Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thành phố Tuy Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng của tỉnh. Tọa độ địa lý: Từ 109o10’ đến 109o21’05” kinh độ Đông và 13o00’30” đến 13o11’00” vĩ độ Bắc.

Hình 3.1. Sơ đồ tỉnh Phú Yên (Thu nhỏ từ tỷ lệ 1.100.000)

Hình 3.2. Sơ đồ thành phố Tuy Hòa (Thu nhỏ từ tỷ lệ 1.25.000)

Nguồn: Trung tâm Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên

Giới cận

- Phía Bắc giáp huyện Tuy An. - Phía Nam giáp huyện Đông Hòa. - Phía Đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp huyện Phú Hòa.

Diện tích tự nhiên 11.060,6 ha, dân số 157.703 người (năm 2014). Gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó có 12 phường và 4 xã.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Tuy Hòa nằm ở hạ lưu cuối cùng sông Ba, có cửa sông Đà Diễn, tiếp giáp biển, có núi, đồi, đồng bằng và cồn cát sông, biển nên địa hình, địa mạo tương đối phức tạp [26].

- Khu vực đồi, núi có núi Chóp Chài đỉnh cao 391m, Núi Nhạn với đỉnh cao 65m có độ dốc cao trên 250 nằm trong khu vực nội thị của thành phố, các đồi núi thấp có độ cao dưới 200 mét, độ dốc thấp, thoai thoải từ 8 đến 250 ở phía tây, tây bắc của các xã Hòa Kiến, Bình Kiến, An Phú.

- Khu vực đồng bằng thuộc hạ lưu vùng châu thổ sông Ba hết sức màu mỡ và bằng phẳng, có cao độ từ 0,7m đến 2,0m, đã được cải tạo mặt bằng, xây dựng đồng ruộng, nên hết sức thuận lợi trong sản xuất lúa 2 vụ cho năng suất cao, đồng bằng tập trung ở phường Phú Lâm, phường 9, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hòa Kiến, đặc biệt giữa lòng thành phố có vùng đồng bằng trồng lúa của lạch Bầu Hạ.

- Vùng đất cồn cát ven biển có cao độ dưới 10m, phân bố dọc theo ven biển, có nơi rộng đến 3 km, đất cồn cát ven biển có ở các xã An Phú, Bình Kiến, phường 9, phường 7, phường Phú Đông và phường Phú Thạnh. Ngoài ra, trong lòng sông Đà Rằng có nhiều cồn, bãi cát trong lòng sông là nguồn vật liệu dùng san lấp mặt bằng và xây dựng được bồi tụ hàng năm theo dòng nước Sông Ba.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu tác động trực tiếp của khí hậu biển. Trong năm có 2 mùa rõ rệt. Điểm đặc biệt thành phố có 1 trạm khí tượng- thủy văn cấp I và 1 trạm thủy văn cấp III (trạm thủy văn Củng Sơn cấp I) [26].

a) Nắng: Theo thống kê số giờ nắng trung bình các tháng trong năm dao động từ 122 đến 264 giờ và tổng số giờ nắng trong cả năm 2.384 giờ, thậm chí ngay những tháng mùa mưa, không phải bầu trời lúc nào cũng bị mây phủ mà xen kẽ những ngày nắng gián đoạn hoặc nắng cả ngày. Điều này thuận lợi cho hoạt động du lịch, sản xuất nông nghiệp.

b) Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Bốn tháng 9, 10, 11, 12 là các tháng mùa mưa, có lượng mưa trung bình tháng dao động từ 239 – 614 mm, tổng lượng mưa năm trung bình của bốn tháng mùa mưa khoảng 1.610 mm, chiếm 74,2% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa với đặc trưng mưa có cường độ lớn, tập trung, thường gây ra lũ lụt. Mùa nắng có 8 tháng từ tháng 1 đến tháng 8, vào tháng 5 có mưa, lũ tiểu mãn.

c) Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới: Có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây khô nóng và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió nồm thổi thường xuyên trong ngày. Gió Tây khô nóng (còn gọi là gió phơn, gió Lào): hàng năm, bắt đầu khoảng trung tuần tháng 3, vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 thì gió thổi mạnh kết thúc vào tháng 7, bình thường đến tháng 8 không còn hiện tượng gió Tây, nhưng cũng có năm kéo dài đến hết tháng 9. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu khoảng đầu tháng 10 đến tháng 2 năm sau, trùng vào mùa mưa nên gây ra kiểu thời tiết ẩm ướt.

d)Nhiệt độ, độ ẩm không khí: Theo kết quả theo dõi thay đổi nhiệt độ tại các trạm khí tượng thủy văn Tuy Hòa cho thấy nhiệt độ trung bình năm thường dao động trong khoảng 23,1 – 29,80

C. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 72% – 85%. Thời kỳ mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) độ ẩm các tháng dao động từ 77% – 85%, lớn nhất tháng 12 đạt 85 %. Thời kỳ mùa khô, độ ẩm hàng tháng dao động từ 72% - 83%. Khi kết thúc mùa mưa, độ ẩm giảm và đạt cực tiểu vào tháng 6, sau đó lại tăng dần cho đến tháng 12 [26].

3.1.1.4. Thủy văn, thủy triều

Sông Ba còn gọi là sông Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô cao trên 1.549m, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Đây là lưu vực sông lớn nhất miền Trung, hẹp ở thượng và hạ lưu, phình rộng ở trung lưu, nơi rộng nhất là 85km. Diện tích lưu vực 13.043km2, chủ yếu tập trung ở Gia Lai, Đak Lak, phần diện tích lưu vực Phú Yên chỉ có 2.243km2 chiếm 17% diện tích toàn lưu vực. Sông Chùa còn có tên là Sông Bơ, là nhánh cuối cùng bờ trái sông Ba. Sông Chùa có diện tích lưu vực khoảng 20.600 ha, có các phụ lưu lớn là: Suối Đá Bàn, suối Lỗ Ân, lưu lượng mùa khô thấp khoảng 0,15m3

/s [24].

3.1.1.5. Tác động của biến đổi khí hậu

Trong những năm qua tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các yếu tố dị thường của thời tiết hạn hán, nhiệt độ cao, mưa lũ cường độ lớn bất thường, gió bão, áp thấp nhiệt đới không đúng quy luật đã tác động phức tạp đến kinh tế - xã hội gây nhiều thiệt hại về người và của. Hiện nay xâm thực thủy triều, nước biển dâng tác động xói lở bờ biển ở xã An Phú, phường Phú Đông, lấn sát vào đất liền đã xảy ra liên tục từ nhiều năm gần đây làm mất nhiều nhà cửa của nhân dân, buộc phải di dời. Cửa sông Đà Diễn thường xuyên bị bồi lấp gây ách tắc lưu thông ghe thuyền, phải nạo vét.

Kịch bản nước biển dâng trong thế kỷ 21 có thể từ 0,3m đến 1m. Với kịch bản nước biển dâng 0,3m vào năm 2050, thành phố Tuy Hòa sẽ mất 350 ha, bằng 3,32% diện tích tự nhiên. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm mất đất sản

biến đổi khí hậu, hệ sinh thái vốn đang ổn định, môi trường sống bị thay đổi, dịch bệnh, thiên tai xảy ra với tần suất nhiều hơn, bất thường hơn…[26]

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Trên cơ sở từ tài liệu đất đai, thổ nhưỡng và Bản đồ Đất của tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hoà có 5 nhóm đất chính như sau [26]:

- Đất cát biển: diện tích 1430,80 ha, chiếm 13,39 % tổng diện tích đất tự nhiên. Thành phần cơ giới là cát, cát thô rời rạc, tỷ lệ cát trên 97%, khả năng giữ nước kém, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Khả năng khai thác loại đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, khu vực ven biển cần duy trì trồng rừng phi lao để phòng hộ bảo vệ đất, chắn cát, chắn sóng, chắn gió, bảo vệ môi sinh, môi trường tạo cảnh quan phục vụ du lịch, ở những khu vực phía trong rất phù hợp phát triển đất đô thị, công nghiệp, đồng thời có thể sử dụng để phát triển nông nghiệp đô thị rau, hoa, cây cảnh nhưng cần lưu ý chế độ tưới tiêu và bón phân. Khu vực phân bố loại đất cát ven biển này ở các xã là: xã An Phú, xã Bình Kiến, phường 9, phường 7, phường 6, phường Phú Đông và phường Phú Thạnh.

