Luật tục về xác định quyền đối với đất đai, rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 72)

Theo truyền thống, luật tục của người Mã Liềng về xác định quyền với đất đai, rừng bao gồm các quy định trong việc di dời nơi cư trú của bản; luật tục về quyền sở hữu, quản lý rừng và đất rừng; luật tục về quyền tiếp cận, kiểm soát và sử dụng đất đai.

Cụ thể:

+ Luật tục trong việc di dời nơi cư trú của bản: Bản người Mã Liềng thường cố định, việc dời bản chỉ diễn ra trong trường hợp bản có dịch bệnh, nhiều người chết hay

có người ngoài chết trong bản. Đồng bào quan niệm rằng đó là do họ đã làm gì sai trái, ma rừng không cho họ sống ở đó nữa, buộc phải tiến hành lễ cúng xin ma tha thứ và chỉ nơi ở mới.

Việc dời bản của người Mã Liềng phải có sự đồng ý của trưởng bản, ông thường hỏi ý kiến của thầy cúng, các vị già làng và cuối cùng tổng hợp các ý kiến đưa ra quyết định, nếu trưởng bản không đồng ý thì bản sẽ không được di dời. Theo truyền thống đến vùng đất mới cư trú, người Mã Liềng phải tiến hành lễ cúng thần đất (Atắt) - mẹ của muôn loài. Đồng bào thường chọn ngày 2, 12, 22 của tháng 2, 4, 6 và tháng 10. Họ kiêng các tháng 8, tháng 12. Lễ vật bao gồm 1 nắm gạo vãi 4 phương, 4 bát cơm, 1 cục xôi và 1 bát hương. Thầy cúng tiến hành thắp hương tế lễ, xin phép các vị thần cho họ được sống trên vùng đất này. Sau đó thầy sẽ gọi: “Thần khe Nẹ, khe Mộ Rộ, Chứt xi măng, tức lèn đá xi măng cao nhất ở vùng Đông Tây dãy trường sơn, khe Rào Cái ở trên nguồn sinh thủy Cà Tang. Còn dưới nguồn thầy gọi khe Cà Tang, khe Rái cùng về với con cháu Mã Liềng để chứng kiến lễ động thổ này” [2]. Khi tung hai đồng xu, nếu có một đồng sấp một đồng ngửa thì đó là mảnh đất tốt, nếu hai đồng đều ngửa phải xin lại, còn hai đồng đều sấp buộc đồng bào phải đi tìm nơi ở khác. Nghi lễ này là thủ tục đầu tiên song hết sức quan trọng cho việc chọn lập bản mới và cả việc làm nhà mới mà đồng bào không thể nào bỏ qua. Như vậy việc dời bản ở đồng bào người Mã Liềng là một việc hết sức quan trọng, nó thể hiện niềm tin vào sự hiện diện của ma và lòng tin, sự kính trọng vào già làng.

+ Luật tục về quyền sở hữu, quản lý rừng và đất rừng: Theo người Mã Liềng, tài nguyên rừng bao gồm các loại như rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn, rừng khai thác sản xuất… Đây đều là những đối tượng thuộc sự quản lý chung của cộng đồng, chủ sở hữu tối cao luôn là cộng đồng bản làng, quyền sở hữu không thuộc về bất cứ cá nhân nào. Ở đó các cá nhân với tư cách là thành viên của bản chỉ có quyền sử dụng, khai thác ở mức độ nhất định (đối với tài nguyên rừng được khai thác, sản xuất) và cấm khai thác ở các rừng ma, rừng thiêng. Theo quan niệm của người Mã Liềng, tất cả đất đai, sông suối, sản vật… nằm trong phạm vi cavêl - làng đều là sở hữu chung của tất cả mọi thành viên.

Quyền sở hữu cá nhân đối với đất canh tác được luật tục thừa nhận, các hộ gia đình được tự do khai thác đất rừng trong ranh giới của làng trừ khu vực cấm khai thác, tùy theo khả năng mà cá nhân được hưởng thành quả của mình. Đối với những người

ngoài bản, khi muốn vào rừng của bản khác khai thác thì phải xin phép trường bản, nếu tự ý khai thác sẽ bị xử phạt theo quy định của bản.

