Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 31 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Đề tài sử dụng phương pháp này để thu thập số liệu, tài liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn về việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp, các văn bản liên quan đến chính sách quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành thu thập thông tin từ các ban ngành khác trong huyện như Chi cục thống kê huyện, Phòng Tài chính-Kế hoạch, UBND các phường trong quận… về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 ở quận Ngũ Hành Sơn.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Để thu thập các số liệu sơ cấp, đề tài sẽ sử dụng hai phương pháp: phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn sâu.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này sẽ được sử dụng để trao đổi, thảo luận với chuyên gia ở các Phòng Ban có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh việc sử dụng thông tin thu thập được từ phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Những thông tin thu được từ phương pháp này sẽ được sử dụng để phân tích sâu hơn các khía cạnh của công tác quản lý đất phi nông nghiệp dưới các góc độ của các ngành, lĩnh vực sử dụng đất khác nhau.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài sử dụng phương pháp này để phỏng vấn các đối tượng được Nhà nước giao đất phân theo mục đích sử dụng trong nhóm đất phi nông nghiệp. Số lượng đối tượng được Nhà nước giao đất tham gia trả lời phỏng vấn được lựa chọn dựa vào tình hình thực tế và số liệu thu thập được từ các phương pháp khác trong đề tài này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 31 - 32)