừng..) 44,57
4 Dịch vụ - buôn bán 18,19
5 Trợ cấp xã hội 19,36
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2015)
Nhìn vào bảng 3.5, thấy được thu thập của hộ gia đình ở bản kè từ 5 nguồn thu chính, bao gồm: Hoạt động trồng trọt, hoạt động chăn nuôi, hoạt động lâm nghiệp, dịch vụ buôn bán và trợ cấp của xã hội. Trong đó, hoạt động lâm nghiệp mà chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng chiếm tỷ lệ cao nhất (44,57%).
❖ Hoạt động trồng trọt
Người Mã Liềng là cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào sinh kế khai thác nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên, nhưng từ khi ĐCĐC đến nay, người dân đã và đang chuyển dần sang sinh kế sản xuất. Hoạt động trồng trọt đang được đẩy mạnh với tổng diện tích 4ha, trung bình 183,5 m2/người, phần lớn là đất đồi và bãi bồi ven sông. Diện tích đất ít, cơ cấu cây trồng chưa có tính tập trung, cộng thêm trình độ của người dân còn thấp nên kết quả sản xuất của người Mã Liềng ở bản Kè chưa được cao.
20 16 15 15 9 11 10 0 5 10 15 20 25
Lúa Ngô Lạc Đậu Sắn Cây ăn quả Cây rau
Sốhộ
Câ ytrồng
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015)
Biểu đồ 3.5. Cây trồng trong nông nghiệp
Nhìn chung, cơ cấu cây trồng của người dân ở bản Kè tương đối đa dạng, các loại cây lương thực được trồng tại bản kè từ trước là sắn, ngô, lúa. Trong đó, lúa là cây lương thực được người dân ưa chuộng nhất (20 hộ tham gia).
❖ Hoạt động chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi ở bản Kè mặc dù được chương trình ĐCĐC và trung tâm CIRD hỗ trợ nhiều về mặt kỹ thuật cũng như con giống nhưng chăn nuôi ở đây chưa phát triển, vấn đề chăn nuôi gia súc vẫn chưa được người dân thực sự quan tâm.
Bảng 3.6: Tình hình chăn nuôi tại bản Kè năm 2014
Stt Loại vật nuôi Số hộ tham gia (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (con) 1 Trâu 2 4,26 6 2 Bò 7 14,89 12 3 Lợn 0 0,00 0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015)
Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy, ở bản Kè hiện nay chỉ có 2 loại vật nuôi chính là trâu và bò; tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc rất thấp nên số lượng gia súc không được nhiều. Chỉ có 4,26% hộ nuôi trâu với tổng số lượng là 6 con; bò có tỷ lệ số hộ tham gia cao hơn (14,89%) với tổng số lượng là 12 con và không còn một hộ nào nuôi lợn (0%).
Nguyên nhân chăn nuôi ở bản Kè không phát triển là do dịch bệnh gia súc xảy ra nhiều, trong khi tập quán chăn thả chưa được cải thiện, không có cán bộ thú y được đào tạo để chủ động phòng và chữa bệnh cho gia súc, ngoài ra còn bị tư thương ép giá. Mặt khác cũng do người dân đã bán trâu bò được cấp để lấy tiền ăn tiêu. Ông Cao Dụng, trưởng bản Kè cho biết: “Trâu bò nhà nước cấp đại nhiều, nhưng bọn tôi không giữ được, nghe họ xui bán, bán xong ăn luôn, không giữ được”. Một nguyên nhân đáng báo động còn là nạn một số kẻ gian người Kinh trong địa phương đã bắt trộm hoặc chém gây thương tích trâu bò của đồng bào Mã Liềng khiến người dân không còn quan tâm nữa.
❖ Hoạt động lâm nghiệp
Thông qua các chương trình, dự án, người dân Mã Liềng ở bản Kè đã được hỗ trợ cây giống lâm nghiệp, phân bón và tập huấn kiến thức kỹ thuật để phát triển rừng trồng. Ngoài trồng rừng cộng đồng, người dân bản Kè còn trồng thêm ở vườn hộ của gia đình với loại giống là cây keo. Theo số liệu điều tra, tại bản Kè diện tích rừng trồng năm 2014 là 11 ha được trồng tại rừng cộng đồng của bản; Tại vườn hộ có 42 hộ (89,36%) tiến hành trồng cây keo với diện tích bình quân 2.780 m2/hộ. Qua đó cho thấy người dân Mã Liềng ở bản Kè đã phần nào tiếp thu, có sự quan tâm đến hoạt động này.
