ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 53 - 55)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số của toàn huyện là 48.528 người với 12.139 hộ gia đình. Mật độ dân số trung bình 34 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa thị trấn Quy Đạt và các xã (thị trấn Quy Đạt 785 người/km2, xã Thượng Hoá, Hoá Sơn chỉ 9 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao, đến năm 2013 còn 16,36%. [22]

Hiện tại huyện có 31.213 lao động, chiếm 64,3% dân số. Chủ yếu lao động nông nghiệp và lâm nghiệp (24.700 lao động). Một số ít lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, cơ khí, kim khí sữa chữa nhỏ. Trong những năm qua, huyện đã tích cực giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là chú trọng số lao động ở nông thôn, tạo điều kiện cho họ sinh sống và phát triển nghề làm rừng như hỗ trợ khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, giao rừng và đất lâm nghiệp, đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như trang trại trồng rừng, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò; xúc tiến việc làm cho người lao động nông nghiệp giảm tỷ lệ thất nghiệp [22]. Chúng tôi đã tìm hiểu những thông tin về hộ gia đình làm nghề rừng và được thể hiện ở bảng 3.4:

Kết quả bảng 3.4 cho thấy đặc điểm của hộ gia đình làm nghề rừng, tại bảng 3.4 cho thấy, nhân khẩu bình quân/hộ; tổng số lao động bình quân/hộ lần lượt là 4,3; 2,5 lao động. Diện tích rừng trồng sản xuất được giao cho các hộ trung bình là 1,51 ha, trong đó so với 2 xã Hóa Hợp và xã Xuân Hóa thì diện tích bình quân giao cho các hộ ở xã Hồng Hóa lớn hơn (1,53 ha), phần lớn diện tích này đã được hộ gia đình trồng rừng từ khi được giao đất và đã có thu nhập từ các mô hình trên phần diện tích này.

Bảng 3.4. Thông tin về hộ điều tra

n = 90 hộ

TT Chỉ tiêu ĐVT Xã Hóa Hợp Xã Xuân Hóa

Xã Hồng

Hóa BQ chung

1 Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,3 4,4 4,3 4,3 2 Tổng số lao động BQ/hộ LĐ 2,5 2,4 2,6 2,5 3 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động % 58,1 54,5 60,5 57,7 4 Diện tích rừng trồng sản xuất được giao BQ/hộ Ha 1,5 1,51 1,53 1,51 - Đã trồng rừng Ha 1,5 1,51 1,51 1,51 - Đã khai thác Ha 1,5 1,51 1,53 1,51 5 Tình hình vốn vay cho sản xuất lâm nghiệp - Tỷ lệ hộ có vay vốn sản xuất lâm nghiệp % 100% 100% 100% 100% - Giá trị mỗi khoản vay 1000đ 30.000 30.000 30.000 30.000 - Tỷ lệ lãi suất

bình quân trên mỗi

đơn vị vốn vay % 0,54% 0,54% 0,5% 0,53% 6 Thu nhập BQ lao

động/ năm Đồng 15.837.598 16.230.932 15.664.265 15.910.932

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ năm 2014)

Đa số hộ gia đình vay vốn để mở rộng sản xuất, phát triển các mô hình trồng rừng sản xuất, với số tiền trung bình cho mỗi khoản vay là 30.000.000 đồng với lãi xuất trung bình là 0,53%, các hộ gia đình đều dùng quyền thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay. Thu nhập bình quân lao động/năm của hộ gia đình là 15.910.932 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)