Điều kiện kinh tế xã hội ở huyện Minh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 45 - 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ở huyện Minh Hóa

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế:

Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt lại là một huyện vùng cao, địa hình phức tạp và ngăn cách, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất nông nghiệp song nền kinh tế của huyện cũng đã chuyển biến đáng kể. Đời sống của nhân dân được nâng lên và từng bước được cải thiện, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, nâng cấp với nhiều dự án trong và ngoài nước, quốc phòng - an ninh luôn được giữ vững.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về thiên nhiên, nguồn lực con người, kinh tế của huyện Minh Hóa đã có những bước phát triển nhất định. Cơ cấu kinh tế của huyện Minh Hoá từ năm 2011 đến năm 2013 thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Minh Hóa

Ngành

Cơ cấu (%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nông - Lâm - Ngư 33,7 29,9 47,3

Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 27,2 29,3 22,2

Dịch vụ 39,1 41,8 30,5

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện năm 2013)

Kết quả bảng 3.1 cho thấy Cơ cấu kinh tế của ngành Nông – Lâm – Ngư năm 2011, năm 2012, năm 2013 lần lượt là 33,7%; 29,9%; 47,3% .

Cơ cấu ngành Công nghiệp – Xây dựng cơ bản năm 2011, năm 2012, năm 2013 lần lượt là 27,2%; 29,3%; 22,2%.

Qua tổng kết chung về cơ cấu kinh tế của huyện Minh Hoá, tỷ lệ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, thu hút nhiều nhân lực lao động trên địa bàn, giai đoạn này các địa phương, đơn vị đã tích cực chỉ đạo khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp đang được phát triển tương đối toàn diện và đúng hướng.

Đối với ngành công nghiệp và xây dựng, do Minh Hoá là huyện miền núi điều kiện hạ tầng cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, tài nguyên khoáng sản đang ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác đúng hướng. Do vậy nền tảng để phát triển ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì ngành công nghiệp xây dựng chưa phát triển nên kéo theo đó là sự chậm phát triển của ngành dịch vụ thương mại. Đây là những khó khăn cản trở cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đi lên về tất cả mọi mặt của huyện Minh Hoá.

a) Ngành nông nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2007 - 2013 có sự phát triển ổn định, có bước chuyển mới và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp phần lớn cho GDP của toàn huyện Minh Hoá. Giá trị sản xuất nông nghiệp thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giai đoạn 2007 – 2013 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị sản xuất 84.153 135.057 160.301 172.836 253.413 256.329 271.925 1. Trồng trọt 59.197 93.561 115.830 120.574 158.301 172.411 169.492 2. Chăn nuôi 24.888 41.368 44.332 52.089 94.732 83.605 101.758 3. Dịch vụ 68 128 139 173 380 313 675

(Nguồn: Niên giám thống kê của chi cục thống kê huyện Minh Hóa)

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, với ngành trồng trọt, giá trị sản xuất nông nghiệp trồng trọt từ 59,197 tỷ năm 2007 tăng lên 169,492 tỷ năm 2013, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng nên năng suất lúa, ngô, cây chất bột có củ, cây ăn quả … tăng dần qua các năm.

Chăn nuôi: Trong những năm qua ngành chăn nuôi cũng có những bước chuyển biến đáng kể. Chăn nuôi ngày càng chú trọng hơn về chất lượng và số lượng. Số hộ gia đình có quy mô chăn nuôi ngày càng tăng. Theo số liệu điều tra 31/12/2013 thì toàn huyện có 15259 con trâu bò (3796 con trâu và 11.463 con bò), 19872 con lợn và 59495 con gia cầm. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 24,888 tỷ đồng năm 2007 lên 101,758 tỷ đồng năm 2013. Hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm có mức tăng trưởng khá và ổn định trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong năm 2013, tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tương đối ổn định. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Trạm thú y huyện đã kịp thời triển khai đến từng xã có dịch để các biện pháp phòng chống lây lan: cách ly, chăm sóc và điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. [22]

