Kiến đánh giá của hộ về chương trình giao đất giao rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 82 - 85)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.4. kiến đánh giá của hộ về chương trình giao đất giao rừng

Giao đất, giao rừng là một chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại cả về phía cơ quan quản lý Nhà nước và cả phía người được nhận đất. Qua điều tra phỏng vấn chuyên sâu cán bộ tại địa phương và 90 hộ gia đình ở 3 xã đã cho thấy những tồn tại sau:

3.4.4.1. Đánh giá về các chính sách giao đất giao rừng

Sau khi giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình sản xuất thì công tác tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn cây trồng thích hợp chưa kịp thời và thường xuyên. Vì vậy thời gian đầu người dân lựa chọn hình thức sản xuất chưa được tốt nên hiệu quả sản xuất rất thấp, đất đai bị thoái hoá, rửa trôi nhiều. Một số hộ gia đình qua sản xuất một vụ nếu thấy hiệu quả sản xuất không cao thì họ chuyển sang trồng cây khác.

Sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa được Nhà nước bảo hộ, bao tiêu, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu, giá cả chênh lệch. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sản xuất của người dân.

Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, thời hạn dài (50 năm) nên khi Nhà nước cần đất để thực hiện các dự án thì người dân gây khó khăn trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Khi thực hiện phỏng vấn người dân về những khó khăn để tổ chức sản xuất đa số họ đều cho rằng chính sách hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất là quan trọng như cho vay để đầu tư trồng rừng thâm canh,...Chính sách về vốn đối với người dân nơi đây còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, đồng vốn đến được với người dân còn chậm và nhiều thủ tục rườm rà, việc cho vay vốn nên chiếu cố đến chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng…giảm lãi suất cho vay trồng rừng và những cây dài ngày có tác dụng bảo vệ đất...

3.4.4.2. Nguyện vọng của hộ gia đình khi được nhà nước giao đất giao rừng

Với chương trình giao đất giao rừng như hiện nay của Nhà nước, chúng tôi đã tìm hiểu nguyện vọng của người dân và được thể hiện ở bảng 3.20 cho thấy, có 100% (90/90 hộ) số hộ được hỏi đồng tình hưởng ứng. Người dân đều cho rằng

chính sách này đã tạo điều kiện cho hộ có thêm đất sản xuất và quỹ đất của địa phương sẽ được sử dụng tốt hơn.

Bảng 3.20. Ý kiến đánh giá của hộ về việc giao đất giao rừng và cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Minh Hóa

n= 90 hộ

Chỉ tiêu đánh giá Nội dung đánh giá

Số ý kiến đồng ý

Tỷ lệ (%)

Tư tưởng của người dân khi được GĐGR

Phù hợp với nguyện vọng của người

dân 90 100%

Hạn mức và thủ tục GĐGR

Hạn mức GĐGR đã phù hợp với

nhu cầu sản xuất của người dân 55 61,1% Thủ tục GĐGR, cấp GCNQSDĐ đã

đơn giản, thực hiện đúng trình tự theo quy định, tôn trọng nguyện vọng của người dân.

86 95,6%

Các quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân sau khi được GĐGR

Các quyền lợi của của người sử dụng đất sau khi được GĐGR được đảm bảo.

90 100%

Tình hình hổ trợ sản xuất cho hộ

Việc tiếp cận hỗ trợ sản xuất cho hộ gia đình cá nhân sau khi được GĐGR đã được nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện (Vay vốn, hổ trợ cây giống, phân, kỷ thuật…)

90 100%

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Kết quả phỏng vấn hộ gia đình ở bảng 3.20 cho thấy:

Về hạn mức giao đất và thủ tục giao đất: Nhằm đảm bảo sự công bằng cho các

đối tượng sử dụng đất và thể hiện vai trò định hướng của Nhà nước trong việc phân chia quản lý, sử dụng đất trước mắt và lâu dài thì việc quy định hạn mức về diện tích giao đất và thời gian giao đất giao rừng là một chủ chương đúng đắn, rất cần

thiết. Tuy nhiên, vấn đề quy định hạn mức như thế nào cho hợp lý với từng đối tượng và điều kiện thực tế của từng địa phương là điều cần nghiên cứu.

Khi được hỏi về nhu cầu sử dụng đất, 61,1% (55/90 hộ) cho rằng hạn mức GĐGR đã phù hợp với nhu cầu sản xuất của hộ. Tuy nhiên có có 38,9% (35/90 hộ) chưa đồng ý và muốn địa phương cân đối quỹ đất lâm nghiệp hiện do UBND xã đang quản lý, cấp cho hộ chưa có đất lâm nghiệp để sản xuất và cấp thêm cho những hộ đã được cấp GCN nhưng diện tích ít không đủ (< 1 ha) để sản xuất lâm nghiệp.

Về ý kiến của hộ gia đình đối với các quy định của Nhà nước và địa phương về thủ tục giao đất giao đất giao rừng, cấp GCNQSDĐ, có 95,6% hộ (86/90 hộ) trả lời rằng thủ tục giao đất hiện nay là hợp lý, đơn giản hơn nhiều; cho phép mọi nông dân dễ dàng nhận đất sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.

Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất: Quyền lợi của người sử

dụng đất là vấn đề rộng lớn và phức tạp; ở đây chỉ đề cập đến khía cạnh cơ bản về các quyền sử dụng đất của nông hộ được Nhà nước quy định khi giao đất nông lâm nghiệp. Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy, qua tìm hiểu ý kiến của người dân về quyền lợi của người sử dụng đất khi được giao, 100% hộ (90/90 hộ) ở 3 xã đều cho rằng các quyền của người sử dụng đất được đảm bảo hơn. Chúng tôi đã tìm hiểu các quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp, vay vốn của các hộ gia đình như sau:

- Về quyền chuyển nhượng: Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, 100% hộ không thực hiện bán đất của mình, còn 5,6% hộ (5/90 hộ) đã thực hiện quyền này, họ mua thêm đất để mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình. Như vậy, hầu hết các hộ gia đình không chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi được nhà nước cấp GCNQSD đất lâm nghiệp.

- Về quyền thế chấp, vay vốn: Các hộ gia đình được Nhà nước cấp giấy CNQSDĐ, cho thuê đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vay vốn theo quy định. Kết quả phỏng vấn hộ, có 85,5% hộ (77/90 hộ) đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Minh Hóa, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa, nhằm mục đích đầu tư phát triển lâm nghiệp. Như vậy, kết quả điều tra trên địa bàn các xã cho thấy quyền lợi về thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình được đảm bảo.

Tình hình hỗ trợ sản xuất cho nông hộ sau khi nhận đất: kết quả bảng 3.20 cho

thấy, Có 100% hộ (90/90 hộ) cho biết sau khi giao đất, các địa phương đã có các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất như chính sách ưu đãi vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng chính sách, chương trình kết hợp của các địa phương với các dự án thông qua nhiều hình thức như tập huấn khoa học kỹ

thuật, hỗ trợ phân bón, giống cây trồng vật nuôi, thu mua sản phẩm đầu ra cho nhân dân. Tuy nhiên, sự hỗ trợ còn dàn trải, không thường xuyên và đồng bộ. Mặt khác chính sách đầu tư đảm bảo đời sống cho người dân làm nghề rừng hiện tại chưa có, nên các gia đình này gặp nhiều khó khăn, vì họ không đủ đất để sản xuất lương thực hoặc trồng cây nhanh cho sản phẩm phục vụ nhu cầu trước mắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)