Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 75 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất sản xuất kinh doanh

i. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Nhằm tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận trong công tác quản lý đất đai đối với các loại đất sản xuất kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư và từng bước khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công, đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của quận Ngũ Hành Sơn và sự phát triển đô thị của thành phố Đà Nẵng. Thì Ủy ban nhân dân quận đã ban hành gần 1070 quyết định giao đất cho thuê đất từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 trong đó có 328 quyết định về việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích sản xuất kinh doanh.

ii. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất kinh doanh

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ tướng chính phủ phe duyệt vào ngày 4/12/2013.

Sau Luật Đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Uỷ ban nhân quận Ngũ Hành Sơn thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất cấp xã của 4/4 phường của quan Ngũ Hành Sơn.

Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nền nếp, hàng năm Ủy ban nhân dân các xã, phường đều lập kế hoạch sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân Quận phê duyệt.

iii. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.

Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng của nhà nước nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng đất kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư

phát triển sản xuất và kinh doanh. Bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành.

Theo số liệu kiểm kê vào ngày 31/12/2014 thì đất sản xuất, kinh doanh: 862,8870 ha, chiếm 22,36% diện tích đất của toàn quận Ngũ Hành Sơn. Trong đó hộ gia đình và cá nhân trong nước sản xuất kinh doanh chiếm 83.83 ha các tổ chức kinh tế chiếm 325.03 ha. Tổ chức sự nghiệp công lập chiếm 2.06 ha và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 451.967 ha [28].

Việc thu hồi đất của các cá nhân và tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích sản xuất kinh doanh và không đúng thẩm quyền đã được tiến hành thường xuyên liên tục. Song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng và cải tạo thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất nông nghiệp, việc đền bù, hỗ trợ tái định cư còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù kéo dài, nhiều dự án triển khai cùng một lúc trên địa bàn thành phố.

iv. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả sau. Từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã cấp được 3.563 đến 5.571 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [29] trong đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh chiếm gần 20% trên tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ở quận riêng năm 2014 thì chiếm gần 24%. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn chậm.

v. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định pháp luật. Năm 2014, quận Ngũ Hành Sơn đã hoàn thành việc tổng kiểm kê đất đai, chính thức đưa số liệu, tài liệu và bản đồ vào sử dụng. Nhìn chung chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

vi. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai nhằm phát hiện những sai phạm ở đối tượng được giao đất để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh hậu quả xấu đối với

nguồn tài nguyên đất. Đây là công tác được UBND quận Ngũ Hành Sơn coi là nhiệm vụ trọng tâm và phải tiến hành thường xuyên. UBND quận đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với thanh tra quận tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chính quyền thành phố đã tập trung chỉ đạo kiểm tra xử lý các vi phạm trong quản lý đất sản xuất kinh doanh. Chính quyền quận đã tiến hành xử phạt một loạt các sai phạm về việc: hạ thấp mặt bằng đất, lấn chiếm đất di tích lịch sử, các công trình xây dựng vi phạm, dỡ bỏ một số công trình xây dựng trái phép... thậm chí đình chỉ công việc của một số cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, công tác thanh tra về đất đai của quận vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, có dấu hiệu bao che từ cán bộ cơ quan quản lý. Sự thiếu quyết liệt từ công tác thanh tra, kiểm tra là điều kiện để những sai phạm về đất đai tồn tại trong thời gian dài gây hậu quả nghiêm trọng đến tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên đất nói riêng.

3.4.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý và sử dụng đất sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

a. Thuận lợi

Nền kinh tế đã có sự chuyển dịch cơ cấu, các loại hình sản xuất kinh doanh tích cực mở rộng làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên hàng năm. Hoạt động này đã giải quyết được nhiều lao động trong địa bàn, nâng cao được thu nhập cho người dân.

b. Khó khăn

- Năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường còn thiếu về số lượng, chưa giỏi lắm về chất lượng, chưa tương xứng với yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Chưa có sự phối hợp tốt giữa các phòng ban ngành trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh như công tác quy hoạch và quản lý việc thực hiện bảo vệ môi trường.

- Tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác sang đất sản xuất kinh doanh dẫn đến diện tích các loại đất này bị thu hẹp đặc biệt là đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 75 - 78)