ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hoạt động giao đất và giao rừng sản xuất cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Minh Hóa.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Về nội dung:

Theo hệ thống phân loại của ngành lâm nghiệp, hiện có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về một loại, đó là RSX. Trong rừng sản xuất lại có 2 loại rừng là rừng trồng và rừng khoanh nuôi bảo vệ, do thời gian không cho phép, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về tác động của việc giao đất giao rừng sản xuất - là rừng trồng - đến đời sống của hộ gia đình.

b. Về không gian:

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

c. Về thời gian:

- Số liệu thứ cấp: Số liệu thu thập trong 5 năm, từ năm 2007 đến năm 2013. - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua nghiên cứu trong năm 2014.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đặc điểm chung của huyện Minh Hoá

- Tình hình cơ bản ở huyện Minh Hoá - Điều kiện tự nhiên và xã hội

2.3.2. Thực trạng giao đất giao rừng ở huyện Minh Hóa

- Đánh giá chung về tình hình giao đất giao rừng - Sự tham gia của người dân trong giao đất giao rừng.

- Tình hình sử dụng đất, rừng của người dân sau khi nhận đất, nhận rừng. - Sự hỗ trợ của nhà nước sau khi giao đất giao rừng

2.3.3. Những tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân

- Tác động về kinh tế - Tác động về xã hội - Tác động về môi trường

2.3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao đất giao rừng trong thời gian tới gian tới

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Minh Hóa có 15 xã và 01 thị trấn. Chúng tôi chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện Minh Hóa, đó là các xã: Hóa Hợp, Xuân Hóa, Hồng Hóa.

Xã Hóa Hợp: Đại diện cho sinh thái của vùng thung lũng Xã xuân Hóa: Đại diện cho sinh thái của vùng núi

Xã Hồng Hóa: Đại diện cho sinh thái của vùng gò đồi

Đây là 3 xã có hoạt động giao đất giao rừng mạnh. Có diện tích giao đất giao rừng lớn, số hộ được nhận đất và rừng nhiều của huyện.

2.4.2. Thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các tài liệu, báo cáo liên quan đến vấn đề giao đất và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương (tài liệu đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành) gồm: Báo cáo niên giám thống kê; Thống kê đất đai; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã nghiên cứu.

2.4.3. Thu thập thông tin sơ cấp

a) Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi: Phỏng vấn 90 hộ, ở 3 xã Hóa Hợp, Xuân

Hóa, Hồng Hóa, 30 hộ/xã. - Tiêu chí chọn hộ:

+ Là những hộ đã được giao đất giao rừng nhiều, diện tích giao đất giao rừng lớn, từ 1,2 ha trở lên và đã được cấp GCNQSDĐ.

+ Các hộ được chọn phải là hộ đã có thu nhập từ rừng, là những hộ được giao từ 5 năm trở lên.

- Cách chọn: Chọn hộ điều tra bằng phương pháp ngẫu nhiên không lặp, mỗi xã chọn 30 hộ theo tiêu chí trên. Cụ thể dựa vào danh sách hộ đã được giao đất giao rừng sản xuất để chọn ngẫu nhiên theo khoảng cách tổ đã định.

- Nội dung chính: Diện tích được giao đất giao rừng; Các hoạt động sản xuất; Mức thu nhập từ rừng; Nguồn thu nhập từ rừng; Cơ cấu thu nhập; Diện tích rừng và độ che phủ; Những thay đổi về nguồn nước; Nhận thức của người dân về vai trò của rừng; Đầu tư vốn và kỹ thuât; Tạo ra việc làm; Giảm tỉ lệ nghèo đói của địa phương.

b) Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận 3 nhóm, mỗi nhóm 10 người

Nhóm 1: Hộ nông dân sản xuất giỏi, thành công trong phát triển rừng và thu nhập tốt từ rừng được giao.

Nhóm 2: Nhóm chưa thành công về phát triển rừng và thu nhập sau khi nhận rừng.

Nhóm 3: Nhóm cán bộ: 1 Phó Chủ tịch xã, 1 Địa chính, 1 Kiểm lâm viên, 7 trưởng thôn

Nội dung chính: Những thay đổi của hộ về kinh tế, lao động, việc làm sau khi giao đất giao rừng, tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân, những khó khăn và giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ sau khi nhận rừng.

c) Phỏng vấn chuyên sâu: 5 người gồm: 1 cán bộ phòng nông nghiệp huyện,

1 cán bộ phòng tài nguyên huyện, 1 phó chủ tịch xã, 1 cán bộ kiểm lâm viên, 1 cán bộ địa chính.

Nội dung chính: Tác động của công tác giao đất giao rừng đến đời sống người dân, những khó khăn và giải pháp nâng cao đời sống của người dân sau khi nhận rừng.

