Tình hình đầu tư của hộ sau khi nhận đất, nhận rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 64)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.4. Tình hình đầu tư của hộ sau khi nhận đất, nhận rừng

Giao đất giao rừng ổn định lâu dài đã tạo ra một cơ sở pháp lý chắc chắn nhất giúp hộ gia đình nhận đất, nhận rừng, chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Các hộ gia đình đã ý thức được quyền lợi, nghĩa vụ nhất định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để đánh giá cụ thể tình hình đầu tư của các hộ gia đình, cá nhân trước và sau khi được giao đất, giao rừng đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

a. Đầu tư cho tư liệu sản xuất

Tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh trình độ phát triển sản xuất theo từng giai đoạn lịch sử. Nghiên cứu tình hình sử dụng công cụ sản xuất, việc mua sắm các trang thiết bị, máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất cho phép đánh giá thực trạng sản xuất của các hộ gia đình. Do vậy chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình đầu tư tư liệu sản xuất của các hộ gia đình và được thể hiện ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Tình hình đầu tư tư liệu sản xuất của các hộ gia đình Trước và sau khi giao đất giao rừng

n = 90 hộ

Loại tư liệu sản xuất Đơn vị tính Tổng số Trong đó Hóa Hợp Xuân Hóa Hồng Hóa Năm 2007 Năm 2013 Năm 2007 Năm 2013 Năm 2007 Năm 2013 Năm 2007 Năm 2013 Xe ô tô Cái 5 22 1 7 2 8 2 7 Xe bò lốp Cái 28 58 8 17 12 23 8 18

Bình thuốc sâu Cái 31 65 10 24 13 16 8 25

Cưa xăng Cái 14 48 5 16 3 13 6 19

Máy cắt thực bì Cái 0 75 0 25 0 27 0 23

(Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2014)

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, từ năm 2007 - 2013 các hộ gia đình đã chú tâm đầu tư vào các loại tư liệu sản xuất. Năm 2007 hộ gia đình đầu tư các loại như xe ô tô, xe bò lốp, bình thuốc sâu, máy cưa xăng lần lượt là 5; 28; 31; 14 cái, năm 2013 tương ứng là 22; 58; 65; 48 cái. Ngoài ra, trong năm 2013 các hộ đã mua sắm tư liệu sản xuất mới là máy cắt thực bì (75 cái) mà năm 2007 không có. Như vậy tình hình đầu tư các loại tư liệu này phát triển nhanh chóng, cho thấy sự phát triển của ngành sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn này.

Năm 2007 các khâu làm đất, khai thác, vận chuyển lâm sản các hộ cơ bản sử dụng bằng sức người và sức kéo của trâu bò. Những năm gần đây việc sản xuất nông, lâm nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẻ trong qúa trình sản xuất. Các phương tiên, công cụ sản xuất như xe ô tô, máy cắt thực bì, cưa xăng … đã được thay cho sức người và trâu bò trong quá trình sản xuất lâm nghiệp.

Nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp được hình thành, phát triển thúc đẩy việc hộ gia đình đầu tư mua sắm công cụ và tư liệu sản xuất. Cùng với sự đột phá của khâu làm đất, khai thác, thu hoạch, chế biến nông lâm sản thì khâu vận chuyển cũng phát triển nhanh chóng trong quá trình sản xuất. Các phương tiện thô sơ dần được thay thế bằng các phương tiện cơ giới có năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy, tình hình mua sắm và sử dụng công cụ cho sản xuất Lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tăng lên một cách mạnh mẽ cho thấy trình độ phát triển của sản xuất trong thời gian qua.

b. Đầu tư cho sản xuất cây trồng

Sau khi giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các hộ gia đình đã yên tâm và đã có định hướng đầu tư trên phần đất của mình. Các hộ gia đình đã có bước chuyển đổi cây trồng và quan tâm đến phát triển Lâm nghiệp trên diện tích đất này. Do vậy, chúng tôi đã tìm hiểu các nguồn lực đầu tư hỗ trợ, loại hình cây trồng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và được thể hiện qua ở bảng 3.10:

Bảng 3.10. Các loại mô hình canh tác trên đất rừng sản xuất được giao tại 3 xã nghiên cứu

n = 90 hộ Mô hình Diện tích (ha) Tổng số hộ (hộ) Trong đó số hộ Xã Hóa Hợp Xã Xuân Hóa Xã Hồng Hóa Keo lai 87,58 58 18 24 16

Keo tai tương 48,32 32 12 6 14

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, các hộ chọn 2 loại mô hình là cây keo lai và keo tai tượng, có 64,4% (58/90 hộ) hộ gia đình được phỏng vấn chọn mô hình trồng cây keo lai vì họ cho rằng cây keo lai có giá trị kinh tế cao hơn và thời gian thu hoạch ngắn hơn (keo lai 5 - 6 năm có thể thu hoạch còn keo tai tượng 6-7 năm). Còn một số ít chọn mô hình keo tai tượng vì giá giống cây giống thấp hơn và họ cho rằng giá trị kinh tế cây keo tai tượng không thua kém gì cây keo lai. Đối với nguồn giống cây con đa số hộ gia đình mua trực tiếp cây giống từ công ty cung ứng giống mang đến.

