Luật tục trong khai thác tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 79)

- Luật tục trong khai thác tài nguyên rừng theo truyền thống: các luật tục của người Mã Liềng được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, là luật tục trong khai thác tài nguyên đất đai: thể hiện ở kinh nghiệm chọn rẫy, kỹ thuật “phát, cốt, đốt, trỉa” và cả những tục lệ cúng bái trong canh tác nương rẫy.

Người Mã Liềng có truyền thống canh tác lúa khô trên nương rẫy, những tri thức bản địa mang yếu tố luật tục được thể hiện rõ nhất trong kinh nghiệm chọn rẫy và kỹ thuật “phát, cốt, đốt, trỉa”, bên cạnh đó còn là những tục lệ cúng bái, kiêng kỵ trong quá trình canh tác.

Mở đầu cho chu kỳ sản xuất mới là công việc chọn đất rẫy, thường do chủ nhà đảm nhiệm. Đi chọn rẫy phải chọn ngày tốt, thường ngày tốt là ngày 2, 12, 6, 16, 22, 26 trong tháng. Khi 1 người nào đó chọn được ngày tốt để đi chọn rẫy mới thì gọi cả bản cùng đi. Đám rẫy được lựa chọn thường là nơi bằng phẳng, ở những khu rừng già, đầu ngọn khe, gần nguồn nước, có nhiều cây cổ thụ, tránh nơi có cây đa, cây si vì theo quan niệm của người Mã Liềng sẽ có ma rừng trú ngụ ở trên những cây này. Khi tìm thấy mảnh đất hợp lý, họ xác định ranh giới và chủ quyền để báo hiệu cho người khác biết là đất đã có chủ. Sau đó về nhà hai ba đêm nằm mơ không gặp điềm xấu thì họ sẽ đến khai phá mảnh đất vừa chọn. Tiếp đến, họ về tìm sự linh ứng về đám rẫy qua giấc mơ (tốt khi mơ thấy người chết, lặn xuống nước…), điềm xấu (đất lở, núi sập, nước đục, cây ngã, khỉ trắng…), thì đám rẫy đó bị bỏ và họ đi tìm đám khác. Khi chọn được khu đất tốt, chủ gia đình có lễ cúng nhỏ gọi là kluôn tờ vắn bớn xin thần đất cho họ canh tác [22]. Ngoài ra, khi đi phát, sẻ rẫy mới mà chưa có ai xin phát lần nào, trước khi xin phát phải xin ma rú cho phép với thủ tục xin là một nắm muối, một nắm gạo khấn xong vứt ra bốn phía, sau đó mới bắt đầu phát làm. Khi phát rẫy, phát từ dưới lên – dễ phát hơn và khoẻ hơn. Sau khi phát rẫy xong người ta để cây khô, lá rụng mới chặt cành và dọn rẫy để khi đốt rẫy cây cháy nhanh và không lan sang rừng quanh rẫy. Công đoạn này được gọi là cốt rẫy. Đốt rẫy cũng đốt từ dưới lên, đặt đầu hướng gió để đốt, rẫy dễ cháy hơn và tránh cháy lan sang vùng khác. Kinh nghiệm khi đi đốt rẫy là phải quét nhà và sân thật sạch, không để sót. Vì theo quan niệm của người Mã Liềng là nếu để sót thì rẫy sẽ khó cháy hoặc cháy không hết.

Thứ hai, luật tục trong khai thác gỗ: Người Mã Liềng có những quy định rất khắt khe trong việc chọn gỗ để làm nhà. Họ không lấy các cây cụt đọt (cụt ngọn), cây khắt khe trong việc chọn gỗ để làm nhà. Họ không lấy các cây cụt đọt (cụt ngọn), cây khắt khe trong việc chọn gỗ để làm nhà. Họ không lấy các cây cụt đọt (cụt ngọn), cây bị sâu mọt để làm nhà, vì như vậy sẽ khiến chủ nhà sẽ hay bị ốm đau, cuộc sống khó khăn, không may mắn. Người ta cũng tránh các cây có dây leo, vì họ cho rằng dùng cây đó làm nhà thì sau này sẽ có con rắn, con trăn theo cây đó lên nhà. Muốn chặt gỗ thì phải xin phép già làng, nếu được chấp thuận thì tiến hành cúng ma rừng trước khi chặt cây. Khi chọn được cây mà chưa chặt lúc đó thì người ta thường phát vào thân cây, dùng cành cây, mũi tên gắn vào đó để báo hiệu cho người khác là cây gỗ đã có người nhận. Người khác khi thấy vậy sẽ tôn trọng và không chặt cây đó nữa. Cá nhân nào chặt cây, khai thác gỗ trong vùng rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn nước thì sẽ bị phạt trâu bò.

