Giải pháp nâng cao hiệu quả giao đất giao rừng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 86 - 92)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giao đất giao rừng trong thời gian tới

3.5.2.1. Giải pháp về chính sách

Chính sách đất đai có vị trí ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử dụng bền vững đất đai, tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, một chính sách đất đai không phù hợp sẽ là một tác động rất lớn phá vỡ đi những giá trị trên là cho đất đai bị thoái hoá, tài nguyên rừng bị suy kiệt ...Vì vậy các giải pháp chính sách cần tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất giao rừng. Xác định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch lại 3 loại rừng một cách hợp lý nhằm giao thêm đất Lâm nghiệp cho các hộ trong cộng đồng còn thiếu đất (< 1 ha), lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.

Thực hiện tốt Quyết định số 178/2001/TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 và Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT với Bộ Tài chính số 80/2003/TTLT/BNN- BTC ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Cần có những quy định về quyền lợi cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người dân, các tổ chức tập thể trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng. Có chính sách ưu đãi về vốn vay để phát triển sản xuất rừng trồng.

3.5.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế thực hiện

Việc xây dựng chính sách GĐGR cho người dân phải được thực hiện đồng bộ cùng với cơ chế hỗ trợ về vốn, kỹ thuật. Xây dựng cơ chế cho việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn. Khuyến khích ký kết các hợp đồng kinh tế để tăng cường “mối liên kết 4 nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) phát triển rừng sản xuất nguyên liệu công nghiệp, nhất là mối liên kết để

tiêu thụ gỗ rừng sản xuất.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình giao, khoán và quản lý sử dụng rừng để tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách đến các cấp, ngành và địa phương, hạn chế sự tranh chấp đất đai, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng.

Tạo điều kiện cho người dân nhận giao, khoán rừng được hỗ trợ những thủ tục pháp lý để cải tạo rừng nghèo. Tăng cường trách nhiệm giám sát sau giao, khoán rừng cho cán bộ phụ trách nông - lâm cấp xã hoặc cán bộ kiểm lâm địa bàn để nắm bắt tình hình quản lý bảo vệ rừng; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý, tránh tình trạng bao biện, dấu diếm thông tin.

3.5.2.3. Nhóm giải pháp quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng

Phải làm tốt quy trình xây dựng, thẩm định khi ban hành các chính sách để đảm bảo không trái với luật. Nghiên cứu, sửa đổi Khoản 3, Điều 70 của luật BV&PTR năm 2004 để người nhận giao rừng được hưởng những quyền lợi như quy định tại Điều 113, Luật Đất đai năm 2003, đó là được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn… Đưa cán bộ lâm nghiệp về những xã có nhiều rừng, đồng thời phân bổ kinh phí hoạt động để cấp xã có đủ năng lực thực hiện trách nhiệm theo quy định tại

Quyết định số 245/1998 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 8 năm 1998 về Quản lý Nhà nước các cấp về lâm nghiệp.

Trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết như: Bản đồ tài nguyên rừng, sổ sách theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, danh sách các HGĐ, cộng đồng nhận giao, khoán rừng, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan … để phục vụ cho việc quản lý, cập nhật tài nguyên rừng cấp xã.

3.5.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho các HGĐ nhận rừng

Chính quyền địa phương cấp xã thành lập đội kiểm tra liên ngành, chủ trì phối hợp với kiểm lâm, đội quản lý bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ, dân quân, công an … để kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, bảo vệ trong khu vực rừng được giao, khoán.

Hỗ trợ các HGĐ nhận giao, khoán rừng tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng thông qua việc cho vay vốn, hướng dẫn người dân lập dự toán sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật…

3.5.2.5. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Trong những năm vừa qua đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến chính sách đầu tư tín dụng cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực trong đó có ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vây trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất.

- Cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp. Dự án 661 quy định dùng vốn ngân sách để trả công khoán bảo vệ rừng không quá 5 năm, sau 5 năm người nhận khoán được hưởng lợi từ rừng theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận được chính sách này.

- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp đồng thời khai thác triệt để các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản xuất.

3.5.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường, việc đầu tư hàm lượng khoa học, áp dụng các thành tựu mới vào sản xuất kinh doanh đóng vai trò quyết định đến sản lượng và chất lượng hàng hoá trong xã hội. Để chính sách khoa học công nghệ thực sự đi vào cuộc sống thì cần làm một số công việc sau:

Khuyến khích người dân tham gia nghiên cứu nhằm khai thác triệt để kiến thức bản địa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là áp dụng các mô hình công nghệ sinh học hiện đại, ưu tiên cho đầu tư sử dụng các loại giống mới nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng đồng thời khai thác tiềm năng đất đai trên quan điểm sử dụng bền vững, lâu dài.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản xuất hàng nông lâm sản với các sản phẩm ngoài gỗ nhằm đáp ứng cho sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

3.5.2.7. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu cao về dăm giấy, sản phẩm gỗ chế biến. Để khuyến khích đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao thì giải pháp về thị trường là hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường đầu ra của sản phẩm rừng trồng. Để thực hiện tốt vấn đề này Nhà nước cần hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị và xúc tiến thương mại; tìm kiếm đối tác xuất khẩu trực tiếp thay cho xuất khẩu ủy thác như hiện nay.