Thuỷ sản: Nhìn chung tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản tăng lên qua hàng năm, từ năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là 90; 97,7;116,8; 131,9; 161,2; 170,5; 173,6 tấn. Có được sự gia tăng như vậy là do việc chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và tận dụng mặt nước ven khe suối để làm ao thả cá, nuôi cá lồng... Tuy nhiên, với diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 là 46,61 ha tương ứng với sản lượng nuôi trồng như vậy là còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do nhân dân địa phương nuôi trồng chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của gia đình chứ rất ít sản phẩm nuôi trồng được đem bán. [22]

b) Lâm nghiệp

Huyện Minh Hoá có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn. Trong những năm qua công tác quản lý, khoanh nuôi trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng thực hiện tương đối tốt nên đã xoá bỏ một phần diện tích đồi núi trọc. Trong năm 2013 toàn huyện đã trồng được 875 ha rừng tập trung trồng rừng kinh tế. Đi đôi với công tác trồng rừng thì công tác giao đất giao rừng, công tác phòng chống cháy rừng cũng được triển khai có hiệu quả. Trong năm 2013 đã bắt và xử lý 45 vụ vi phạm lâm luật, giảm so với năm trước 06 vụ, toàn huyện Minh Hoá năm 2013 không để xảy vụ cháy rừng lớn nào đáng kể. [22], [24]

Khối lượng khai thác lâm sản tăng đều qua các năm, năm 2007; 2008; 2009; 2010; 2012; 2013 lần lượt là 1.873 m3; 1.898 m3; 3.474 m3; 13.291 m3; 14.522 m3; 19.419 m3, ngoài ra có các sản phẩm khác như tre, mật ong, dược liệu cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng, trong những năm qua giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt hiệu quả cao [22]. Chúng tôi đã tìm hiểu các chỉ tiêu này và kết quả được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị sản xuất (giá hiện hành Tr.đ) 12.468 18.757 19.143 34.226 47.309 60.998 69.403 Trồng và nuôi rừng 3.169 5.920 5.347 6.838 11.745 9.705 7.999 Khai thác gỗ và lâm sản 6.741 12.249 13.178 24.179 33.951 49.501 58.727 Các sản phẩm lâm nghiệp khác 2.558 588 618 3.209 1.613 1.792 2.677 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 Trồng và nuôi rừng 25,4% 31,6% 25,4% 20% 24,8% 15,9% 11,5% Khai thác gỗ và lâm sản 54,1% 65,3% 54,1% 70,6% 71,8% 81,2% 84,6% Các sản phẩm lâm nghiệp khác 20,5% 3,1% 20,5% 9,4% 3,4% 2,9% 3,9%

(Nguồn: Niên giám thống kê của chi cục thống kê huyện Minh Hóa)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2007, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013 lần lượt là 12,468; 18,757; 19,143; 34,226; 47,309; 60,998; 69,403 tỷ đồng. Điều này cho thấy, trong những năm qua, huyện Minh Hóa đã tập trung vào công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng, quy hoạch và trồng rừng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, hạn chế tình trạng phá rừng.

c) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện có ý nghĩa rất lớn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và tạo môi trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp ước thực hiện năm 2013 theo giá cố định là 63,609 tỷ đồng, đạt 105,8% kế hoạch năm, so cùng kỳ năm trước tăng 6,3%; sản xuất tiểu thủ công nghiệp tuy có tăng nhưng chưa phát triển các ngành nghề mới, quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn bé sản xuất thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Do vậy Nhà nước cần có định hướng đúng về cả chính sách, quy mô, loại hình sản phẩm cũng như công nghệ sản xuất để khuyến khích công nghệ, tiểu thủ công nghiệp phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. [22]

d) Xây dựng cơ bản

Trong những năm gần đây, huyện Minh Hoá được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và các tổ chức nước ngoài nên công tác xây dựng các công trình trọng điểm đã được đẩy mạnh, xây dựng được nhiều công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống như Làm mới, nâng cấp và sửa chữa các tuyến đường giao thông liên xã và liên thôn; bê tông hoá kênh mương; xây dựng nhà văn hoá cộng đồng; trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp; bê tông hoá đường giao thông ở các thôn xóm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Năm 2013, trên địa bàn huyện đang triển khai thực hiện 126 công trình xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn Chương trình, mục tiêu Quốc gia tỉnh bố trí. Trong đó công trình chuyển tiếp, hoàn thành 83 công trình, công trình xây dựng mới 43 công trình. Tổng số nguồn vốn được bố trí năm 2013 là: 107.508,7 triệu đồng, đến cuối tháng 9/2013 đã giải ngân được (kể cả số tạm ứng): 75.810,1 triệu đồng. So với kế hoạch vốn năm đạt 70,51%. [22]

e) Thương mại dịch vụ

Trong những năm qua ngành thương mại dịch vụ của huyện đã phát triển khá nhanh về cả tổ chức mạng lưới lẫn quy mô thành phần và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Đến năm 2013 ngành thương mại dịch vụ đạt 445,918 tỷ đồng chiếm 30,5% tỷ trọng năm 2013. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu từ dịch vụ trên địa bàn năm 2013 đạt 443 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 105,1%. [22], [24]