Thứ ba, là những tri thức bản địa mang yếu tố luật tục trong săn bắt thú: Để mở đầu mùa đi rừng và đặt bẫy người ta phải cầu cúng thần xứ, thần rừng và các ma trú

ngụ ở các đầu nguồn, khe suối, núi sông vào lễ cúng Mở cửa rừng đầu năm. Vào tháng 4 -5 là mùa hoa quả rừng, chim về nhiều, nhưng lại là ngày mùa nên người ta không đi săn bắn. Vả lại mùa hè khô hạn (từ tháng 4 đến tháng 7) thú không có nước uống nên không về, hiếm thấy. Vì vậy mùa hè không phải là mùa săn. Thường thì sau lễ cúng Lấp lỗ tháng 7 người dân mới được đặt bẫy bắt thú rừng. Từ tháng 7 - 9 là lúc nông nhàn và cũng là mùa lúa cần được bảo vệ nên đây cũng là thời gian săn bẫy. Từ tháng 9 đến tháng 12 trời rét, chim bay thấp, dễ phát hiện, lại gần tầm nỏ, là mùa săn bắn chim. Mùa săn bắt khỉ từ tháng 7 -10 vì có nhiều hoa quả, chúng tranh nhau ăn, dễ phát hiện, trong khi đó khỉ lại không để ý.

Ở người Mã Liềng có hai hình thức săn bắt chủ yếu là săn bắt cá nhân và săn bắt tập thể. Đây là hoạt động diễn ra hầu như quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa giáp vụ. Đi bẫy thú tập thể thường đi theo hội 4 – 5 người. Khi đi săn, đặt bẫy người Mã Liềng thường phải tuân theo những quy định có tính chất cấm kỵ, như khi đi săn hoặc bẫy gặp rắn thì không đánh, sợ đánh sẽ không săn được thú; Khi làm bẫy kiêng chặt các loại cây sau làm cần bật: túng tến, cây cung, kềm tom, tơ cang và cà tăm. Nếu chặt chúng làm cần bẫy sẽ không được thú. Nếu đặt bẫy thú mà người khác đi gặp thì cũng không được lấy, nếu biết của ai thì khi đó mới có thể mang về giúp họ và sẽ được họ chia phần.

Trường hợp bắt được thú thì cũng phải tiến hành cúng ma rừng, bao gồm: đầu, bốn chân, đuôi (luộc), gan (luộc). Đến khi về nhà thì phải báo cáo với ông bà với lễ gồm một chai rượu, thịt và cơm. Theo người Mã Liềng, cúng đầu của con vật vì đầu có tai, mắt, mũi… khi cúng đầu thì ma rừng sẽ bịt mắt, tai con vật để nó không thấy được bẫy của mình và dễ dàng bị bắt.

Khi bắn hoặc bẫy được thú to (mang, nai, sơn dương, lợn rừng v.v...) người ta tiến hành cúng bản thổ trong rừng. Họ cắt đầu lưỡi, đầu cái đuôi, hai đầu tai, 4 đầu móng cái của 4 chân và một nắm đũa được vót bằng cây rừng đặt lên tàu lá, trải trên đất cúng thổ thần nơi được con thú, cảm ơn thần đã phù hộ cho được thú. Sau đó kêu bản thổ và thần linh núi rừng về hưởng và phù hộ để lần sau lại được may mắn. Vì theo người Mã Liềng, nếu được thú to mà không cúng sẽ bị trúng bẫy, trúng tên, trúng đạn trong quá trình đi săn. Khi về nhà lại phải cúng ma nhà: Người ta cúng sống cái thủ, khoanh cổ và phần thân từ 3 sườn dưới trở xuống không có 2 đùi sau. Lễ này được đặt sát phên sau của gian khách để cúng thần linh các khu vực săn bẫy. Trong buồng ma đặt một mâm cúng ma nhà. Mâm này gồm 1 đĩa thịt thú, 1 đĩa muối, 4 bát cơm, 1 chai rượu. Chủ nhà khấn gọi thần rừng rú và ma nhà về ăn và phù hộ cho săn được nhiều thú.

Thứ tư, là tri thức bản địa mang yếu tố luật tục trong hoạt động khai thác lâm sản khác (ong, măng, mây):

Đối với các loại hình sản phẩm này, các cá nhân có thể tự do khai thác ở bất kì đâu có sản phẩm, ngoài khu vực rừng thiêng của bản. Việc khai thác các lâm sản phụ này không theo khu vực rừng của từng làng, mà các bản có thể cùng lấy ở những nơi sẵn sản phẩm. Người Mã Liềng dựa vào thời tiết để nhận biết được thời gian, giai đoạn sinh trưởng tốt nhất của loại cây. Như, đào củ mài, tháng 2-4 là thời điểm củ mài già và ngon nhất. Nhưng đến mùa giáp hạt (tháng 7- 8) củ mài bị thối lụi, không ăn được. Để hái lá đọt phải trèo đèo lội suối, phải kiếm cái ăn hoặc đùm đồ ăn đi theo. Thời gian thu hái ở mỗi địa điểm tùy thuộc số lượng đọt sẵn có.