2.4.4. Phương pháp phân tích

2.4.4.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả bao gồm các số tuyệt đối, phần trăm, trung bình,... được sử dụng chủ yếu cho các mô tả thực trạng giao đất giao rừng.

2.4.4.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp đánh giá sự biến động tăng, giảm số lượng và chất lượng theo thời gian và không gian.

2.4.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

* Đối với số liệu thứ cấp: Sau khi được thu thập, toàn bộ thông tin được

kiểm tra ở ba khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy sau đó được xử lý, tính toán và phản ánh thông qua bảng, biểu hoặc đồ thị.

* Đối với số liệu sơ cấp (số liệu mới): Toàn bộ thông tin, số liệu được kiểm

tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán Excel để xử lý.

2.4.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

+ Giá trị sản xuất (GO): là tổng giá trị sản xuất thu được trong 1 giai đoạn

nhất định, bao gồm giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ.

Giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi) GO =   n n i QiPi

+ Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập nằm trong giá trị sản xuất

sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của hộ. Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ (C) :

MI =GO – C

Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất

kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT), tiền lãi vay ngân hàng (i) và khấu hao tài sản cố định (De).

C = TT + i + De

Giá trị hiện tại ròng (NPV): là hiệu số giữa doanh thu và tổng chi phí hàng

năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình trồng rừng sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại (thời gian đầu kỳ của chu kỳ sản xuất)

NPV

Trong đó: - NPV: giá trị hiện tại ròng - Bt: giá trị thu nhập ở năm thứ t - Ct: chi phí ở năm thứ t

- r: tỷ lệ chiết khấu

Tỷ suất thu nhập – chi phí (BCR): là tỷ số sinh lời thực tế. nó phản ảnh

mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất có tính tới giá trị thời gian của các dòng tiền.

Trong đó: - BCR: là tỷ suất thu nhập và chi phí. - BPV: giá trị hiện tại của thu nhập. - CPV: giá trị hiện tại của chi phí.

Khi đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất, mô hình nào có BCR>1 mô hình đó có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả càng cao, và ngược lại

Suất thu hồi nội bộ (IRR): IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn.

IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV=0 hay là:

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Minh Hoá là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 120 km.

Phía Tây giáp biên giới nước Bạn Lào.

Phía Đông, Đông nam giáp huyện Tuyên Hoá. Phía Nam giáp huyện Bố Trạch.

Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá.

Trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 12A, đường Xuyên Á và đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài khoảng 150 km nên rất thuận lợi trong việc giao lưu đi lại giữa các xã trong huyện dọc theo tuyến quốc lộ và các huyện bạn. Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên việc giao lưu giữa các xã trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khai thác tiềm năng đất đai cũng như các tài nguyên khác của huyện [20].

3.1.1.2. Địa hình

Minh Hoá là huyện có địa hình rất hiểm trở, nhiều núi bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp. Địa hình được phân ra thành các dạng như sau [20], [23]:

Dạng địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng phân bố rải rác ở các bãi bồi dọc theo một số khe suối (Thị trấn Quy Đạt, Yên Hoá, Minh Hoá, Tân Hoá, Trung Hoá, Hoá Hợp, Hoá Tiến.) diện tích ít chỉ chiếm 4,85% diện tích tự nhiên của huyện

Dạng địa hình đồi: Diện tích chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố dọc theo tuyến quốc lộ 12A, đường Xuyên Á, Đường Mòn Hồ Chí Minh. Phần lớn nằm ở dạng lượn sóng có độ cao 70m - 200m.

Dạng địa hình vùng núi: Diện tích chiếm khoảng 70,15% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó khoảng 37% là núi thấp từ 200m - 400m, còn lại là núi cao trên 400m.

Như vậy, Minh Hoá có địa hình phức tạp với trên 74% diện tích có độ cao trên 200m có nhiều đồi núi, mặt khác địa hình Minh Hoá bị chia cắt nhiều do đó đây là một trong những nhân tố gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.[23]

3.1.1.3. Khí hậu thủy văn a) Khí hậu:

Minh Hoá chịu tác động của khí hậu Bắc Trung Bộ của miền Tây Bắc Quảng Bình, mang đặc điểm chung là nhiệt đới gió mùa, có mùa nắng nóng và mùa lạnh ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Phía Tây Nam (gió Lào) khắc nghiệt.

Nhiệt độ: nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,60C. Trung bình tháng thấp nhất 16,9 - 17,80C (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau), tháng cao nhất 33,8 - 34,30C (từ tháng 6 đến tháng 7).

Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 2100 - 2300 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa lớn tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 70-75% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao và không ổn định, trung bình từ 85%. Tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%. Riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm xuống thấp.

Gió, bão: Huyện Minh Hoá nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thường chịu tác động của nhiều cơn bão. Trung bình hàng năm có 1- 2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến. Chế độ gió có sự phân biệt rõ rệt theo mùa: Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau làm nhiệt độ giảm thấp, gây hậu quả xấu đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Tây Nam khô nóng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, cao điểm là tháng 7. Bình quân ngày có gió Tây Nam là 30-42 ngày/năm. Tốc độ gió lớn (20m/s) gây hạn hán, làm giảm mất độ ẩm, bốc phèn mặn, tích tụ sắt, nhôm nên việc thoái hoá đất xảy ra nhanh chóng.[23]

b) Thủy văn:

Minh Hoá có mạng lưới Khe, Suối dày đặc. Các hệ thống Khe, suối này có nguồn nước dồi dào, thế năng lớn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trên địa bàn toàn huyện.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất:

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng Quảng Bình, Minh Hoá có 14 loại đất trên tổng số 32 loại đất toàn tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 141270,94 ha, trong đó tổng diện tích điều tra thổ nhưỡng là 103963,22 ha chiếm 73,6 % tổng diện tích tự nhiên, (không kể diện tích sông suối núi đá). Theo kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện có các loại đất sau [23]:

Nhóm đất phù sa: Diện tích 250 ha, đất này được hình thành do sự bồi đắp phù sa của Khe,Suối phân bố ở các xã Tân Hoá, Minh Hoá,Trung Hoá, Thượng

Hoá, Hoá Tiến. Loại đất này có thành phần cơ giới thường thịt nhẹ hoặc cát pha và được dùng để trồng cây hàng năm chủ yếu là lúa nước và một số cây hoa màu khác.

Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi 70m - 200m: Đây là loại đất được sử dụng rất phổ biến tại các xã trên địa bàn huyện. Diện tích là 27648 ha có độ phì khá, thành phần cơ giới nặng, đây là loại đất rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cũng có thể trồng cây hoa màu và lương thực. Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp từ 200m - 1000m: Đây loại đất có độ phì kém dễ rửa trôi, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém. Phân bố ở nơi có độ dốc khá cao nên loại đất này thích hợp cho trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả ở một số nơi địa hình không dốc lắm, ngoài ra có thể trồng hoa màu còn lại chủ yếu là trồng rừng.

b) Tài nguyên rừng:

Toàn huyện có 110.492,85 ha rừng chiếm 78,2% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Dân Hoá, Thượng Hoá, Hoá Sơn.

Thực vật: thảm thực vật đa dạng và phong phú được phân bố ở tất cả các xã. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như Lim xanh, táu, gụ... đã góp phần ổn định sinh thái, giữ nước đầu nguồn hạn chế quá trình xói mòn đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Động vật: Liền kề với hệ thống núi đá vôi Phong Nha Kẽ Bàng, rừng của huyện nhà hiện có nhiều loại thú quý hiếm như hổ, báo, gà lôi, các loại bò sát và động vật móng vuốt. [23]

Nhìn chung, tài nguyên rừng của huyện tương đối phong phú và đã đảm nhận tốt chức năng phòng hộ, ổn định sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận nhân dân về tài nguyên rừng còn hạn chế nên nhiều nơi rừng bị xâm hại làm giảm độ che phủ; quá trình trôi, xói mòn đất xảy ra mạnh mẽ.

c) Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản Minh Hoá gồm có các loại sau:

Đá Bauxit (làm phụ gia cho nhà máy xi măng) ở Thượng Hoá, Yên Hoá, Hoá Phúc... với trữ lượng lớn, diện tích chiếm đất khoảng 10 km2. Hiện có 2 Công ty đang tiến hành thăm dò khai thác lộ thiên, quy mô khai thác nhỏ. [20], [23]

Đá Vôi có trữ lượng rất lớn nằm hầu hết trên địa bàn các xã trong huyện.

d) Tài nguyên nước

Minh Hoá thuộc khu vực đầu nguồn nên hệ thống sông, suối ngắn và dốc; tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa lũ. Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn trực tiếp từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp nên dâng lên rất nhanh gây ra lũ lụt,

ngập lớn trên diện rộng. Ngược lại trong mùa khô, mực nước sông, suối xuống thấp dòng chảy trong các thung lũng rất nhỏ. Dòng chảy của các sông, suối biến động lớn và phụ thuộc theo mùa.

Nguồn nước mặt: phụ thuộc lớn vào lượng mưa tự nhiên. Nguồn nước chủ yếu thuộc lưu vực đầu, trong đó có các hồ, đập để phục vụ cho sinh hoạt và sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)