Quyền sở hữu cá nhân đối với các sản phẩm khai thác từ khu rừng được phép khai thác (không phải rừng thiêng, rừng ma) cũng được luật tục thừa nhận. Đối với nguồn lợi khai thác đất đai cây cối sản vật tự nhiên khi được một người phát hiện và đánh dấu “luật nhát rìu” thì sẽ thuộc về tư hữu của người phát hiện đầu tiên. Khi một cá nhân lựa chọn được đám rẫy mới, họ xác định ranh giới và chủ quyền bằng cách cắm que tre (hình chữ thập), đặt tảng đá vào vùng vừa phát, hoặc chọn cây nứa hoặc lồ ô, chẻ ở một đầu làm tư rồi cắm ngược lên mảnh đất đó. Hay khi phát hiện được tổ ong nhưng chưa khai thác thì có thể xác định quyền sở hữu bằng cách chặt một nhát lên thân cây… khi người khác thấy thì họ sẽ không xâm phạm nữa. Trường hợp sản phẩm đã có người nhận nhưng người khác vẫn cố tình khai thác10 thì sẽ bị bản làng xử lý theo luật tục, thể hiện tính nghiêm trị đối với những kẻ hay tước đoạt thành quả lao động của người khác.

+ Luật tục về quyền tiếp cận, kiểm soát và sử dụng đất đai: Luật tục người Mã Liềng có quy định rõ ràng về quyền sử dụng của các thành viên trong cộng đồng. Mặc dù đất và tài nguyên rừng do toàn bộ cộng đồng sở hữu, nhưng các thành viên trong cộng đồng được phép sử dụng và khai thác. Các thành viên luôn được đối xử bình đẳng trong quan hệ sử dụng đất của cộng đồng. Trong luật tục của người Mã Liềng không tồn tại hình thức trao đổi, mua bán rừng. Vì vậy, các thành viên trong bản chỉ có quyền được khai thác, sử dụng rừng và chỉ được quyền chuyển nhượng cho người trong dòng họ, ngoài ra không ai có có quyền trao đổi, mua bán. Trường hợp người trong làng chuyển đi nơi khác sinh sống thì đất đai của người đó phải trả lại cho cộng đồng.

❖ Sự tồn tại và hiệu lực của các luật tục về xác định quyền đối với đất và rừng hiện nay: Hiện nay các luật tục về xác định quyền đối với đất đai và rừng không còn nguyên vẹn như trước nữa. Những luật tục, quy định về việc di dời nơi cư trú của bản làng đã bị mai một bởi người dân đã phần nào ổn định cuộc sống từ khi thực hiện cuộc vận động ĐCĐC (năm 1993) đến nay. Mặt khác sự di dời bản nay phụ thuộc vào sự

10Theo anh Cao Đề, già Điện thì người Mã Liềng phát hiện kẻ trộm thông qua việc thổi phép vào bát nước. Cách thức thế nào thì không rõ. Thời trước có ông Cổ Tăn biết cách làm phép này.

hoạch toán của chính quyền các cấp chứ không phải chỉ cần có sự đồng ý của chủ làng và các vị già làng như trước. Chính vì vậy có thể thấy việc cư trú tại bản làng mới đã làm giảm đi vai trò thiết chế tổ chức truyền thống người Mã Liềng. Cũng chính vì không có sự tham gia, giúp sức từ các vị già làng, chủ bản vào công cuộc định cư tại bản làng mới, nên nhiều quy định đã không còn thực hiện. Thể hiện ở việc người Mã Liềng luôn luôn quan niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá”, do đó khi về bản mới đồng bào luôn tổ chức lễ cúng thần đất, xin thần cho phép và phù hộ, nhưng nay ở bản mới đã bỏ qua nghi lễ đầu tiên quan trọng này.