Ong thường ở cả cây to và cây nhỏ trong rừng già và rừng tái sinh hai bên khe kín gió. Ong hay về nhiều vào tháng 7 vì thời điểm này có nhiều hoa và bên Lào nắng gắt. Theo luật tục của người Mã Liềng, khi đánh mật thì bao giờ cũng không được lấy hết mật trong tổ, mà phải để lại một ít ở tổ. Đối với mật ong đầu mùa, không được ăn hay nếm thử mật ong mà phải đưa đến cho già làng cúng và ăn trước, điều này thể hiện sự lễ phép với già làng và ma rừng. Kể cả người ngoài bản cũng phải thực hiện theo quy định này, người khác dân tộc mà đánh tổ ong về đi qua bản nếu bản phát hiện được bắt mang đến cho già làng cúng mới được đem về. Già làng thường cúng bằng cách đưa cả tổ ong đánh được ra ngoài sân, kêu gọi các Ma rừng về ăn và phù hộ cho con cháu.

Sự tồn tại và hiệu lực của các luật tục trong khai thác tài nguyên hiện nay:

Hiện nay, luật tục trong khai thác tài nguyên đã có nhiều sự thay đổi, không còn nguyên vẹn như trước. Kết quả điều tra cho thấy, những quy định trong canh tác nương rẫy của người Mã Liềng đã bị xóa bỏ từ lâu, người dân không còn thực hiện các luật tục này nữa, chỉ những người già trong làng còn biết đến các quy định này. Nguyên nhân là do từ năm 2000, người dân Mã Liềng bị cấm khai hoang đất rừng để canh tác nương rẫy, kể đến nay đã trải qua 15 năm. Vậy nên các tri thức bản địa mang yếu tố luật tục trong canh tác nương rẫy không còn tồn tại cũng là một lẽ đương nhiên.

Các luật tục trong khai thác gỗ hiện nay rất mờ nhạt, duy chỉ có quy định cấm khai thác gỗ tại rừng thiêng, rừng ma vẫn còn tồn tại đối với người dân Mã Liềng. Nguyên nhân là do hoạt động khai thác gỗ đã bị nhà nước Việt Nam nghiêm cấm (Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997), người dân không được tự do vào rừng khai thác gỗ

như trước. Muốn khai thác gỗ người dân phải làm đơn xin phép chính quyền, chứ không chỉ đơn thuần là xin phép già làng rồi tiến hành cúng ma rừng để chặt cây như trước nữa. Trong khi đó thủ tục xin khai thác gỗ rườm rà, phải qua nhiều bước, cộng thêm trình độ của người Mã Liềng thấp nên không còn thiết tha với việc vào rừng khai thác gỗ cấm nữa. Cụ thể, là hiện nay người dân Mã Liềng ở bản Kè chỉ khai thác những loại gỗ tạp để làm hàng rào, hái lượm các cành củi khô. Khi không còn khai thác gỗ nữa thì hiển nhiên các luật tục trong khai thác gỗ cũng không được thực hiện, song những quy định này vẫn còn tồn tại trong nhận thức của người Mã Liềng.

Các nghi lễ, cúng bái ngày nay đã rơi rụng dần, trong hệ thống các lễ nghi của người Mã Liềng duy chỉ có lễ thờ thần tự nhiên (3 năm tổ chức một lần) còn được tổ chức. Các lễ hội khác dường như chỉ còn trong trí nhớ của người dân, thực tế không còn được thực hiện nữa, ví dụ như: lễ cúng mở cửa rừng hàng năm; lễ cúng khi khai thác được ong đầu mùa; cúng khi săn được con thú. Nguyên nhân được đưa ra là do: Bản làng mới của người Mã Liềng không còn giữ được truyền thống cư trú xưa nên đồng bào không có khu vực cấm thiêng để tổ chức nghi lễ truyền thống; Mặt khác do đời sống người dân thay đổi, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Mã Liềng đang vướng mắc vào vấn đề “giải thiêng” và “tái thiêng”. Nói cụ thể hơn, trước đây tất cả mọi sự vật những yếu tố rất đời thường đều có thể được thiêng hóa lên, nâng cao thành nghi lễ bảo vệ sự an nguy của cộng đồng và các thành viên. Ngày nay, hiện tượng “giải thiêng” đang chiếm ưu thế, nhiệm vụ của “giải thiêng” là đẩy lùi các tập quán lạc hậu, xóa bỏ những rào cản đối với sự phát triển chung. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình “giải thiêng” đã diễn ra một cách quá vội vàng, khi quy kết các hiện tượng văn hóa, đời sống tâm linh, sinh hoạt lễ hội… vào tiêu chí mê tín dị đoan, tạo ra những hậu quả khôn lường, làm cho niềm tin của người Mã Liềng suy giảm.

