Những tồn tại và hạn chế trong quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 79 - 80)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Những tồn tại và hạn chế trong quản lý sử dụng đất

- Nguồn lực đất đai to lớn chưa được quản lý chặt chẽ và khai thác không có hiệu quả ở tất cả các đối tượng có sử dụng đất. Việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội còn thiếu khoa học, nhiều vấn đề bất hợp lý, tài nguyên đất đai bị lãng phí do công tác quản lý yếu. Công tác ban hành văn bản quản lý chưa khoa học, còn tùy tiện, thiếu kịp thời, chưa đồng bộ và có những chồng chéo thậm chí trái quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của quận và thành phố và quyền lợi của người sử dụng đất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

- Hệ thống hồ sơ địa chính đang được lưu trữ để quản lý sử dụng có độ chính xác thấp và còn manh mún, thông tin lưu trữ không để bổ sung chỉnh lý thường xuyên kịp thời, không có thông tin đầy đủ, chính xác cho bộ máy quản lý và cho đối tượng quản lý sử dụng đất từ cấp phường đến cấp quận và thành phố. Công nghệ quản lý lạc hậu và chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ.

- Việc phê duyệt giá đất cho các dự án phát triển nhà ở chưa phù hợp so với giá thị trường, cùng vào thời điểm là vấn đề xã hội rất phức tạp, có nhiều dự án hành vi nhạy cảm này đã vượt ra khỏi phạm vi hành chính, cần được các cơ quan điều tra, thanh tra làm rõ.

- Do hạn chế của công tác lập và triển khai quy hoạch đô thị, do quy định về giá đền bù thiệt hại khi thu hồi đất chậm được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Vì vậy vẫn còn khá nhiều dự án chậm triển khai do không giải phóng được mặt bằng mà chủ yếu là khiếu kiện về giá đền bù đất.

- Tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác quản lý sử dụng đất còn nhiều. Tình trạng khiếu kiện về đất đai nhà cửa vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng chưa được giải quyết kịp thời. Vấn đề gây lãng phí, bỏ hoang hóa đất trong quá trình quản lý sử dụng đất còn nhiều.

còn quá nhiều bất cập và mang tính hình thức dễ dẫn đến quy hoạch treo, gây bức xúc cho nhân dân, kìm hãm sức sản xuất của quận và thành phố.

- Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp gây cản trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế.

- Bộ máy hành chính về quản lý vẫn còn cồng kềnh, chức năng cấp quận và thành phố đôi lúc vẫn còn chồng chéo, trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị.

- Nguồn thu của thành phố dựa quá nhiều vào quỹ đất, gây nên sự phát triển không bền vững.

- Tài nguyên đất đai bị sử dụng lãng phí, hàng hóa đất đai chưa trở thành nguồn lực tạo ra vốn đầu tư cho phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 79 - 80)