PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 34)

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu được chọn là cộng đồng dân tộc người Mã Liềng với hai đặc điểm sau: + Đã quản lý rừng theo truyền thống từ lâu đời.

+ Đã được giao rừng để quản lý.

Với yêu cầu đó, bản Kè tại xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình được chọn như là một điểm nghiên cứu trường hợp khi đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

- Các thông tin cấp huyện đã được thu thập bao gồm:

+ Các báo cáo, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số, lao động việc làm của huyện Tuyên Hoá năm 2014.

- Các thông tin cấp xã đã được thu thập bao gồm:

+ Các báo cáo, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, cơ sở vật chất, dân số, lao động việc làm của xã Lâm Hoá từ năm 2006 đến 2013.

- Thu thập thông tin của cộng đồng người Mã Liềng tại bản Kè: + Các hoạt động tạo thu nhập.

+ Danh sách các hộ.

- Các tạp chí chuyên ngành, báo chí, báo điện tử, các chương trình dự án và các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn những người sống lâu năm tại địa phương, người chịu trách nhiệm thực thi giao đất giao rừng. Cụ thể đã phỏng vấn 10 người dân, bao gồm: 1 già làng và 4 người cao tuổi trong làng, 1 trưởng bản và một số đại diện phụ nữ, thanh niên. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các luật tục còn đang tồn tại trong quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng. Ngoài ra phỏng vấn 1 cán bộ cắm bản, 1 cán bộ kiểm lâm, 2 cán bộ xã để nắm được cách nhìn của người ngoài cộng đồng đối với

thực trạng quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng và những hiểu biết, nhận xét của họ đối với vai trò của luật tục.

- Tổ chức thảo luận nhóm: 1 nhóm gồm những người dân am hiểu trong bản và 1 nhóm là ban quản lý rừng cộng đồng của bản để kiểm tra lại các thông tin về luật tục đã và đang tồn tại.

- Phỏng vấn hộ: nhằm tìm hiểu hiệu lực của luật tục đối với người dân trong quản lý, bảo vệ rừng.

+ Phỏng vấn toàn bộ các hộ gia đình (47 hộ) ở bản Kè. Mỗi hộ phỏng vấn một người, không nhất thiết là chủ hộ nhưng có hiểu biết tốt về hộ gia đình đó. Việc chọn người phỏng vấn có quan tâm đến độ tuổi của người được phỏng vấn để nhìn thấy thay đổi về luật tục qua các thế hệ. Phỏng vấn hộ không chỉ thu thập thông tin ở cấp hộ mà còn thu thập thông tin ở cấp cá nhân như là mức độ hiểu biết luật tục, tuân thủ luật tục…v.v.

Phương pháp: sử dụng bảng hỏi cấu trúc đã chuẩn bị sẵn, nghiên cứu viên đặt câu hỏi và tự điền thông tin vào bảng hỏi.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý theo phương pháp định tính từ các thông tin thu được trong phỏng vấn người am hiểu và một số thông tin trong bảng hỏi bán cấu trúc.

Xử lý theo phương pháp định lượng: số liệu cấp hộ và cấp cộng đồng sau khi thu thập đã được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Huyện Tuyên Hóa

Tuyên Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, với tổng diện tích 1.149,41km2 chiếm 1/7 diện tích tỉnh. Nằm ở độ cao 600 - 800m so với mực nước biển, phía Bắc giáp hai huyện Hương Khê và Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây Bắc giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào biên giới dài gần 3km qua dãy Giăng Màn, phía Tây Nam giáp huyện Minh Hóa, phía Nam giáp Huyện Bố Trạch và phía Đông giáp huyện Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình

Với đặc thù là một huyện miền núi, Tuyên Hóa có địa hình cấu tạo phức tạp. Toàn bộ hệ thống núi chạy theo hai hướng Tây Bắc và Đông Nam, có độ dốc không đều nhau, các dãy núi nối liền nhau trùng điệp tạo thành hình vòng cung có một đầu nhô ra sát biển như dãy Hoành Sơn ở phía Bắc. Phía Tây của huyện là dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ với nhiều ngọn núi kề liền nhau chạy dài. Xen kẽ giữa các dãy núi có nhiều thung lũng hẹp, sâu và không mở có nghĩa là núi dựng đứng bao phủ xung quanh như vùng Khe Nét, Thanh Lạng, Hương Hóa.