Xét theo xã, 80% hộ (24/30 hộ) ở xã Xuân Hóa đều chọn mô hình trồng cây keo lai, số ít còn lại thì chọn mô hình trồng cây keo tai tượng. Ở xã Hóa Hợp và xã Hồng Hóa số hộ trồng cây keo lai nhiều hơn là trồng keo tai tượng.

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, các hộ gia đình đã quan tâm đến việc lựa chọn mô hình. Trước đây mặc dù các hộ gia đình đều nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại từ việc đầu tư trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp trên đất được giao, nhưng do điều kiện kinh tế thấp, thiếu vốn đầu tư cũng như chưa tin tưởng và am hiểu về thị trường nên hoạt động này vẫn chưa được người dân quan tâm. Tuy nhiên sau khi đã được giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2007) đã tạo nên tâm lý yên tâm cho các hộ gia đình và có quyền thế chấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn, nên đã chủ động sử dụng nguồn lực của hộ gia đình trong đầu tư trồng rừng.

Chi phí đầu tư ban đầu cho trồng rừng là rất quan trọng, phản ánh chất lượng đầu tư của các hộ gia đình vào các khâu trồng rừng. Do vậy chúng tôi đã tìm hiểu chi phí đầu tư các khâu trồng rừng và được thể hiện ở bảng 3.11:

Bảng 3.11. Chi phí đầu tư 1 ha rừng trồng theo từng loại mô hình (n=90 hộ) Đvt: đồng

TT Chỉ tiêu Mô hình keo lai Mô hình keo tai tượng

1 Xử lý thực bì 2.586.207 2.592.187 2 Đào hố 447.069 487.500 3 Cây giống 1.493.103 1.003.125 4 Phân bón 328.362 346.875 5 Trồng dặm 226.379 231.250 6 Chăm sóc 4.413.793 4.281.250 Tổng 9.494.913 8.942.187 (Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2014)

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, chi phí đầu tư của các hộ cho mô hình cây keo lai trung bình 1ha là 9.494.913 đồng, và 8.942.187 đồng/ha, đối với cây keo tai tượng. Chi phí đầu tư năm đầu tiên chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư với chu kỳ 6 năm. Năm tiếp theo, người trồng keo chỉ đầu tư thuê lao động làm cỏ, bón phân và công tác bảo vệ. Nhưng đa số, người dân chỉ tiến hành làm cỏ chứ không bón phân. Đến năm thứ 4,5,6 cây ra tán rộng và rễ ăn sâu thì chỉ cần bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Kết quả phân tích trên chưa bao gồm chi phí (lao động, phân bón) của hộ gia đình trong suốt chu kỳ kinh doanh.

Thực tế cho thấy người dân chủ yếu bỏ công lao động ra để trồng rừng nên chi phí đầu tư ban đầu cho các mô hình chủ yếu bao gồm chi cho mua cây giống (cây keo lai có giá 600 – 850 đồng/cây giống; cây keo tai tượng có giá 350 – 450 đồng/cây giống), phân bón (chủ yếu sử dụng phân bón tổng hợp NPK với giá 1600- 2000 đồng/kg). Các công việc như làm cỏ, đào lấp hố, bảo vệ cây con, người dân phải thuê lao động với giá 2-3 triệu đồng/ha. Ở huyện Minh Hóa rừng trồng keo thường có mật độ trung bình 2000- 2500 cây/ha, mức phân bón là 1-2tạ/ha.

Tùy vào độ dốc và loại đất nơi trồng mà độ dài chu kỳ khai thác khác nhau. Những nơi đất thịt giàu dinh dưỡng thì chỉ cần 4-5 năm người dân có thể thu hoạch, những nơi đất đồi bạc màu cây khó sinh trưởng thì chu kỳ khai thác có thể kéo dài

6-7 năm. Mật độ trồng cây cũng không giống nhau, những nơi điều kiện phù hợp, cây có thể phát triển nhanh với đường kính thân lớn thì keo được trồng thưa ra, bớt công tỉa cây, tạo điều kiên phát triển đường kính thân gỗ.

Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy các hộ gia đình không tự khai thác, mà do người thu mua gỗ bao khoán và trả chi phí cho các công đoạn gồm chặt cây, tỉa cây, bóc vỏ, bóc xếp lên xe, vận chuyển.

Việc bán sản phẩm của đa số người nông dân còn khá thô sơ, chủ yếu dựa vào trực quan, không tiến hành đo đạc nên chưa có sự phân cấp rõ rệt trong việc đánh giá chất lượng cây đứng.

Hình thức thu mua của lái thương là chặt trắng, khai thác toàn bộ, tỉa cành, bóc vỏ ngay tại vườn, sau đó vận chuyển phần gỗ đã qua sơ chế đến nơi tập kết, chọn những cây có đường kính lớn có thể dùng là mộc bán theo giá gỗ tròn, còn lại làm gỗ nguyên liệu bán cho nhà máy chế biến giấy hay ván dăm.

