Tác động về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 74 - 79)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.2. Tác động về xã hội

a) Tạo ra việc làm

Tạo được công ăn việc làm ổn định cho người lao động tăng thu nhập cho người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đây chính là hiệu quả sâu xa mà việc phát triển rừng mang lại.

Một mặt giúp người dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập, mặt khác nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề phát triển lâm nghiệp, cải thiện môi trường. Do vậy, chúng tôi đã tìm hiểu các chỉ tiêu tạo việc làm và được thể hiện ở bảng 3.15:

Bảng 3.15. Khả năng tạo việc làm cho lao động của hộ sau khi giao đất giao rừng

n= 90 hộ Chỉ tiêu Số hộ trả lời (hộ) Tỷ lệ (%) đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Số hộ tận dụng hết lao động chính trong gia đình 86 4 95,5%

Số hộ tận dụng hết nguồn lao động phụ 75 15 83,3%

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2014)

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, 95,5% (86/90 hộ) hộ đã tận dụng hết khả năng lao động chính trong gia đình, trong số các hộ gia đình có lao động phụ thì có 83,3% (75/90 hộ) hộ đã tận dụng hết nguồn lao động này. Hầu hết các hộ gia đình đều cho rằng tác dụng của việc giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên là vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình. Ngoài ra 100 % số hộ được hỏi nói rằng cơ chế quản lý và mức giao như hiện nay đã tạo thuận lợi cho họ tổ chức, sử dụng nguồn lao động trong gia đình tốt hơn thời kỳ trước.

Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, trước khi giao đất lâm nghiệp số ngày công làm việc của người lao động từ 100 đến 120 ngày/năm, nhưng sau khi giao đất giao rừng việc tổ chức sản xuất hợp lý và tốt hơn nên đòi hỏi số ngày làm việc của người lao động tăng lên từ 150 đến 170 ngày/năm. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động trong gia đình hiện nay còn có một số vấn đề tồn tại cần giải quyết như. Vấn đề đào tạo tay nghề, nâng cao khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn, thời gian làm việc còn quá nhiều trong ngày, vấn đề an toàn lao động chưa được chú ý.

b) Nhận thức của hộ đối với công tác quản lý và sử dụng rừng

Công tác giao đất lâm nghiệp thực sự được coi là thành công, chỉ khi nó mang lại hiệu quả thiết thực, được đông đảo mọi người tham gia và gắn kết được lợi ích của người làm rừng, tạo tâm lý ổn định cho người dân gắn bó với rừng. Do vậy, ngoài đánh giá tác động đến sự phát triển kinh tế ra, còn đánh giá tác động về mặt xã hội của công tác giao đất lâm nghiệp mà tư tưởng, nhận thức của người dân góp phần không nhỏ dẫn đến sự thành công của công tác giao đất giao rừng. Do vậy

chúng tôi đã tìm hiểu chỉ tiêu này và được thể hiện ở bảng 3.16:

Kết quả phỏng vấn hộ ở bảng 3.16 cho thấy, khi chưa giao đất lâm nghiệp, tài nguyên đất là của chung, người dân tự do khai thác, đốt nương làm rẫy … Sau khi giao đất lâm nghiệp đã có chủ cụ thể, ý thức của người dân trong việc quản lý và sử dụng đất được nâng lên rõ rệt, qua điều tra phỏng vấn hộ có 100 % hộ cho biết tình trạng chặt phá rừng bừa bãi không còn xảy ra như trước đây, sau khi nhận đất lâm nghiệp để quản lý và sử dụng thì ý thức bảo vệ đất, bảo vệ môi trường của họ ngày càng tốt hơn, đất đai được khai thác và sử dụng hợp lý, độ xói mòn rửa trôi đất được hạn chế, môi trường được cải thiện, độ che phủ đất ngày càng tăng. Khi được hỏi hộ có xác định được ranh giới giữa rừng trồng và rừng tự nhiên được giao hay không, có 74,4% hộ (67/90 hộ) xác định được ranh giới giữa đất rừng trồng và rừng tự nhiên, đây là những hộ có tham gia vào hoạt động xác định ranh giới thực địa, còn 25,6% hộ (23/90 hộ) còn lại không xác định được ranh giới đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát xẻ, lấn chiếm đất rừng đã được giao nhận.