Qua nghiên cứu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn huyện, tỉnh và các vùng lân cận khu vực Bắc Miền Trung chúng tôi thấy rằng: Hiện tại thị trường gỗ rừng trồng trên địa bàn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định do tranh mua tranh bán. Vì vậy, cần có sự can thiệp bằng chính sách của Nhà nước để người trồng rừng yên tâm sản xuất. Trong thời điểm hiện tại, giá cả thị trường gỗ rừng trồng đang cao (1 triệu đồng/tấn), thuận lợi cho người sản xuất rừng trồng; Tuy nhiên đặc điểm của trồng rừng là chu kỳ sản xuất dài nên chịu ảnh hưởng của biến động thị trường là rất lớn, có thể vào thời điểm thu hoạch (5-6 năm sau) giá sản phẩm rừng trồng giảm sẽ gây bất lợi cho người trồng rừng.

Vì vậy công tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước; nhà nước cần có nghiên cứu và định hướng thị trường dài hạn cho dân để dân chủ động sản xuất các loại sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, từng thời điểm nhằm đạt được hiệu quả về giá thu lại lợi nhuận tối đa cho người trồng rừng; đồng thời vận động xúc tiến thành lập quỹ phòng chống rủi ro.

Cần đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông, vận chuyển gỗ rừng trồng trên thị trường. Khuyến khích 04 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà Khoa học và nhà doanh nghiệp) tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường. Các đơn vị kinh doanh lâm sản có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình trên địa bàn để bảo đảm ổn định thị trường dưới nhiều hình thức

Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản cần thực hiện một số công việc sau:

- Hoàn chỉnh chính sách thị trường tiêu thụ nông lâm sản thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng, giảm bớt những thủ tục phiền hà...Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu như liên doanh, liên kết...tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm sản.

- Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường, tích cực khai thông các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế và tín dụng cho các cá nhân, đơn vị sản xuất rừng trồng.

- Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người dân trồng rừng nâng cao thu nhập từ nghề rừng.

- Đầu tư phát triển hệ thống đường vận chuyển gỗ rừng trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trồng rừng giảm chi phí khai thác vận chuyển nhằm tăng thêm thu nhập.

3.5.2.8. Giải pháp bảo vệ môi trường

Vấn đề môi trường đối với đời sống loài người và các tác động của con người đối với môi trường là một vấn đề có tính thời sự đang được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển. Việc phát triển sản xuất công nghiệp chế biến với lượng khí thải lớn vào môi trường, khai thác lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên...làm cho khí hậu trái đất ngày sàng nóng lên, các hiện tượng thiên tai như hạn hán, lũ lụt ngày càng xảy ra trầm trọng, đa dạng sinh học ngày càng bị suy kiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Vì vậy, chính sách về môi trường cần được quan tâm một cách triệt để, giao đất giao rừng là một giải pháp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường và phải giải quyết được một số vấn đề sau:

- Tăng cường vai trò của BQLRPH và các hộ gia đình được giao đất giao rừng nhằm tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng để bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với công tác phòng chống chữa cháy rừng trên diện tích rừng được giao nhằm bảo về tốt các vấn đề về môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.

- Hạt kiểm lâm tăng cường công tác giám sát việc đốt các sản phẩm sau khai thác, trước khi trống mới rừng theo đúng quy định nhằm hạn chế thấp nhất việc đốt và cháy rừng.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về kỹ thuật trồng (mật độ, trồng xen giai đoạn đầu…) và khai thác sản phẩm rừng trồng (tránh khai thác trắng…) nhằm hạn chế tối đa việc xói mòn đất.

3.5.2.9. Nhóm giải pháp cho vấn đề về phong tục tập quán

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trên các phương tiện truyền thông ở địa phương và các cuộc họp thôn về chủ trương GR-KBVR và luật bảo vệ và phát triển rừng... nhằm giảm bớt những luật tục không đúng với quy định của pháp luật.

3.5.2.10. Đề xuất các giải pháp để phát triển rừng bền vững từ cộng đồng

Qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp thông tin từ các cơ quan ban ngành có liên quan, từ cộng đồng, người dân chúng tôi đã tổ chức thảo luận chung và đưa ra một số đề xuất như sau:

- Đề nghị nhà nước hỗ trợ giống, kinh phí để sản xuất đặc biệt là trên đất rừng như: Bời lời đỏ, Dó bầu, tre Điền trúc lấy măng, Huỳnh đàn trồng xen dưới tán rừng.

- Hỗ trợ kỹ thuật, thủ tục cho phép khai thác chọn các diện tích rừng có khả năng khai thác, được đề xuất trong phương án Giao đất giao rừng để bà con có kinh phí quản lý bảo vệ rừng, và nhận thấy thành quả lao động mà quản lý bảo vệ tốt hơn.

- Đề nghị địa chính xã phát sổ đỏ cho các hộ gia đình: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng của bà con đã được cấp theo đúng cam kết trong phương án Giao đất giao rừng, đã được gửi về xã nhờ phát lại. Giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp đất giữa người nông dân với các tổ chức quản lý rừng.

- Quy định cụ thể thể quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng/ đất lâm nghiệp rõ ràng phù hợp với thực tế địa phương. Quy hoạch sử dụng 3 loại rừng hợp lý, giao thêm đất cho các hộ < 1 ha.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)