Những kết quả nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Những kết quả nghiên cứu có liên quan

Đất công ích hiện diện trong đời sống nông dân Việt Nam tư rất lâu, tuy có tên gọi khác nhau nhưng mục đích và ý nghĩa gần như nhau: Đất công làng xã (thời kỳ phong kiến), đất 5% hoặc đất phần trăm (thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước Luật đất đai 1993 có hiệu lưc), đất công tích (từ sau Luật đất đai 1993 có hiệu lưc đến nay); đất công ích góp phần cải thiện đời sống cho đại bộ phận nông dân nông thôn, là nguồn lưc để cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt trong việc thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” trong thời kỳ hiện nay. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng quỹ đất công ích trong thời gian qua thể hiện nhiều bất cập, hạn chế, kém hiệu quả. Do đó, có nhiều trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học và các bài báo viết về các về các vấn đề xung quanh việc quản lý sử dụng đất công ích như:

- Một số bài báo đã đề cập đến đến quản lý sử dụng đất công ích ở khía cạnh lý luận và thực tiễn như: Tác giả Nguyên Mai, Sử dụng đất công ích của UBND xã, thị trấn: Quản lý kém, hiệu quả thấp”, www.baohaiphong.com.vn ngày 12/10/2010. Bài viết đề cập đến việc đất nông nghiệp công ích sử dụng kém hiệu quả, nguồn thu thấp ở một số xã phường như phường Hòa Nghĩa (quận Dương Kinh), xã Trường Thọ (An Lão); đồng chứng minh xã Tân Viên (An Lão) có quy hoạch, kế hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp công ích nên hiệu quả tăng cao đáng kể; Tác giả Minh Nghĩa,

“Hà Nội quyết tâm thu hồi đất công ích vi phạm Luật”, www.monre.gov.vn ngày 05 tháng 10 năm 2012. Bài viết phản ảnh kết quả đánh giá hiện trạng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5% trên địa bàn thành phố của Sở Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội: Hiện nay công tác quản lý và khai thác quỹ đất này đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn quỹ đất nằm rải rác, xen kẽ với các thửa đất khác nên không xác định được ranh giới vị trí, không thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp và không đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh phúc lợi. Trong khi đó, tình trạng cho thuê đất công tràn lan, trái quy định của pháp luật, gây lãng phí tài sản của Nhà nước đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố.

- Đề tài cấp nhà nước về “Nghiên cứu thực trạng quỹ đất công ích và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích” được Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện vào năm 2002, đã có cách nhìn nhận, đánh giá tổng quát về thực trạng, tình hình cũng như những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích trên cả nước, như: cần có một hệ thống văn bản đầy đủ và thống nhất hơn cho công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; và khi áp dụng các quy định đưa đất công ích vào sử dụng trên thực tế cần phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng, cả về diện tích lẫn nguồn thu tài chính, đồng thời rà soát lại trong thời gian của kỳ quy hoạch xem địa phương nào để lại đất công ích, địa phương nào không để lại và diện tích là bao nhiêu, có vượt mức 5% hay không, tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân trong địa phương về mọi lĩnh vực, mà chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai.

Đúc kết lại từ các vấn đề đã tìm hiểu như trên, có thể thấy rằng các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai là rất nhiều và rất cụ thể trong từng khâu, từng loại đất. Riêng đất công ích các quy định như vậy lại chưa nhiều, đương nhiên khi nhìn nhận đó là quỹ đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, về cơ bản các quy định dành cho nhóm đất nông nghiệp cũng được áp dụng trong quá trình quản lý, sử dụng đất công ích. Tuy vậy vẫn có những hạn chế nhất định, vì dù sao đất công ích cũng là một quỹ đất riêng, không thuần nhất về mục đích sử dụng so với đất nông nghiệp nói chinh, cho nên trong tình trạng ít quy định điều chỉnh như vậy sẽ không tránh khỏi sai lầm và thiếu sót xảy ra trong thực tế quản lý, sử dụng loại đất này.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)