- Đất mặn phèn: có diện tích 348,60 ha chiếm 3,26 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, được hình thành từ quá trình bồi tụ trầm tích nơi tiếp giáp sông biển nên chịu tác động của phèn, nhiễm mặn, loại đất này có tại các phường Phú Đông, phường 5, phường 6, phường 7, xã Bình Ngọc. Trước đây một phần diện tích đất mặn phèn được trồng cói, cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm tập trung. Hiện nay, phần lớn diện tích đã chuyển sang đất phi nông nghiệp.

- Đất phù sa: có diện tích 881,61 ha, chiếm 8,25 %, so với tổng diện tích đất tự nhiên, do quá trình bồi tụ của sông Đà Rằng, sông Bơ, phân bố ở phường Phú Lâm, phường 9, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hòa Kiến. Thành phần cơ giới đất tương đối mịn, tỷ lệ sét và limon cao. Rất thích hợp trồng cây lúa có năng suất cao, ổn định và hiệu quả, yêu cầu giảm thiểu tối đa việc chuyển sang mục đích sử dụng khác

- Đất đỏ vàng: có diện tích 5187,8 ha chiếm 48,58 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, loại đất này hình thành trên đá bazan có quá trình ferralit mạnh, có thành phần cơ giới nặng, kết cấu đất tơi xốp, hàm lượng chất hữu cơ khá, giàu đạm, lân; kali từ trung bình đến khá. Đất có pH chua (pHKCl từ 4,0- 5,0); Cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, phân bố ở các vùng đồi núi thấp phía tây các xã Hòa Kiến, Bình Kiến và An Phú. Loại đất này phù hợp trồng cây dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng.

3.1.1.7. Tài nguyên nước

Nước mặt của sông Đà Rằng đoạn qua thành phố có chất lượng không được tốt, có dấu hiệu ô nhiễm, nhiều tiêu chuẩn vượt giới hạn. Điều đó là tất yếu vì thành phố là nơi cuối cùng phải hứng chịu các nguồn thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,… trong toàn lưu vực chưa được xử lý trực tiếp xả thẳng vào sông, hồ. Chất lượng nguồn nước mặt sẽ được cải thiện khi được đầu tư, vận hành các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp của thành phố, thị trấn có xả thải ra sông Ba, sông Chùa và nâng cao nhận thức hành động bảo vệ môi trường của nhân dân. Hiện nay nhiều công trình nước tưới, trạm bơm sử dụng nước mặt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp do công trình thủy nông Đồng Cam và các Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp quản lý, vận hành. Chưa có công trình khai thác nước mặt để phục vụ sinh hoạt, công nghiệp trên địa bàn thành phố [26].

3.1.1.8. Tài nguyên rừng

Với diện tích đất lâm nghiệp 2.955,2 ha, chiếm 26,71% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất có diện tích 2.551,8 ha. Rừng phòng hộ có diện tích 403,4 ha, toàn bộ là đất có rừng tự nhiên phòng hộ. Ngoài ra, còn có 764,4 ha là đất đồi núi chưa sử dụng, cần nghiên cứu chuyển mục đích trồng rừng mới để tăng tỉ lệ che phủ rừng [26].