Về mặt tổ chức hành chính, toàn huyện Tuyên Hóa có 19 xã và 1 thị trấn đó là Văn Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng, Ngư Hóa, Mai Hóa, Phong Hóa, Đức Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa, Sơn Hóa, Đồng Hóa, Thuận Hóa, Lê Hóa, Kim Hóa, Hương Hóa, Thanh Thạch, Thanh Hóa, Lâm Hóa và thị trấn Đồng Lê.

3.1.1.1 Đất đai, tài nguyên a. Đất đai

Theo báo cáo Quy hoạch sử dụng đất, toàn huyện Tuyên Hóa có tổng diện tích là 115.098,44 ha. Cấu tạo thổ nhưỡng ở huyện Tuyên Hóa gồm ba loại đất chính: Đất phù sa bồi đắp hàng năm, đất phù sa cổ và đất pheralit phát triển hàng năm trên các loại đá phiến thạch và đá granit, cụ thể:

- Nhóm đất phù sa được sông Gianh bồi đắp hàng năm có tầng dày trên 10cm tập trung chủ yếu ở các vùng ven sông chính và các thung lũng đan xen ở vùng gò đồi như xã Văn Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa, Phong Hóa, Thạch Hóa. Nhờ hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao, tầng dày lớn, phù hợp cho việc gieo trồng lúa nước, ngô hoặc các loại hoa màu.

- Nhóm đất phù sa cổ và đất feralit chủ yếu phân bố ở các địa hình núi thấp hoặc gò đồi ở các xã Thanh Hóa, Đức Hóa, Thuận Hóa, Kim Hóa, Đồng Hóa, Lê Hóa và Cao Quảng. Tuy bị xói mòn mạnh và bạc màu do tập quán canh tác tự phát, nhưng nhiều đất có tầng dày khá, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất feralit có nguồn gốc từ đá mẹ được hình thành nội sinh hoặc sa diệp thạch, chủ yếu phân bố ở vùng đồi núi có độ dốc cao và bị xói mòn nhiều nên tầng rất mỏng, phía trên có thảm thực vật là rừng tự nhiên che phủ, tuy bị xói mòn mạnh nhưng độ phì tự nhiên vẫn còn khá nên khả năng tái sinh tự nhiên bằng khoanh nuôi bảo vệ hoặc xúc tiến tái sinh rừng tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày (cây thông), cây ăn quả (mít, xoài…), cây lấy gỗ (keo, tràm…), trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc ở quy mô vừa và nhỏ.

b. Tài nguyên nước

Huyện Tuyên Hóa có hệ thống sông suối khá dày đặc với những con sông lớn như: Rào Nậy, Rào Bội và sông Cà Tang5 cùng hàng trăm khe suối nhỏ khác. Cứ vài chục km có nơi chỉ vài km đã thấy xuất hiện những sông suối khá lớn. Nằm trong khu vực đầu nguồn địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh nên sông suối ở đây có đặc điểm ngắn và dốc (từ 10,5 đến 35 độ), tốc độ dòng chảy lớn. Lưu lượng nước thay đổi theo mùa, mùa nắng các sông suối thường khô cạn, vào mùa lũ lưu lượng nước rất lớn.

Tài nguyên nước của huyện thể hiện như sau:

- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên, bình quân 2.181 mm/năm, một phần được lấy từ Sông Gianh, sông Rào Trổ,... Ngoài ra còn có các hồ đập nhỏ khác phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

c. Tài nguyên rừng và đất rừng

Huyện Tuyên Hóa có 93.832 ha đất lâm nghiệp, chiếm 81,52% trong tổng diện tích đất toàn huyện. Đất lâm nghiệp của huyện gồm: Rừng phòng hộ 31.680 ha, chiếm 33,76%; rừng sản xuất 62.152 ha, chiếm 66,24% so với diện tích đất lâm nghiệp.