Bảng 3.16. Đánh giá của hộ về nhận thức trong quản lý và sử dụng rừng sau khi nhận đất nhận rừng n= 90 ha Chỉ tiêu Số hộ trả lời Tỷ lệ (%) đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Việc quản lý, sử dụng bảo vệ rừng, bảo vệ môi

trường của hộ tốt hơn trước đây 90 0 100%

Hộ gia đình đã xác định được ranh giới giữa

rừng trồng và rừng tự nhiên được giao 67 23 74,4%

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Mức độ tham gia của người dân được đánh giá từ các hoạt động tham gia của người dân trong quá trình triển khai thực hiện giao đất lâm nghiệp đến các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trên diện tích được giao. Kết quả giao đất giao rừng trên địa bàn huyện đã có 7509 hộ gia đình tham gia nhận đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên. Điều này nói lên chính sách giao đất lâm nghiệp phù hợp với nguyện vọng của người dân, được đông đảo người dân địa phương chấp nhận.

Hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường đã tác động tích cực đến việc xây dựng cũng cố nâng cao trình độ dân trí của người dân. Từng bước đẩy lùi được các

phong tục lạc hậu trong đời sống nhân dân, đặc biệt là bà con ở miền núi. Chương trình giao đất giao rừng đã có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh thiếu niên nhằm giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên đất đai.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác giao đất giao rừng đã làm thay đổi nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai, pháp chế rừng và sự ảnh hưởng của các vụ vi phạm pháp luật đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái.

c) Giảm tỷ lệ các vụ tranh chấp đất

Sau khi thực hiện giao đất giao rừng các hồ sơ đất đai được lập đầy đủ tạo điều kiện cho việc quản lý sử dụng đất đai được chặt chẽ hơn, số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, số trường hợp sử dụng đất sai mục đích đã giảm đi. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu này và được thể hiện ở bảng 3.17:

Chỉ tiêu

Tổng số Xã Hóa Hợp Xã Xuân Hóa Xã Hồng Hóa

Năm 2007 Năm 2013 So sánh (+ -) Năm 2007 Năm 2013 So sánh (+ -) Năm 2007 Năm 2013 So sánh (+ -) Năm 2007 Năm 2013 So sánh (+ -) Số vụ tranh chấp đất đai (vụ) 25 11 -14 8 3 -5 10 5 -5 7 3 -4 Số hộ sử dụng đất sai mục đích 50 22 -28 15 7 -8 18 9 -9 17 6 -11

Kết quả Bảng 3.17 cho thấy, số vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất năm 2007 là 25 vụ giảm xuống còn 11 vụ năm 2013 (giảm 14 vụ), số hộ sử dụng đất sai mục đích năm 2007 là 50 hộ giảm xuống còn 22 hộ năm 2013 (giảm 28 vụ).

Xét theo xã, số vụ tranh chấp đất xã Hóa Hợp, Xuân Hóa, Hồng Hóa năm 2013 giảm xuống lần lượt còn 3; 5; 3 vụ so với năm 2007. Số hộ sử dụng đất sai mục đích năm 2013 so với năm 2007 giảm xuống còn là 7; 9; 6 vụ.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy quá trình tổ chức thực hiện chính sách giao đất trên địa bàn đã làm thay đổi nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai, pháp chế rừng và sự ảnh hưởng của các vụ vi phạm pháp luật đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái. Việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ rừng, giao đất giao rừng được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai đã nâng cao nhận thức của người dân, người dân đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng đất. Từ đó, nguyên nhân vi phạm pháp luật đất đai ở hai thời điểm trước và sau khi giao đất cũng có sự khác nhau:

- Giai đoạn trước 2007 nguyên nhân gây ra các vụ tranh chấp đất đai là do ranh giới đất đai không rõ ràng, sự hiểu biết pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế. Sau khi giao đất các vụ tranh chấp đất đai lại xuất phát từ nguyên nhân mâu thuẫn nội bộ trong gia đình, dòng họ, sự phân chia không rõ ràng diện tích đất cho con cái.

- Nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp sử dụng đất sai mục đích trước năm 2007 là do diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, người sử dụng đất chưa nhận thức rõ về mục đích sử dụng của từng loại đất, họ tuỳ tiện sử dụng đất. Đến giai đoạn sau khi giao đất các trường hợp sử dụng đất sai mục đích lại do ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao hoặc do giá trị kinh tế khi sử dụng đất sai mục đích đó mang lại quá lớn.

Như vậy, công tác giao đất giao rừng không những giúp cho hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập mà còn thu hút nguồn lao động trong cộng đồng có công ăn việc làm hạn chế các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, ý thức bảo vệ rừng, trình độ hiểu biết xã hội, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sử dụng đất sai mục đích, giảm bớt các trường hợp tranh chấp đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)