Quyền sở hữu cá nhân đối với các sản phẩm khai thác từ rừng vẫn được duy trì, người dân được hưởng lợi theo khả năng khai thác. Nhưng quy định về “luật nhát rìu” không còn hiệu lực nữa, người Mã Liềng vẫn làm dấu thể hiện quyền sở hữu đối với những nguồn lợi họ phát hiện đầu tiên nhưng người sau thấy thì vẫn cứ khai thác. Nguyên nhân là do lượng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khả năng xâm nhập của nhóm người từ phía bên ngoài ngày càng tăng và nhóm người này thì không tuân theo quy định trong khi người dân tộc Mã Liềng cũng không làm gì được họ.

Vẫn còn tồn tại các luật tục trong việc phân định ranh giới đất đai, người dân vẫn phân biệt bằng cách sử dụng ranh giới tự nhiên như khe suối, đỉnh núi, vách đá… giữa các làng có sự tôn trọng chủ quyền của nhau, không làng nào xâm phạm làng nào. Tuy nhiên việc phân định này hiện nay đã dẫn đến xung đột khi phân chia đất đai theo luật pháp và gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để làm rõ thêm về hiệu lực của luật tục hiện nay, tôi đã tiến hành phỏng vấn hộ nhằm lấy ý kiến của người dân về sự tồn tại của luật tục trong ý thức của mỗi người.

Kết quả phỏng vấn người dân trong bản cho thấy rằng hầu hết người dân vẫn biết về các quy định trong tiếp cận và sử dụng đất đai, tỷ lệ bình quân chung ý kiến tuân thủ các quy định chiếm 89,36% số người được phỏng vấn. Duy chỉ có quy định “khi chọn được vùng đất thì tiến hành cúng” có tỷ lệ người tuân thủ thấp hơn (87,23%). Nhưng nhìn chung với kết quả trên cho thấy các luật tục trong tiếp cận đất đai, sử dụng đất đai vẫn hiện hữu trong cuộc sống của người dân Mã Liềng.

Bảng 3.9: Tỷ lệ ý kiến người dân cho biết mức độ tuân thủ

các luật tục về tiếp cận đất đai

ĐVT: %

Luật tục trong tiếp cận đất đai Bình quân chung

Nhóm tuổi trên 50 tuổi

Nhóm tuổi 50 trở xuống

Xin già làng khi muốn khai

hoang đất 89,36 100 86,11

Khai hoang đất sản xuất trong phạm vi ranh giới làng mình đang sống

89,36 100 86,11

Không khai hoang vùng đất đã

được người khác đánh dấu 89,36 100 86,11

Khi chọn được vùng đất thì phải

tiến hành cúng 87,23 90,91 86,11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015)

Xét riêng cho từng nhóm tuổi của người dân, kết quả phỏng vấn cho thấy: đối với các luật tục về tiếp cận đất đai, hầu hết người dân thuộc nhóm tuổi trên 50 tuổi được phỏng vấn đều biết và tuân thủ khá tốt (100%) đối với các quy định như: xin già làng khi muốn khai hoang đất; Khai hoang đất sản xuất trong phạm vi ranh giới làng mình đang sống; Không khai hoang vùng đất đã được người khác đánh dấu. Chỉ riêng quy định “Khi chọn được vùng đất thì phải tiến hành cúng” vẫn còn một số cá nhân không tuân thủ (90,91%). Nguyên nhân được người dân đưa ra là do họ không còn thấy ai cúng nữa nên họ cũng không tiến hành cúng.

Đối với nhóm tuổi 50 tuổi trở xuống thì có 86,11% số người cho rằng họ vẫn biết và tuân thủ các luật tục về tiếp cận đất đai, tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm người có đội tuổi trên 50 tuổi. Số người còn lại (13,89%) đưa ra lý do không tuân thủ là bởi vì họ mới di chuyển đến sống nên không biết về các quy định này; hay vì không tham gia vào các hoạt động này nên họ cũng không tuân thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 72)