Kết quả phỏng vấn hộ về hiệu quả của luật tục cho thấy rằng: Đối với luật tục trong khai thác gỗ, đa số những người dân được phỏng vấn đều cho ý kiến là vẫn tuân thủ theo các quy định này. Bình quân chung tỷ lệ ý kiến đồng ý tuân thủ từ 82,98% trở lên đối với các quy định trong khai thác gỗ.

Xét riêng cho từng nhóm tuổi của người dân, kết quả phỏng vấn cho thấy 100% người dân thuộc nhóm tuổi trên 50 tuổi được phỏng vấn tuân thủ tốt tất cả các quy định trong khai thác gỗ.

100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 93.62% 82.98% 95.74% 89.36% 97.87% 91.67% 77.78% 94.44% 86.11% 97.22% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Xin già làng khi muốn

khai thác gỗ Cúng ma rừng trước khi chặt gỗ Vào rừng khai thác gỗ phải chọn ngày tốt, tháng tốt Không khai thác những cây đã được người khác đánh dấu Không khai thác ở các vùng thuộc rừng thiêng, rừng ma Nhóm tuổi 50 tuổi trở xuống Bình quân chung Nhóm tuổi trên 50 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015)

Biểu đồ 3.7. Ý kiến của người dân về việc tuân thủ các luật tục

liên quan đến khai thác gỗ

Nhóm người có độ tuổi từ 50 tuổi trở xuống thì tỷ lệ ý kiến có sự khác nhau đối với từng quy định cụ thể trong khai thác gỗ. Theo kết quả điều tra, có 91,67% người cho rằng khi khai thác gỗ cần phải xin phép già làng; 77,78% người tuân thủ theo quy định cúng ma rừng trước khi chặt gỗ; Vào rừng khai thác gỗ phải chọn ngày tốt, tháng tốt với tỷ lệ ý kiến là 94,44%; có 86,11% người tuân thủ theo quy định không khai thác những cây đã được người khác đánh dấu và 97,22% người không khai thác ở các vùng thuộc rừng thiêng, rừng ma. Kết quả này cho thấy hiệu lực và sự tồn tại của luật tục liên quan đến khai thác gỗ đối với mỗi người là khác nhau. Nguyên nhân cũng được người dân đưa ra là vì thời gian cư trú của mỗi người khác nhau, có những người mới đến cư trú và không tham gia hoạt động khai thác gỗ dẫn đến việc họ không hề biết về các quy định này.

Nhìn chung tỷ lệ tuân thủ về luật tục trong khai thác lâm sản có sự khác nhau nhiều giữa các quy định cụ thể. Bình quân chung tỷ lệ người được phỏng vấn có ý kiến tuân thủ khá cao (97,87%) đối với các quy định: Khi làm bẫy kiêng chặt các loại cây túng tến, cây cung, kềm tom, tơ cang và cà tăm; không được lấy thú khi gặp bẫy của người khác và quy định chia đều phần thú săn được giữa những người khai thác. Riêng đối với các quy định “khi bắt được thú phải tiến hành cúng ma rừng, ma nhà” (74,47%) và “nộp lại cho già làng một phần sau khi khai thác” (76,6%) có tỷ lệ ý kiến tuân thủ thấp hơn.

Bảng 3.10: Tỷ lệ ý kiến người dân cho biết mức độ tuân thủ các luật tục về quy

định khai thác mật ong và săn bắt thú

ĐVT: %

Luật tục trong khai thác mật ong và săn bắt thú mật ong và săn bắt thú mật ong và săn bắt thú Bình quân chung Nhóm tuổi trên 50 tuổi Nhóm tuổi 50 trở xuống

Khi làm bẫy kiêng chặt các loại cây sau làm cần bật: túng tến, cây cung, kềm tom, tơ cang và cà tăm

97,87 100 97,22

Không được lấy thú khi gặp

bẫy của người khác 97,87 100 97,22

Khi bắt được thú phải tiến

hành cúng ma rừng, ma nhà. 74,47 100 66,67 Nộp lại cho làng (già làng)

một phần sau khi khai thác 76,60 100 69,44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)