Ngoài hoạt động trồng rừng thì khai thác tự nhiên để phục vụ cuộc sống là hoạt động sinh kế phổ biến của cộng đồng người Mã Liềng ở bản Kè. Theo số liệu điều tra, 100% số hộ gia đình ở bản Kè có tham gia khai thác các sản phẩm tự nhiên. Các loại lâm sản được khai thác chủ yếu là măng rừng, song mây, lá nón, mật ong, củi, rau
rừng, động vật rừng…vừa để đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày vừa dùng làm hàng hóa trao đổi, buôn bán.
3.2.3.2 Sinh kế phụ thuộc vào rừng
Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rừng của người Mã Liềng gồm các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ, đây là phần thu nhập bằng tiền thường xuyên nhất và chiếm phần lớn trong tổng thu nhập gia đình. Sinh kế khai thác sản vật tự nhiên là hoạt động không bền vững nhưng được người dân tham gia khai thác khá nhiều và tham gia với mức độ khác nhau.
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015)
Biểu đồ 3.6: Số hộ tham gia khai thác sản vật tự nhiên
Nhìn vào biểu đồ 3.6 thấy rằng măng rừng, lá nón, song mây, củi, ong là những sản vật được khai thác phổ biến đối với người dân. Theo kết quả điều tra cho biết toàn bộ sản lượng lá nón và song mây khai thác được người dân đều bán hết. Măng rừng với mật ong thì bán một phần, để lại sử dụng một phần. Và khai thác củi với mục đích chủ yếu là sử dụng trong gia đình.
Trong rất nhiều loại sản phẩm từ rừng được người dân bản Kè khai thác (hình 3.8), thì có bốn loại sản phẩm được cho là có giá trị nhất và được người dân tham gia khai thác nhiều, đó là: song mây; lá nón; măng rừng và mật ong. Các nguồn thu này được người dân coi là khá ổn định về mặt thu nhập trong một khoảng thời gian tức thời.
Số hộ
Bảng 3.7: Các sản phẩm khai thác mang lại nguồn thu chính của người Mã Liềng TT Sản phẩm khai thác Tỷ lệ hộ tham gia (%) Thu nhập/hộ/năm (triệu đồng) 1 Măng rừng 85,11 1,123 2 Song mây 68,09 1,038 3 Lá nón 100 1,640 4 Ong 76,6 1,086 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015)
Nhìn vào bảng 3.7 cho thấy, lá nón là sản phẩm thu hút số hộ tham gia khai thác nhiều nhất (100%). Đây là hoạt động có thời vụ quanh năm, công việc nhẹ nhàng nên chủ yếu là phụ nữ tham gia thực hiện. Cây lá nón mọc rất nhiều, ở khắp nơi và có độ cao dưới 1m, chỉ cần dùng dao nhỏ cắt những chiếc lá non là được. Do đó, thu nhập bình quân do hoạt động khai thác lá nón mang lại đạt hiệu quả cao nhất trong các loại sản phẩm là 1.640.000đ/hộ/năm.
Bên cạnh lá nón, thì măng rừng cũng là một loại sản phẩm được các hộ gia đình khai thác thường xuyên (85,11%). Măng thường được khai thác vào thời gian từ tháng 6 – tháng 9 trong năm. Măng thường được bán ở dạng tươi, ngâm, sấy khô hay luộc. Thu nhập bình quân sản phẩm măng mang lại là 1.123.000đ/hộ/năm.
Song mây mặc dù là loài có số lượng cá thể nhiều, thời gian khai thác quanh năm, nhưng mây thường mọc ở những khu vực núi đá cao, hiểm trở, việc khai thác cũng khó khăn và cực khổ, khiến cho số hộ tham gia khai thác loại hình này thấp hơn (68,09%). Đối tượng đi lấy song mây thường là nam giới và mỗi ngày một người trưởng thành khai thác được khoảng 10 – 20 kg. Thu nhập bình quân song mây mang lại cho hộ gia đình là 1.038.000/hộ/năm.
Mật ong cũng rất được đồng bào chú trọng, bởi có giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, Tháng 4 – tháng 7 trong năm là thời gian thích hợp để khai thác mật ong, vì vậy đến mùa nắng hầu hết đàn ông Mã Liềng đều vào rừng tìm mật ong. Theo số liệu phỏng vấn hộ thì có 76,7% số hộ tham gia khai thác ong và thu nhập trung bình do ong mang lại là 1.086.000đ/hộ/năm.