3.3.5. Sự hỗ trợ của nhà nước sau khi giao đất giao rừng

Sau khi giao đất giao rừng, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, như các dự án hỗ trợ trồng rừng, hỗ trợ vay vốn lãi xuất thấp, các ngân hàng chính sách, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các hộ gia đình vay vốn với các chính sách ưu đãi nhằm phát triển sản xuất. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình vay vốn của các hộ gia đình và được thể hiện ở bảng 3.12:

Bảng 3.12. Tình hình vay vốn của các hộ gia đình ở 3 xã điều tra

n= 90 hộ Tên xã Năm 2007 Năm 2013 Số hộ vay Tỷ lệ (%) Mức tr.đồng/hộ Số hộ vay Tỷ lệ (%) Mức Tr.đồng/hộ Xã Hóa Hợp 12 40 2,5 28 93,3% 30 Xã Xuân Hóa 14 46,7 2,1 23 76,7 30 Xã Hồng Hóa 8 26,7 2,3 26 86,7 30 (Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2014)

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, tình hình vay vốn đầu tư cho sản xuất phát triển kinh tế tăng 13 lần, năm 2007 bình quân các hộ vay vốn đầu tư 2,3 triệu đồng/hộ và có 34/90 hộ vay vốn, đến năm 2013 số vốn vay đầu tư cho sản xuất tăng 30 triệu đồng/hộ, có 77/90 hộ vay vốn.

Trước đây các địa phương đều có hoạt động cho vay vốn phát triển sản xuất của Ngân hàng chính sách Nhà nước nhưng lượng tiền vay còn ít và thời gian vay lại ngắn nên rất khó khăn cho đầu tư sản xuất lâm nghiệp, việc hoàn trả tiền vay không kịp vì không đủ thời gian để thu sản phẩm. các hộ gia đình thường vay với số tiền trung bình là 2.300.000 đồng.

Tuy nhiên sau khi các hộ gia đình được giao đất giao rừng và được cấp GCNQSDĐ, các hộ dễ được tham gia vào hoạt động của các chương trình dự án hoặc tổ chức kinh tế - xã hội. Do đó họ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ các chương trình về giống, vật tư kỹ thuật và vốn vay với lãi xuất thấp: Vốn vay ưu đãi cho người nghèo (Ngân hàng chính sách), chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng của chính phủ … Nhờ đó mà khuyến khích người dân phát triển sản xuất lâm nghiệp của các hộ gia đình ở vùng nông thôn, miền núi. Bên cạnh đó các hộ gia đình sau khi có GCNQSDĐ đã huy động vốn để đầu tư sản xuất bằng cách thế chấp ngân hàng. Các gia đình thường vay với số tiền phổ biến 30.000.000 đồng.

Trong giai đoạn này có các chính sách của Nhà nươc ban hành để hỗ trợ trồng rừng cho các hộ gia đình:

Các chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất: Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012 hướng dẫn thực hiện quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg có quy định mức hỗ trợ trồng rừng cho các hộ gia đình (tối thiểu 2.25 triệu đồng/ha, tối đa 7.5triệu đồng/ha tùy đối tượng).

Đối với các hộ nghèo thuộc diện 30a, hộ gia đình được giao rừng sản xuất và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng; được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 02 - 05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định); Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất; Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất. Ngoài ra, các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Bên giao khoán có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ khuyến lâm, vật tư, tiền vốn phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng khoán đã ký; chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận khoán. Theo đó, bên giao

có quyền được phân chia sản phẩm gỗ thu hoạch theo tỷ lệ tiền vốn đầu tư và công lao động đã đóng góp (Nghị định 135)

Nhóm chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng: Quyết định 60/2010/QĐ-TTg quy định

sau khi nhận khoán bảo vệ rừng, các hộ gia đình và cá nhân được khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 200.000 đồng/ha/năm (mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định).

Nhóm chính sách hỗ trợ đời sống, phát triển sinh kế cho người dân: Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất còn được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm).

3.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA GIAO ĐẤT GIAO RỪNG SẢN XUẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

3.4.1. Tác động về kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng đối với đa phần các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Đối với “công tác giao đất giao rừng” thì “chỉ tiêu kinh tế” chính là hiệu quả trồng rừng của hộ gia đình hay nói khác hơn đây là một trong những mục tiêu quan trọng vì nó có ảnh hưởng to lớn đến một số mục tiêu khác có liên quan, trước hết là mục tiêu bảo vệ môi trường. Mục tiêu bảo vệ môi trường khó có thể đạt được nếu không được gắn với mục tiêu phát triển kinh tế. Để góp phần đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động bảo vệ môi trường trước tiên phải đảm bảo cho người dân có cuộc sống kinh tế ổn định và phát triển. Do đó, nếu xét theo nghĩa rộng thì hiệu quả kinh tế cũng là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình giao đất lâm nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích chi phí và thu nhập viết tắt là CBA (Cost Benefit Analysis). Qua điều tra thực tế ở 3 xã thuộc 3 vùng sinh thái đều có các mô hình trồng rừng phổ biến là keo lai và keo tai tượng. Kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế thể hiện qua bảng 3.13:

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)