Kết quả giao đất giao rừng cho hộ gia đìn hở Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.3. Kết quả giao đất giao rừng cho hộ gia đìn hở Việt nam

1.3.3.1. Kết quả thực hiện công tác giao đất giao rừng cho hộ gia đình

Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 và Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003, kết quả giao đất lâm nghiệp tính đến 31/12/2011 trên địa bàn cả nước (theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại quyết định 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao đến các đơn vị vơ sở, hộ gia đình và cá nhân lả 11,4 triệu ha, chiếm 84,4% diện tích rừng toàn quốc (so với Diện tích đất có rừng: 13.515.064 ha (Bao gồm cả rừng trồng tuổi 1)) và chiếm 70,3% so với tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (so với Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 16.240.000 ha). Tổng hợp kết quả giao đất giao rừng trong cả nước, phân theo chủ quản lý được trình bày bảng 1.1:

Bảng 1.1. Diện tích và tỷ lệ (%) rừng được giao phân theo chủ quản lý

TT Chủ quản lý Diện tích (triệu ha) Tỷ lệ %

1 Doanh nghiệp nhà nước 1,971 14,58

2 Ban quản lý rừng 4,522 33,46 3 Đơn vị vũ trang 0,265 1,96 4 Hộ gia đình, cộng đồng 3,809 28,18 5 Tổ chức kinh tế 0,143 1,06 6 Các tổ chức khác 0,7 5,18 Tổng 11,4 84,4

(Nguồn: Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN của Bộ tài nguyên và Môi trường)

Kết quả bảng 1.1 cho thấy diện tích rừng được giao cho Ban quản lý rừng, hộ gia đình cộng đồng, doanh nghiệp nhà nước, Đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế và các tổ chức khác lần lượt là 4,522; 3,809; 1,971; 0,265; 0,143; 0,7 triệu ha. Kết quả này cho thấy đa số diện tích rừng được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ (33,46%) và hộ gia đình cộng đồng (28,18%).

- Tình hình cấp GCNQSD đất: Theo kết quả tổng hợp Cục đăng ký thống kê - Tổng Cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường tại công văn số 306/CĐKTK-ĐKĐĐ gửi Cục Kiểm lâm ngày 30/12/2011, tính đến tháng 9 năm 2011 thì tổng số Giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ rừng là 2.629.232 giấy. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 10.371.482 ha, chiếm 63,86% tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp (16,24 triệu ha) và chiếm 67,58% so với diện tích đất lâm nghiệp thống kê năm 2010 (15.346.126 ha). So sánh kết quả từ năm 2007 - 2011 tại bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2. So sánh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 Tăng

Số GCN QSDĐ đã đực cấp (giấy) 1.109.451 2.629.232 1.519.781

Diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp (ha) 8.111.891 10.371.482 2.259.591

Như vậy, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011 là 2.629.232 giấy/10.371.482 ha, tăng lên 1.519.781 giấy, diện tích được cấp thêm là 2.259.591 ha so với năm 2007. Điều này chứng tỏ, trong giai đoạn này công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất được quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ, người dân bây giờ làm chủ thực sự trên mãnh đất và rừng được giao.

Tuy nhiên, trong quá trình giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bộc lộ một số khó khăn và vướng mắc:

+ Công tác quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ quy hoạch. Việc xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng gây khó khăn và chận tiến độ giao đất lâm nghiệp.

+ Việc cấp giấy chứng nhận cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài khó khăn do không có bản đồ địa chính và đất chưa được đo đạc. Ngoài ra có ba nguyên nhân khác cũng dẫn đến tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp bị chậm lại là vì: tranh chấp đo đạc địa chính, tranh chấp về nguồn gốc đất.

+ Các cơ quan tổ chức thực hiện công tác giao đất giao rừng không thống nhất, trước tháng 11/1999 do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm và sau tháng 12/1999 do cơ quan địa chính đảm nhiệm. Do thiếu nhân lực, hiểu biết về kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp và sự phối kết hợp giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Địa chính còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất trong cách giao, phương thức giao, nên từ đó đến nay công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gần như bị ngưng trệ, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp không đồng bộ, nhiều nơi giao đất sau 3 đến 4 năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và mới chỉ tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (chủ yếu là đất chưa có rừng) cho một số dự án của nước ngoài hỗ trợ đầu tư cho trồng rừng [19].

Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa gắn kết với công tác giao rừng và các cơ chế hưởng lợi, chính sách hỗ trợ đi kèm, vì vậy hiệu quả việc sử dụng rừng và đất rừng còn rất thấp, tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm và đời sống người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

1.3.3.2. Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất giao rừng

Chủ trương giao đất nông - lâm nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, cùng với việc mở rộng quyền sử dụng đất là chủ trương lớn, có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, nó có tác động tích cực đến việc quản lý và sử dụng đất đai bền vững.

Sau khi giao rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, thì người nông dân thực sự làm chủ trên đất được giao, họ yên tâm đầu tư lao động và vốn vào phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Chủ trương phát triển lâm nghiệp xã hội được thực hiện có kết quả là nhờ chính sách giao đất, giao rừng và khoán rừng cho hộ nông dân. Nhiều mô hình trang trại rừng, vườn rừng, kinh doanh nông lâm nghiệp tổng hợp đã hình thành và phát triển trên địa bàn Trung du, miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên với quy mô ngày càng lớn, kinh doanh có hiệu quả.

Do việc giao đất lâm nghiệp, khoán rừng được đẩy mạnh, nên đã góp phần bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng, đưa diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong giai đoạn 1995-2000 tăng 754.600 ha. Độ che phủ tăng từ 32,61% (năm 1995) lên 35,08% (năm 2000), 39,1% (năm 2010) và 39,7% (năm 2013), góp phần rất quan trọng vào sự phát triển ổn định của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất và hạn chế tác hại của thiên tai. [3], [19]

Khi vấn đề lương thực, thực phẩm được giải quyết thì nạn phá rừng cũng dần dần được hạn chế, việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồng rừng phân tán trong khu dân cư, được quan tâm và ngày càng phát triển.Tất cả những điều đó nói lên chính sách giao đất nông lâm nghiệp cho hộ nông dân, sử dụng ổn định lâu dài là sự đổi mới tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai.

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

- Thực trạng hoạt động giao đất giao rừng ở huyện Minh Hóa

- Đánh giá tác động của hoạt động giao đất giao rừng đến đời sống của người dân - Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống của người dân sau khi giao đất giao rừng

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hoạt động giao đất và giao rừng sản xuất cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Minh Hóa.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Về nội dung:

Theo hệ thống phân loại của ngành lâm nghiệp, hiện có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về một loại, đó là RSX. Trong rừng sản xuất lại có 2 loại rừng là rừng trồng và rừng khoanh nuôi bảo vệ, do thời gian không cho phép, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về tác động của việc giao đất giao rừng sản xuất - là rừng trồng - đến đời sống của hộ gia đình.

b. Về không gian:

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

c. Về thời gian:

- Số liệu thứ cấp: Số liệu thu thập trong 5 năm, từ năm 2007 đến năm 2013. - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua nghiên cứu trong năm 2014.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đặc điểm chung của huyện Minh Hoá

- Tình hình cơ bản ở huyện Minh Hoá - Điều kiện tự nhiên và xã hội

2.3.2. Thực trạng giao đất giao rừng ở huyện Minh Hóa

- Đánh giá chung về tình hình giao đất giao rừng - Sự tham gia của người dân trong giao đất giao rừng.

- Tình hình sử dụng đất, rừng của người dân sau khi nhận đất, nhận rừng. - Sự hỗ trợ của nhà nước sau khi giao đất giao rừng

2.3.3. Những tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân

- Tác động về kinh tế - Tác động về xã hội - Tác động về môi trường

2.3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao đất giao rừng trong thời gian tới gian tới

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Minh Hóa có 15 xã và 01 thị trấn. Chúng tôi chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện Minh Hóa, đó là các xã: Hóa Hợp, Xuân Hóa, Hồng Hóa.

Xã Hóa Hợp: Đại diện cho sinh thái của vùng thung lũng Xã xuân Hóa: Đại diện cho sinh thái của vùng núi

Xã Hồng Hóa: Đại diện cho sinh thái của vùng gò đồi

Đây là 3 xã có hoạt động giao đất giao rừng mạnh. Có diện tích giao đất giao rừng lớn, số hộ được nhận đất và rừng nhiều của huyện.

2.4.2. Thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các tài liệu, báo cáo liên quan đến vấn đề giao đất và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương (tài liệu đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành) gồm: Báo cáo niên giám thống kê; Thống kê đất đai; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã nghiên cứu.

