Tác động về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 70 - 74)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1. Tác động về kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng đối với đa phần các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Đối với “công tác giao đất giao rừng” thì “chỉ tiêu kinh tế” chính là hiệu quả trồng rừng của hộ gia đình hay nói khác hơn đây là một trong những mục tiêu quan trọng vì nó có ảnh hưởng to lớn đến một số mục tiêu khác có liên quan, trước hết là mục tiêu bảo vệ môi trường. Mục tiêu bảo vệ môi trường khó có thể đạt được nếu không được gắn với mục tiêu phát triển kinh tế. Để góp phần đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động bảo vệ môi trường trước tiên phải đảm bảo cho người dân có cuộc sống kinh tế ổn định và phát triển. Do đó, nếu xét theo nghĩa rộng thì hiệu quả kinh tế cũng là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình giao đất lâm nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích chi phí và thu nhập viết tắt là CBA (Cost Benefit Analysis). Qua điều tra thực tế ở 3 xã thuộc 3 vùng sinh thái đều có các mô hình trồng rừng phổ biến là keo lai và keo tai tượng. Kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế thể hiện qua bảng 3.13:

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng của hộ khảo sát ở huyện Minh Hóa

Đvt: đồng

Chỉ tiêu phân tích

Mô hình trồng rừng (tính cho 1ha)

Keo lai Keo tai tượng

C 9.494.913 8.942.187 B 87.327.586 78.437.500 Ct 8.085.611 7.604.045 Bt 49.294.146 44.275.924 Bt-Ct 41.208.535 36.671.879 NPV 27.825.260 24.992.605 BCR 6,1 5,82 IRR 50% 49%

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Kết quả bảng 3.13 cho thấy, với chu kỳ kinh doanh rừng trồng 6 năm cho 1 ha rừng trồng, ta thấy giá trị hiện tại thuần của các mô hình đều có (NPV)>0. Ở mô hình keo lai thuần loài giá trị hiện tại thuần NPV = 27.825.260 đồng, mô hình keo tai tượng có giá trị hiện tại thuần NPV = 24.992.605 đồng. Do với lợi thế sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, lại phù hợp với điều kiện đất đồi núi chủ yếu là đất feralit ở huyện Minh Hóa nên mô hình trồng keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn keo tai tượng.

Nhìn chung hai mô hình rừng trồng của người dân sau khi được giao đất đều mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu dời sống cho người dân. Xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận ròng, tỷ suất thu nhập và chi phí thu nhập cho cây keo lai giá trị NPV và BCR cao hơn nhiều so với các giá trị này của keo tai tượng. Kết quả phân tích trên chưa bao gồm chi phí (lao động, phân bón) của hộ gia đình trong suốt chu kỳ kinh doanh.

Từ kết quả phân tích này cho thấy việc đầu tư vào các khâu tạo rừng và chăm sóc rừng ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh doanh là vấn đề cần phải được xem xét

nghiêm túc để đầu tư có hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng khi đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như cách bón phân, chăm sóc rừng trồng, chọn giống và chọn loài.

Sau khi nhận đất nhận rừng thì mức sống của các hộ gia đình đã thay đổi một cách rõ rệt trong những năm vừa qua. Chúng tôi đã tìm hiểu mức thu nhập và cơ cấu các nguồn thu nhập trong hộ gia đình và được thể hiện qua bảng 3.14 và biểu đồ 3.3:

Sau khi nhận đất nhận rừng người dân đã yên tâm phát triển sản xuất lâm nghiệp, qua bảng 3.14 và biểu đồ 3.2 cho thấy sự thay đổi về mức sống và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi giao đất giao rừng:

Bảng 3.14. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ trước và sau khi giao rừng Đvt: đồng

Hoạt động sản xuất

Trước giao đất giao rừng Sau giao đất giao rừng Thu nhập Tỷ lệ % Thu nhập Tỷ lệ % Trồng trọt 8.366.667 34,4 8.088.889 20,3 Chăn nuôi 7.333.333 30,2 13.188.890 33,1 Lâm nghiệp 2.111.111 8,7 12.277.332 30,9 Lâm sản ngoài gỗ 3.527.778 14,5 2.655.556 6,7 Khác 2.955.556 12,2 3.577.778 9,0 Tổng cộng 24.294.445 100 39.788.445 100 (Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2014)

Kết quả bảng 3.14 cho thấy, thu nhập của những hộ gia đình trước khi được nhận đất nhận rừng, thu nhập bình quân của hộ/năm là 24.294.445 đồng/hộ/năm, Sau khi nhận đất nhận rừng là 39.788.445 đồng/hộ/năm. Như vậy, nếu chỉ so sánh đơn thuần thu nhập bình quân hộ thì mức sống của phần lớn số HGĐ nhận giao rừng đã được cải thiện phần nào. Thu nhập của hộ tăng lên, vì sau khi nhận đất sản xuất lâm nghiệp người dân đã thực sự an tâm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để chuyển đổi loại cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất lâm nghiệp. Trước đây, người dân chỉ trông chờ vào đất sản xuất nông nghiệp hoặc sản phẩm trong vườn mang đi bán để tích luỹ thêm chút thu nhập. Nhưng bây giờ nguồn thu nhập của người

dân từ nhiều phía như trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm.

Kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy, cơ cấu thu nhập từ các nguồn của hộ gia đình đã có sự thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ. Trước đây, hoạt động tạo thu nhập chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản ngoài gỗ, các nguồn thu nhập khác và lâm nghiệp lần lượt chiếm là 34,4%; 30,2%; 14,5%;12,2%; 8,7%. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, người dân vẫn chú trọng đến các hoạt động trồng trọt (lúa, hoa màu, sắn, ngô, lạc…) là chủ yếu, hoạt động chăn nuôi bước đầu chiếm vị trí quan trọng vì trong giai đoạn này cũng đã có một số chương trình dự án hỗ trợ. Bên cạnh đó thì hoạt động từ lâm sản ngoài gỗ cũng chiếm vị trí tương đối quan trọng. Người dân vẫn sống dựa vào rừng tự nhiên để thu hoạch các loại củi, măng, mật ong, đót, mây… đem lại nguồn thu nhập khá.

Cơ cấu thu nhập hộ trước khi giao đất giao rừng (năm 2007) Khác 12,2% Trồng trọt 34,4% Lâm sản ngoài gỗ 14,5% Lâm nghiệp 8,7% Chăn nuôi 30,2% Trồng trọt 20,3% Chăn nuôi 33,1% Lâm nghiệp 30,9% Lâm sản ngoài gỗ 6,7% Khác 9%

Cơ cấu thu nhập hộ sau khi giao đất giao rừng (năm 2013)

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập của hộ trước và sau khi giao đất giao rừng

Tuy nhiên, sau khi giao đất giao rừng, đặc biệt vào năm 2013, thì cơ cấu các nguồn thu nhập đã có sự thay đổi đáng kể. Hoạt động tạo thu nhập chủ yếu lần lượt là chăn nuôi, lâm nghiệp, trồng trọt, các nguồn thu nhập khác, lâm sản ngoài gỗ tương ứng là 33,1%; 30,9%; 20,3%; 6,7% và 9%.

Qua điều tra, phỏng vấn hộ cũng như thảo luận nhóm về kết quả của sự thay đổi cơ cấu cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: do nhận thức của người dân về các hoạt động đã thay đổi, từ sản

xuất chủ yếu quảng canh (nhờ trời) thì đã chuyển sang thâm canh. Đặc biệt là trong hoạt động chăn nuôi đã có sự thay đổi nhờ có sự hỗ trợ của các dự án xóa đói giảm nghèo của chính phủ cũng như của các tổ chức phi chính phủ khác.

Thứ hai: do diện tích đất trồng trọt bị giảm sút do lũ lụt, xói mòn. Bên cạnh

đó, do trước đây các rẫy canh tác sắn, ngô quảng canh nên năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây lâm nghiệp (keo). Các sản phẩm trồng trọt (Lạc, ngô, sắn…) liên tục rớt giá, bị các lái buôn ép giá nên giá cả các mặt hàng nông sản này lợi nhuận thu lại không cao.

Thứ ba: hoạt động trồng rừng đã được phát triển và ngày càng có vai trò

quan trọng do nhận thức của người dân về công tác trồng rừng đã được nâng cao, đặc biệt là nguồn thông tin thị trường cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ keo là rất lớn, giá trị kinh tế cao, nó mang lại một số tiền lớn trong kỳ thu hoạch nên kichs thích người dân chuyển đổi cây trồng năng suất thấp sang trồng rừng. tuy nhiên, việc trồng rừng vẫn đang còn mang tính quảng canh, tự phát chưa có sự hỗ trợ kỹ thuật hoặc thâm canh nên năng suất còn chưa cao. Bên cạnh đó, do địa hình phức tạp, đường vận chuyển sản phẩm còn khó khăn nên giá của sản phẩm chưa được cao như mong muốn.

Thứ tư: Hoạt động lâm sản ngoài gỗ không còn đóng vai trò vị trí quan trọng

như trước đây là do nguồn tài nguyên đã can kiệt, khả năng thu hái không thể trở thành hàng hóa, giá thấp, chi phí đi lại để thu hoạch không đủ nên đã hạn chế hoạt động này. Hoạt động lâm sản ngoài gỗ chỉ còn là lấy củi đun và măng, mật ong rừng nhưng sản lượng thấp và số người tham gia không nhiều. Bên canh đó, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là từ rừng tự nhiên mà chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng bền vững nên nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.

Ngoài ra, việc khai thác gỗ gia dụng vẫn được tiến hành tại các khu rừng được giao khi có nhu cầu của người dân và có sự cho phép của UBND xã do đó có thể nói các hoạt động khai thác và sử dụng lâm sản gỗ và ngoài gỗ vẫn diển ra bình thường không có sự thay đổi so với trước đây.

Chưa có các hoạt động hỗ trợ sinh kế (tạo thu nhập) từ rừng được giao. Người dân chưa được phép khai thác gỗ hợp pháp. Các hoạt động kỹ thuật lâm sinh để làm giàu rừng cũng không được tiến hành để tạo thêm nguồn thu nhập chính đáng cho người dân tham gia các hoạt động này. Các nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ chưa được quản lý, phân chia lợi ích rõ ràng và thiếu bền vững nên vẫn chưa khuyến khích hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)