34%

66%

Bản đồ đất lâm nghiệp huyện Tuyên Hóa

Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Biểu đồ 3.1. Phân bố diện tích đất lâm nghiệp huyện Tuyên Hóa

Trong đó:

- Diện tích rừng trồng tập trung của huyện năm 2014 đạt 850 ha, chiếm 0,9% so với diện tích đất lâm nghiệp; diện tích rừng được khoanh nuôi, phục hồi đạt 1.500 ha, chiếm 1,6%; diện tích rừng được bảo vệ đạt 40.000 ha, chiếm 42,6%/tổng diện tích đất lâm nghiệp. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 73%.

- Diện tích rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, song phân bố nhiều ở các xã Cao Quảng: 9.516,13 ha; Ngư Hóa: 5.789,39 ha; Thạch Hóa 4.019,91 ha; Thanh Hóa: 3.091,04 và Lâm Hóa: 3.526,8 ha... Diện tích rừng của huyện góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình dòng lũ xói mòn đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Rừng tự nhiên của Tuyên Hoá có trữ lượng gỗ tương đối lớn, khoảng 3 triệu m3, với nhiều loại lâm thổ sản, gỗ quý như dạ hương, huệ mộc, cánh kiến,

lim, gõ, mun, dỗi... Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm hương, hà thủ ô và nhiều loại rau quả như nấm, măng. Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ là môi trường lý tưởng cho chăn nuôi đại gia súc. Núi rừng Tuyên Hoá cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú như lợn rừng, khỉ, sơn dương, gà lôi, công, trĩ... một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím, vượn má hung, voọc vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc... Đặc biệt, núi rừng Tuyên Hoá nổi tiếng với đặc sản mật ong từ lâu đời.

3.1.1.2 Dân số, dân tộc

Tính đến năm 2014, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa có tổng số hộ là 20.425 hộ và 78.425 nhân khẩu. Với đặc thù là một huyện miền núi, ngoài phần lớn là người Kinh - người Nguồn thì còn có bộ phận nhỏ cộng đồng người dân tộc thiểu số cùng chung sống. Trong nhóm người dân tộc thiểu số thì người Mã Liềng chiếm số lượng đông nhất (81,6%), đến người Sách (13,27%) sau cùng là người Khùa (thuộc tộc người Bru - Vân Kiều), ngoài ra còn có một số ít tộc người khác: Mường, Tày. Người Khùa dân số ít sống xen kẽ ở xã Thanh Hóa.

Bảng 3.1: Dân số và thành phần dân tộc ở huyện Tuyên Hóa

Chỉ tiêu Số dân (người) Cơ cấu (%)

Tổng số hộ 20.425 - Số nhân khẩu 78.425 100 - Người Kinh 77.653 99,01 - Dân tộc thiểu số + Mã Liềng + Sách + Khùa

+ Dân tộc khác (Mường, Tày)

772 630 97 5 16 0.98 81,6 13,27 0,68 2,19

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tuyên Hóa, 2014)

Người Sách phân bố rộng khắp các xã: Sơn Hóa, Lâm Hóa, Lê Hóa, Thanh Hóa và thị trấn Đồng Lê, sống xen kẽ với người Kinh - người Nguồn. Cư dân người Mã Liềng sống tập trung tại 4 bản: Kè, Cáo, Chuối (thuộc xã Lâm Hóa) và Cà Xen (thuộc xã Thanh Hóa) từ lâu có diễn biến dân số qua các năm hết sức biến động.

