Đánh giá chung thực trạng quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn quận Ngũ Hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn quận Ngũ Hành

Hành Sơn

a. Những kết quả đạt được

Tình hình phân bố đất ở đã cơ bản ổn định nên hầu hết nhân dân yên tâm đầu tư xây dựng kiên cố nhà ở và phát triển kinh tế gia đình. Loại hình sử dụng đất ở đô thị phổ biến trên địa bàn quận là đất làm nhà ở riêng lẻ (độc lập). UBND quận đã đề xuất cấp trên cấp phép xây dựng tạm thời các hộ nằm trong vùng quy hoạch chỉ giới đường đo, chỉ giới xây dựng tránh tình trạng xây dựng trái phép.

b. Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất ở nói riêng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian qua còn bộc lộ một số điểm tồn tại cần được khắc phục, cụ thể là:

Một là, Chính sách pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập

Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều tác dụng tích cực trong việc giải quyết một loạt các vấn đề cơ bản và cấp bách trên phạm vi cả nước, nhất là quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội ở các vùng có sự đô thị hóa mạnh, đồng thời còn góp phần vào việc ổn định chính trị của đất nước. Cũng trong thời gian qua Luật Đất đai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhiều ngành, nhiều cấp và nhân dân rất quan tâm và tổ chức thực hiện nghiêm túc, qua đó mà nâng cao giác ngộ pháp luật cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, Luật đất đai 2013 mới áp dụng nên còn gặp một số tồn tại; cụ thể như sau:

- Cơ chế quản lý nhà nước về mặt hành chính đối với đất đai đã được Luật quy định một cách đồng bộ và chặt chẽ về mặt nột dung, thẩm quyền và tổ chức triển khai, nhưng Luật chưa có quy định cụ thể về cơ chế quản lý nhà nước về mặt kinh tế đối với đất đai trong cơ chế thị trường, chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để vận hành thị trường bất động sản mà trong đó giá đất và việc chuyển dịch đất đai có ý nghĩa quan trọng.

- Vấn đề đất đô thị chưa quy định rõ ràng, nhất là chính sách đất đai trong phát triển đô thị và giải quyết nhà ở cho nhân dân trong đô thị; sự phân công, phân cấp trong quản lý đất đô thị chưa rõ, còn chồng chéo, hiệu quả quản lý không cao, một thửa đất đô thị rất nhiều cấp ngành quản lý (địa chính, xây dựng, quy hoạch, tài chính,

…). Nhưng khi có việc cần giải quyết thì không cơ quan nào có hồ sơ và chịu trách

nhiệm giải quyết.

- Những quy định của Luật hiện hành chưa đủ để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn mới đặt ra, cụ thể như việc sử dụng và quản lý đất phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị mới, khu công nghiệp và đất xây dựng công nghiệp).

- Hệ thống định giá ở quận còn đơn giản, thiếu khoa học. Hậu quả dẫn đến giá đất ban hành ra còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với sự vận hành của kinh tế thị trường, thực hiện nhiều khâu rườm rà về thủ tục hành chính tạo điều kiện cho thị trường “ngầm” về đất đai phát triển, khó giải quyết vấn đề tái định cư cho dân và dễ gây tiêu cực trong giao đất và đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.

Hai là, tình hình vi phạm pháp luật đất đai cả về quản lý và sử dụng còn phổ

biến. Hiện tượng giao đất sai thẩm quyền, sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất công, chuyển nhượng trái phép vẫn tiếp diễn ở ven khu vực nội thành, nội thị và dọc các trục đường giao thông.

Ba là, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn nhiều tồn tại:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với yêu cầu, thiếu đồng bộ, chưa gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển đô thị tổng thể.

- Quy hoạch sử dụng đất được lập chưa được công bố công khai để mọi người dân được biết.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu tính khả thi, khi xây dựng chưa đạt mức độ dân chủ cần thiết, chưa đủ hiệu lực để triển khai trên thực tế.

Bốn là, công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển

đổi ruộng đất còn quá chậm. Công tác cập nhật biến động không được làm thường xuyên. Số thửa đất được số hoá đưa vào quản lý còn quá ít so với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.

Năm là, công tác giao đất - cho thuê đất trong những năm qua có nhiều tiến bộ

bước đầu đã làm giảm hẳn việc giao đất sai thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật nhưng vẫn còn không ít tồn tại. Giao đất ở còn chậm mặc dù quận đã có quy trình giao đất quy định rõ ràng; nhưng khâu trình duyệt còn nhiều phiền hà, thủ tục hành chính rườm rà thực hiện chưa đúng Luật Đất đai.

Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu tố tuy đã triển khai

thực hiện, song còn yếu về phương pháp và trình độ chuyên môn nên có nhiều vụ việc triển khai chậm không đáp ứng được yêu cầu của quản lý và giảm bớt mâu thuẫn trong nhân dân. Nhất là trong giai đoạn đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

b. Nguyên nhân

Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do nhận thức về ý nghĩa của tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất ở nói riêng ở các cấp, các ngành đặc biệt là đội ngũ cán bộ chỉ đạo ở địa phương. Mặt khác có người hiểu rất rõ nhưng vẫn cố tình thực hiện trái quy định của nhà nước coi đây là quyền của địa phương.

- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai thực hiện không thường xuyên, chậm đến với nhân dân; đội ngũ viên chức, công chức ngành Tài nguyên và Môi trường và cán bộ Địa chính ở phường còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm trong quản lý.

- Cơ quan Trung ương giúp việc cho Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành luật và nghị định lại chậm hướng dẫn, nếu có hướng dẫn thì lại thiếu thống nhất nên đã làm cho địa phương và cơ sở khó thực hiện. Văn bản pháp quy của Trung ương ban hành nhiều nhưng chất lượng phục vụ quản lý thì thấp, còn có nhiều vấn đề cụ thể chưa giải thích được, nên việc áp dụng thực hiện ở mỗi địa phương lại khác nhau.

- Sự đầu tư kinh phí, thiết bị chuyên ngành cho địa phương còn mang tính dàn trải chưa đi vào trọng tâm, thiếu kiểm tra đôn đốc nên hiệu quả đầu tư chưa cao và chưa phát huy tác dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)