Giao đất giao rừng ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 26 - 27)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.4. Giao đất giao rừng ở Trung Quốc

Trong những năm qua việc khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ở Trung Quốc được điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách pháp luật đất đai. Do vậy, quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc đã phát triển và đạt được những kết quả tốt [18]:

Đã cải thiện được môi trường sinh thái và nâng cao sản xuất gỗ. Đất lâm nghiệp trước những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo nông dân trồng cây bằng biện pháp hành chính, nên hiệu quả trồng rừng thấp, giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích của người dân chưa có sự phối kết hợp. Bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp. Trung Quốc luôn coi trọng việc áp dụng luật pháp để phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng và làm cho lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hiến pháp Trung Quốc đã quy định "Nhà nước phải tổ chức thuyết phục nhân dân trồng cây bảo vệ rừng". Kể từ năm 1984 Luật Lâm nghiệp quy định “…xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở, phát triển mạnh mẽ việc trồng cây mở rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác rừng trồng...”. Từ đó ở Trung Quốc toàn xã hội tham gia công tác lâm nghiệp, Chính phủ chỉ đạo cán bộ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mỗi cấp hoàn thành nhiệm

vụ kế hoạch của cấp mình, quá trình thực hiện chính sách này nếu tốt sẽ được khen thưởng, ngược lại sẽ bị xử lý. [18]

Giai đoạn từ năm 1979 - 1992 Trung Quốc đã ban hành 26 văn bản về Pháp luật, Nghị định, Thông tư và Quy định liên quan đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Đầu năm 1980 Trung Quốc ban hành Nghị định về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là thực hiện chủ trương giao cho chính quyền các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, tiến hành cấp chứng nhận quyền chủ đất rừng cho tất cả các chủ rừng là những tập thể và tư nhân. Luật Lâm nghiệp đã xác lập các quyền của người sử dụng đất (chủ đất) quyền được hưởng hoa lợi trên đất mình trồng, quyền không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và lợi ích của chủ rừng, chủ đất rừng. Nếu tập thể hay cá nhân hợp đồng trồng rừng trên đất đồi trọc của Nhà nước hay của tập thể, cây đó thuộc về chủ cho hợp đồng và được xử lý theo hợp đồng. [18]

Trung Quốc đã thực hiện chính sách phát triển trại rừng, kinh doanh đa dạng, sau khi thực hiện cấp GCNQSDĐ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Từ đó các trại rừng kinh doanh hình thành bước đầu đã có hiệu quả. Lúc đó ngành lâm nghiệp được coi như công nghiệp có chu kỳ dài nên được Nhà nước đầu tư hỗ trợ các mặt như: Vốn, khoa học kỹ thuật, tư vấn xây dựng các loại rừng, hỗ trợ dự án chống cát bay. Mỗi năm Chính phủ trích 10% kinh phí để đầu tư cho quá trình khai khẩn đất phát triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ các hộ nông dân nghèo. Quy định trích 20% tiền bán sản phẩm lại để làm vốn phát triển nông, lâm nghiệp. [18]

* Nhận xét: Nhìn chung các chủ trương chính sách về giao đất giao rừng của các nước đều hướng tới mục đích xác lập quyền sở hữu hoặc sử dụng đất cho người sử dụng đất. Để từ đó người dân an tâm đầu tư sản xuất, bên cạnh đó quá trình sản xuất của người dân trên đất luôn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sử dụng đất về các mặt kinh tế xã hội và môi trường. Do đó, việc xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của người dân, đánh giá được hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng của Nhà nước.

Thực tế trên thế giới đã cho thấy có rất nhiều các nghiên cứu về chính sách, phương pháp tiếp cận, phát triển công nghệ… về giao đất giao rừng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng; Đây chính là những kinh nghiệm, kiến thức mà nước ta nên vận dụng để công tác quản lý rừng phát huy có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)