Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 43 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Ngũ Hành Sơn

3.1.3.1. Thuận lợi

- Quận Ngũ Hành Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, Ngũ Hành Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi giao lưu với bên ngoài, thu hút các nhà đầu tư, doanh nhân,...

- Có lực lượng lao động khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đang sinh sống khá đông đảo. Quận có ưu thế thu hút chất xám cao, đây là lợi thế về nguồn nhân lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận.

- Sự kết hợp hài hòa giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là tiềm năng phát triển du lịch của quận, là điều kiện để quận Ngũ Hành Sơn trở thành một điểm dịch vụ du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của Đà Nẵng nói riêng và của dải miền Trung nói chung.

- Đời sống tinh thần của nhân dân được quan tâm, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có kết quả, các hoạt động văn hóa cộng đồng được duy trì thường xuyên.

3.1.3.2. Khó khăn

- Khí hậu thay đổi thất thường, mưa, lũ thường xuyên xảy ra gây cản trở sản xuất và ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.

- Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần đến quỹ đất lớn, song diện tích đất của quận hạn chế, vẫn chưa đáp ứng được quy mô yêu cầu xây dựng các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội lớn.

- Cơ sở kỹ thuật hạ tầng khá phát triển song so với yêu cầu hiện nay còn chưa đáp ứng, chưa tuân thủ theo quy hoạch. Do vậy, việc nâng cấp và bố trí lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải chi phí lớn và khó khăn nhất là việc giải tỏa và bố trí lại.

- Dân số ngày càng tăng, khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường. Tình trạng suy thoái môi trường đất và nước, không khí đã và đang diễn ra do tác động của con người, nếu không có biện pháp thiết thực ngăn chặn sẽ làm giảm tiềm năng phát triển kinh tế của quận.

- Lao động chưa có việc làm vẫn còn cao, trong khi giải quyết việc làm còn hạn chế. Đây là áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và sau này, quá trình phát triển của quận sẽ lớn mới đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Như thế việc chuyển đổi và sử dụng đất phục vụ kinh tế - xã hội là một áp lực lớn đối với quận, do đất đã sử dụng gần hết (86,52%), đất chưa sử dụng còn lại 527,188 ha (13,48%) [20]. Do đó, việc phân bổ đất đai cho từng ngành phải được cân nhắc xem xét một cách nghiêm túc, đảm bảo phát triển ổn định và tiết kiệm đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời không quên làm giàu cho đất, bảo đảm hệ sinh thái bền vững và bảo vệ cảnh quan môi trường.

3.2. Tình hình sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 43 - 44)