2.4.3. Thu thập thông tin sơ cấp

a) Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi: Phỏng vấn 90 hộ, ở 3 xã Hóa Hợp, Xuân

Hóa, Hồng Hóa, 30 hộ/xã. - Tiêu chí chọn hộ:

+ Là những hộ đã được giao đất giao rừng nhiều, diện tích giao đất giao rừng lớn, từ 1,2 ha trở lên và đã được cấp GCNQSDĐ.

+ Các hộ được chọn phải là hộ đã có thu nhập từ rừng, là những hộ được giao từ 5 năm trở lên.

- Cách chọn: Chọn hộ điều tra bằng phương pháp ngẫu nhiên không lặp, mỗi xã chọn 30 hộ theo tiêu chí trên. Cụ thể dựa vào danh sách hộ đã được giao đất giao rừng sản xuất để chọn ngẫu nhiên theo khoảng cách tổ đã định.

- Nội dung chính: Diện tích được giao đất giao rừng; Các hoạt động sản xuất; Mức thu nhập từ rừng; Nguồn thu nhập từ rừng; Cơ cấu thu nhập; Diện tích rừng và độ che phủ; Những thay đổi về nguồn nước; Nhận thức của người dân về vai trò của rừng; Đầu tư vốn và kỹ thuât; Tạo ra việc làm; Giảm tỉ lệ nghèo đói của địa phương.

b) Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận 3 nhóm, mỗi nhóm 10 người

Nhóm 1: Hộ nông dân sản xuất giỏi, thành công trong phát triển rừng và thu nhập tốt từ rừng được giao.

Nhóm 2: Nhóm chưa thành công về phát triển rừng và thu nhập sau khi nhận rừng.

Nhóm 3: Nhóm cán bộ: 1 Phó Chủ tịch xã, 1 Địa chính, 1 Kiểm lâm viên, 7 trưởng thôn

Nội dung chính: Những thay đổi của hộ về kinh tế, lao động, việc làm sau khi giao đất giao rừng, tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân, những khó khăn và giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ sau khi nhận rừng.

c) Phỏng vấn chuyên sâu: 5 người gồm: 1 cán bộ phòng nông nghiệp huyện,

1 cán bộ phòng tài nguyên huyện, 1 phó chủ tịch xã, 1 cán bộ kiểm lâm viên, 1 cán bộ địa chính.

Nội dung chính: Tác động của công tác giao đất giao rừng đến đời sống người dân, những khó khăn và giải pháp nâng cao đời sống của người dân sau khi nhận rừng.

2.4.4. Phương pháp phân tích

2.4.4.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả bao gồm các số tuyệt đối, phần trăm, trung bình,... được sử dụng chủ yếu cho các mô tả thực trạng giao đất giao rừng.

2.4.4.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp đánh giá sự biến động tăng, giảm số lượng và chất lượng theo thời gian và không gian.

2.4.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

* Đối với số liệu thứ cấp: Sau khi được thu thập, toàn bộ thông tin được

kiểm tra ở ba khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy sau đó được xử lý, tính toán và phản ánh thông qua bảng, biểu hoặc đồ thị.

* Đối với số liệu sơ cấp (số liệu mới): Toàn bộ thông tin, số liệu được kiểm

tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán Excel để xử lý.

2.4.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

+ Giá trị sản xuất (GO): là tổng giá trị sản xuất thu được trong 1 giai đoạn

nhất định, bao gồm giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ.

Giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi) GO =   n n i QiPi

+ Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập nằm trong giá trị sản xuất

sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của hộ. Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ (C) :

MI =GO – C

Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất

kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT), tiền lãi vay ngân hàng (i) và khấu hao tài sản cố định (De).

C = TT + i + De

Giá trị hiện tại ròng (NPV): là hiệu số giữa doanh thu và tổng chi phí hàng

năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình trồng rừng sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại (thời gian đầu kỳ của chu kỳ sản xuất)

NPV

Trong đó: - NPV: giá trị hiện tại ròng - Bt: giá trị thu nhập ở năm thứ t - Ct: chi phí ở năm thứ t

- r: tỷ lệ chiết khấu

Tỷ suất thu nhập – chi phí (BCR): là tỷ số sinh lời thực tế. nó phản ảnh

mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất có tính tới giá trị thời gian của các dòng tiền.

Trong đó: - BCR: là tỷ suất thu nhập và chi phí. - BPV: giá trị hiện tại của thu nhập. - CPV: giá trị hiện tại của chi phí.

Khi đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất, mô hình nào có BCR>1 mô hình đó có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả càng cao, và ngược lại

Suất thu hồi nội bộ (IRR): IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)