Hệ thống chợ được quy hoạch và đưa vào sử dụng chợ ở Quy Đạt, Minh Hoá; Hoá Tiến, Y Leng Dân Hoá. hệ thống tín dụng, ngân hàng đã có nhiều bước phát triển và góp phần to lớn vào việc chuyển tiền, gửi tiền và cho vay vốn, chỉ riêng năm 2013 hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện đã cho nhân dân vay 110 tỷ đồng để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. [24].

f) Giáo dục, y tế

- Giáo dục: Hiện nay toàn huyện có 1874 cháu mẫu giáo, 4493 học sinh tiểu học, 3513 học sinh trung học cơ sở và 1760 học sinh trung học phổ thông. Toàn huyện có 6 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục ngày càng được các cấp các ngành quan tâm hơn. [22]

- Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã được quan tâm từ huyện đến xã. Hiện nay có một trung tâm y tế, 1 bệnh vện đa khoa, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trung tâm kế hoạch hoá gia đình và 15 trạm y tế xã. Tuy nhiên chất lượng cơ sở vật chất còn kém, thuốc chữa bệnh còn thiếu, trình độ cán bộ chuyên môn còn bất cập. [22], [24]

g) Văn hoá - thông tin - thể thao

Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, với nội dung phong phú, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá” là một trong những phong trào trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá là 56,9%. Đến nay, trên địa bàn huyện có 46/135 thôn, bản, tiểu khu đạt chuẩn văn hoá. Tính đến nay, số lượng hương ước toàn huyện đã được phê duyệt 95/135 thôn, bản, tiểu khu. Các chương trình phát thanh, truyền hình ngày càng được quan tâm đầu tư nhằm phục vụ đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân ngày một tốt hơn. Huyện cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao chào mừng các ngày lễ hội lớn như: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… nhằm rèn luyện sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên chức và nhân dân.

3.1.2.2. Dân số và lao động, việc làm: a) Dân số

Toàn huyện có 16 xã, thị trấn. Theo kết quả điều tra dân số năm 2013 toàn huyện có 48.528 người. Mật độ dân số là 34 người/km2. Bình quân số khẩu trong một hộ là 4,5 người, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn. [22]

b) Lao động và việc làm

Số người trong độ tuổi lao động của huyện là 31.213 người, chiếm 64,3% dân số toàn huyện, trong đó lao động nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 79,3%, hàng năm còn được bổ sung thêm khoảng 800 - 1000 lao động. Lao động công nghiệp xây dựng chiếm 5,7%, lao động thương mại dịch vụ chiếm 15%. Cơ cấu dân số trẻ, lao động dồi dào song trình độ nghề nghiệp thấp chủ yếu là lao động nông nghiệp. Đây là vấn

đề khó khăn cho huyện trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. [22]

Năm 2013 đã mở các lớp đào tạo trình độ sơ cấp nghề về: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su; chăn nuôi thú y; May công nghiệp; nón lá. Tập huấn tin học cho cán bộ của 8 xã về kỹ năng sử dụng máy tính. [24]

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn cho các điều tra viên về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013. Hiện nay các xã, thị trấn đang rà soát, bình xét, niêm yết kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đến 31/12/2013. [24]

Do tình hình suy thoái kinh tế và chính trị bất ổn ở một số thị trường truyền thống trong khu vực nên trong năm 2013 không có lao động đăng ký xuất khẩu.

3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hưởng của chúng đến công tác quản lý, sử dụng rừng sản xuất

a ) Thuận lợi

Minh Hoá là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình với hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có đường Quốc lộ 12A, Đường mòn Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á chạy qua cho phép huyện giao lưu thuận tiện với các huyện khác trong tỉnh cũng như với các tỉnh khác.

Minh Hoá có cấu trúc địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Có giá trị kinh tế cao; có diện tích đất lâm nghiệp lớn, động thực vật đa dạng phong phú, hệ thống khe suối dày đặc cho phép huyện phát triển một ngành lâm nghiệp toàn diện từ du lịch sinh thái rừng, trồng rừng, khai thác chế biến lâm sản và kinh tế trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Là huyện có các loại tài nguyện quý như: Đá đen, đá vôi... với trữ lượng khá lớn nên thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khai vật liệu xây dựng mang lại nguồn thu khá lớn cho huyện và đóng góp vào ngân sách của tỉnh.

Minh Hoá là vùng đất mới với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Sách, Chứt, Rục. Dân ở đây từ nhiều nơi đến chủ yếu là dân “góp” vì vậy nó là sự kết tinh của nhiều vùng, miền văn hoá. Cho nên văn hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là truyền thống cần cù, thông minh hiếu học, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Đây chính là tiền đề thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)