Phương pháp quản lý đất công ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 29 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Phương pháp quản lý đất công ích

Trong công tác quản lý tổng thể đất đai hay quản lý quỹ đất riêng giống như đất công ích, muốn đạt được kết quả tốt, ngoài việc phân định rạch ròi các thẩm quyền chung hay riêng, nhằm thực hiện đúng thẩm quyền, góp phần đem lại hiệu quả thiết

thực nhanh chóng. Bên cạnh đó, còn cần phải có phương pháp, vạch ra các đường lối cụ thể, có như vậy thì việc quản lý sẽ trở nên gọn nhẹ và minh bạch hơn, mang lại nhiều hiệu quản hơn.

1.2.2.1. Quản lý theo phương pháp chung của Luật Đất đai

Luật Đất đai ra đời, giải quyết được rất nhiều các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, trong đó văn bản này cũng đồng thời đề ra các phương pháp quản lý đất, để đạt được hiệu quả quản lý tối ưu, có cả cái chung và cái riêng được nêu đầy đủ tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 72 của Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, phương pháp được coi là áp dụng chung trong khi quản lý đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, là yếu tố tiên quyết cho công tác quản lý, sử dụng đất từ Trung ương đến địa phương, cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Đất công ích nằm trong quỹ đất chung nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng là phương pháp quản lý hữu hiệu ở từng địa phương. Khi được thể hiện trong nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nghĩa là trên cơ bản đã được điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, đánh giá về tiềm năng, hiện trạng, xác định mục tiêu và nhu cầu sử dụng,…Thì tất cả các vấn đề liên quan đến việc hình thành, phương hướng sử dụng đã nằm trong tầm kiểm soát, điều tiết của cơ quan quản lý, kết hợp cùng kế hoạch và thời gian đã được dự tính trước tạo nên sự đơn giản hóa và hiệu quả trong quản lý đất công ích.

Bên cạnh đó việc thống kê, kiểm kê đất đai, cũng là biện pháp hữu hiệu khi diện tích, ô thửa được thể hiện rõ trong hồ sơ địa chính.

1.2.2.2. Quản lý theo chính sách riêng của từng cấp xã

Mỗi cấp chính quyền, là một tế bào góp nhặt, tạo nên sự hoàn chỉnh của một bộ máy nhà nước, với đầy đủ quyền hạn trong công tác quản lý điều tiết sự vận hành của đất được, thể hiện một thể chế chính trị vững vàng của quốc gia. Một cấp chính quyền, sẽ có một phương thức thể hiện quyền hạn khác nhau và bằng các biện pháp, chính sách riêng, quản lý địa phương mình, nhưng đương nhiên là vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật, không trái với đạo đức xã hội là nguyên tắc hàng đầu.

Đối với đất đai, là lĩnh vực cần nhiều sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của toàn Đảng, toàn dân. Ở từng nơi, chính sách về đất đai là khác nhau, có thể xem đây là lĩnh vực đại diện cho đặc điểm chung, về sự khác nhau trong công tác quản lý, cũng như thể hiện quyền hành của các đơn vị nhà nước. Thực vậy, không nói chi xa, chỉ xét về giá đất, thì cũng đủ nhìn ra vấn đề khi mà ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

nhau, có quyền ban hành quyết định về giá đất khác nhau, theo quy định khung giá chung của Chính phủ. Song không chỉ riêng giá đất, các vấn đề khác gắn liền với việc quản lý sử dụng đất đai, cũng có nhiều điểm khác nhau, tùy từng quy định của khu vực tọa lạc khác nhau của đất. Đất công ích, vì được tồn tại theo nhu cầu ở từng nơi nên có thể xem là loại đất thể hiện nhiều nhất đường lối quản lý khác nhau ở cấp xã.

Dù chỉ là đơn vị hành chính cấp thấp nhất, nhưng cấp xã cũng có chính sách pháp luật riêng, độc lập được thừa nhận và không tách rời so với cơ chế chung của cả nước. Ở mỗi xã, đất công ích hiện diện ở mức khác nhau, vì tùy theo từng điều kiện của từng nơi là nhu cầu sử dụng khác nhay, mà được giữ lại diện tích đất khác nhau, thậm chí có xã không có đất công ích 5%. Có thể coi chủ trương không để lại đó, như là một cách thể hiện chính sách riêng quản lý của cấp xã, khi nhu cầu sử dụng đất ở địa phương đó không nhiều, không cần thiết phải đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lập quỹ đất công ích. Có xã xin được để lại nhưng với diện tích nhỏ hơn, và trong khi có thuê hay sử dụng trực tiếp thì mỗi xã, phường, thị trấn có những tiêu chuẩn khác nhau về diện tích được thuê (như về diện tích, vị trí, loại đất…). Chính những biện pháp riêng như vậy, đã đem lại hiệu quả không kém, trong công công tác điều hành của cấp địa phương. Kết quả đạt được đó, một phần cũng do là cấp chính quyền địa phương thấp, gần dân nhất, hiểu rõ tình hình của cấp mình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)