3.1.1.9. Tài nguyên biển

Thành phố Tuy Hòa có bờ biển dài trên 15 km với ngư trường rộng, nằm trong vùng đa dạng về thủy, hải sản, nhân dân có kinh nghiệm nghề đánh bắt xa bờ, có đội tàu thuyền lớn và nhiều. Theo kết quả nghiên cứu của tỉnh, vùng biển Phú Yên có khoảng 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực… trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và đã được đánh bắt phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố hạn chế và khó có thể phát triển do diện tích mặt nước rất ít và đang bị thu hẹp do phát triển đô thị. Theo số liệu kiểm kê năm 2014, diện tích đất nuôi trồng thủy sản ở thành phố chỉ có 24 ha, chiếm tỷ lệ 0,22% năm trong khu đô thị nam thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng không có đầm, vịnh nên không có điều kiện phát triển nuôi trên biển [26].

3.1.1.10. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra cơ bản về giá trị kinh tế - địa chất các tài nguyên khoáng sản của tỉnh Phú Yên do Sở Công Nghiệp thực hiện năm 1997, thành phố Tuy Hòa là địa phương có ít tiềm năng khoáng sản nhất trong tỉnh. Hiện chỉ có một số loại khoáng sản chính như: Cát và cát vàng tập trung tại các bãi bồi với trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt, là nguồn cung cấp cát chủ yếu cho hoạt động xây dựng trong thành phố. Trữ

lượng các cồn cát khoảng 5 triệu m3. Đá xây dựng thông thường với chất lượng đá rất tốt, đạt cường độ đá dăm loại I4, đáp ứng yêu cầu về đá xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng [26].

3.1.1.11. Thực trạng môi trường

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở thành phố Tuy Hòa. Trong các năm qua, thành phố đã có nhiều dự án đầu tư để nâng cấp hạ tầng trong đô thị và nông thôn như láng nhựa, bê tông ximăng ở các đường chính, hẻm phố, thôn, kiên cố hóa kênh mương, … Việc xây dựng đô thị đã làm mất không ít đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng của nhiều loại đất khác, làm biến đổi đáng kể về thành phần môi trường như tăng thêm khói, bụi trong xây dựng, các loại chất thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt, nhiều nước thải, tiếng ồn,… [26]

3.1.1.12. Nhận xét chung về tự nhiên, tài nguyên, môi trường a) Thuận lợi

Với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông đến các vùng, miền ở khu vực kinh tế Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Do đó có nhiều thuận lợi phát huy lợi thế, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh thành trong nước và hội nhập quốc tế. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục của tỉnh nên được tập trung các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đồng thời cũng là nơi tập trung được nguồn lực con người để phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị như về mặt đất đai, xung quanh thành phố là vùng nông thôn thuộc các huyện lân cận, đây có thể coi như là nguồn đất dự trữ để phát triển đô thị trong tương lai hoặc là vành đai xanh cho đô thị, các điều kiện khác như nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên rừng, biển khá dồi dào, đa dạng, thuận lợi cho phát triển về kinh tế, xã hội. Cảnh quan tươi đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch dịch vụ.

b) Khó khăn

Do địa hình đa dạng, thành phố có những khu vực cao, thấp khác nhau nên hay xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ trong các mùa mưa, lũ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc điểm về khí hậu, mùa mưa thì mưa quá nhiều gây tình trạng ngập úng, có khi lũ lụt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, có khi dẫn đến thiệt hại người và của; mùa khô với gió Tây Nam khô và nóng cũng gây những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây khó khăn trong sinh hoạt cho người dân. Với vị trí tiếp giáp biển và sông nên thành phố Tuy Hòa chịu ảnh hưởng nhiều bởi các thiên tai, lũ lụt vào mùa mưa như xói lở bờ biển, xói lở cửa sông, biến đổi khí hậu, tích

tụ ô nhiễm môi trường nên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhà cửa, tài sản và các hoạt động phát triển kinh tế, dịch vụ...

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Khu vực kinh tế Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (viết tắt là TTCN) trên địa bàn tiếp tục phát triển đạt mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN bình quân hàng năm đạt 1.173,5 tỷ (theo giá cố định năm 1994), tăng 18,1%/ năm, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp-TTCN lên 26,84% trong cơ cấu GDP năm 2015. Số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất ngày càng tăng, từ 338 cơ sở (năm 2010) tăng 708 cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)