400 311 472 613 630 0 100 200 300 400 500 600 700 1994 2001 2005 2012 2014

Biểu đồ 3.2. Dân số người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa qua các năm

Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy, dân số người Mã Liềng không ổn định qua các năm, chính việc đồng bào chuyển cư liên tục đã gây khó khăn cho công tác điều tra dân số. Năm 1993 Nhà nước đưa dân ra sống ĐCĐC song không mấy đạt hiệu quả, đồng bào quay lại rừng sinh sống. Bởi vậy khoảng thời gian từ 1994 đến năm 2001 dân số Mã Liềng giảm. Năm 2000, theo quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình ĐCĐC và chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn được chính thức hợp nhất vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, còn được gọi là chương trình 135. Các cấp chính quyền đẩy mạnh định canh định cư, ổn định đời sống cho đồng bào. Người Mã Liềng dần được chuyển về sống tại 4 bản. Bởi vậy từ sau năm 2001, đời sống đồng bào dần đi vào ổn định, dân số tăng đều, liên tục qua các năm.

3.1.1.3 Hoạt động kinh tế và thu nhập

Theo báo cáo kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hóa cho thấy tình hình kinh tế của huyện tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 9,5%. Thu ngân sách của huyện Tuyên Hóa tăng bình quân 20,3%/năm, thu nhập bình quân đầu

người năm 2014 là 15 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,7%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Cụ thể: Nông - lâm - ngư chiếm 36,81%; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng chiếm 21,34% và Thương mại - Dịch vụ chiếm 41,85%. Lĩnh vực nông nghiệp giữ mức tăng trưởng 4,7%/năm.

36.81%

21.34% 41.85%

Nông - lâm - ngư CN - TTCN - Xây dựng Thương mại - DV Cơ cấu kinh tế

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Tuyên Hóa năm 2014

❖ Tình hình sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2014 ước đạt trên 491 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp tiến hành trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên tiến độ gieo trồng đảm bảo với diện tích gieo trồng toàn huyện là 7.876 ha; tổng sản lượng lương thực thu được là 19.582 tấn. Tuy nhiên đầu vụ sản xuất Đông Xuân do thời tiết rất khô hanh, giữa vụ nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, trong đó cây lúa phải gieo trồng lại trên 321 ha; vụ Hè Thu do nắng nóng kéo dài nên một số diện tích lúa không gieo trồng được làm giảm giện tích 31 ha. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo khó khăn; tăng cường công tác chăm bón, cộng thêm việc chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh thâm canh nên tăng năng suất các loại cây trồng (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính Cây lương thực chính Diện tích trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Lúa 2.717 51,5 Ngô 1.067 50 Lạc 1.235,4 21,7 Đậu các loại 896 10

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hóa, 2014)

Bảng số liệu 3.2 cho thấy rằng: Lúa vẫn là cây trồng chủ lực và không thể thay thế trên địa bàn huyện. Cây có diện tích gieo trồng sau lúa là lạc với 1.234,4 ha; lạc cũng được xem là thế mạnh của huyện Tuyên Hóa. Bởi đây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngành chăn nuôi của huyện, mang lại hiệu quả cho người dân.

Về tình hình chăn nuôi, hiện nay huyện Tuyên Hóa có 4 loại vật nuôi chính là trâu, bò, lợn và gia cầm, ngoài ra còn có nuôi ong và dê. Huyện đã tập trung đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất để từng bước nâng cao số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Năm 2014, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 44,3% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng đàn gia súc là 46.573 con, trong đó: đàn trâu: 6.455 con; đàn bò: 11.618 con; đàn lợn: 27.650 con. Tổng đàn gia cầm: 243.420 con. Bên cạnh đó hoạt động nuôi ong cũng đóng góp một phần trong cơ cấu kinh tế của huyện, năm 2014 toàn huyện Tuyên Hóa có 3.100 đàn ong với sản lượng mật ong đạt trên 15.400 kg thu được 2,3 tỷ đồng. Riêng dê thì chỉ mới phát triển trong mấy năm gần đây với số lượng không đáng kể.

❖ Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện với (81,52%) bao gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Hàng năm đóng góp một phần thu nhập khá lớn trong tổng thu nhập của huyện. Năm 2014, tổ chức khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp tại bản kè, xã lâm hoá, huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)