Thực trạng sử dụng đất sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 72 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Thực trạng sử dụng đất sản xuất kinh doanh

3.4.1.1. Biến động diện tích sử dụng đất sản xuất kinh doanh quận Ngũ Hành Sơn

Dựa vào hình 3.9 dưới đây, nhận thấy đất sản xuất kinh doanh tại quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2010 đến năm 2014 là tăng lên đáng kể từ 412,1724ha tăng lên 862,8870ha tăng đến 209,35% trong đó diện tích của phường Mỹ An là 6,1767ha, phường Khuê Mỹ là 101,5345ha, phường Hòa Hải là 429,3986ha, phường Hòa Quý là 325,7772ha với quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng thì việc tăng diện tích đất sản xuất kinh doanh qua các năm là việc

tất yếu để có thể công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mặt khác việc thu hồi đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì không đáng kể ví như theo kế hoạch thu hồi đất năm 2015 thì tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ bị thu hồi 0,0041ha [43] trên tổng diện tích 862,8870ha chỉ chiếm một phần nhỏ nên không ảnh hưởng đến việc tăng diện tích đất qua các năm

Hình 3.9. Biến động diện tích đất sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-2014 quận Ngũ

Hành Sơn

3.4.1.2. Tỷ lệ sử dụng đất sản xuất kinh doanh

Từ bảng số liệu 3.18 đã tổng hợp, nhận thấy tỷ lệ sử dụng đất SXKD có xu hướng tăng lên dần với tỷ lệ khá cao nhưng đến năm 2012 và năm 2014 thì có giảm xuống tỷ lệ sử dụng đất SXKD. Nguyên nhân là do chính quyền Quận đã chuyển một phần diện tích đất SXKD chuyển sang đất ở và đất cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nhu cầu của người dân, mặc dù diện tích có giảm nhưng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vẫn không ảnh hưởng gì trong những năm qua và ổn định trong thời điểm hiện tại lẫn cả tương lai sắp tới. Bên cạnh những cái đạt được thì ta cần có các phương án quy hoạch sử dụng đất hiệu quả để có thể cân bằng quỹ đất, đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng cho hợp lý vào nhiều mục đích khác nhằm khai thác triệt để quỹ đất hiện có sao cho phù hợp với tiềm năng của Quận Ngũ Hành Sơn.

Bảng 3.18. Tỷ lệ sử dụng đất sản xuất kinh doanh 2010 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp ha 2217,9430 2454,8613 2589,4019 2764,8939 3242,0511 Diện tích đất SXKD phi nông nghiệp ha 412,1724 508,6685 510,6747 832,5475 862,8870 Tỷ lệ SDĐ SXKD phi nông nghiệp % 18,58 20,72 19,72 30,11 26,61

3.4.1.3. Hệ số sử dụng đất sản xuất kinh doanh

Bảng 3.19. Hệ số sử dụng đất sản xuất kinh doanh của quận Ngũ Hành Sơn trong giai

đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng diện tích đất SXKD phi nông nghiệp ha 412,1724 508,6685 510,6747 832,5475 862,8870 Diện tích đất SXKD phi nông nghiệp được sử dụng

ha 325,2154 434,5643 460.0900 766,0275 828,8752

Hệ số sử dụng đất % 78,9 85.43 90,09 92,01 96,05 Qua bảng 3.19, nhận thấy hệ số sử dụng đất SXKD phi nông nghiệp qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014 là tăng dần. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng là đang đi vào quỹ đạo ổn định và phát triển, điều tất yếu là tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận cũng sẽ tăng lên đáng kể qua hàng năm vì thế hệ số sử dụng đất cũng sẽ tăng lên. Thử thách đặt ra cho các cấp chính quyền quận là phải sử dụng quỹ đất sao cho hợp lý để cho nền kinh tế phát triển hài hòa. Cụ thể không nên quá chú trọng cho công nghiệp hay dịch vụ du lịch mà quên đi các quỹ đất khác như nông nghiệp và lâm

nghiệp. Mặt khác với vốn quỹ đất không nhiều vì thế Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn nên sử dụng quỹ đất hợp lý để tránh lãnh phí, sao cho hệ số sử dụng đất phấn đấu 100% trong các năm sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 72 - 75)