Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn thành phố Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn thành phố Tuy

Tuy Hòa

3.4.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất công ích

Luật Đất đai 2003 đã có nhiều nội dung đổi mới, quy định chi tiết hơn một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai; công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý và sử dụng đất công ích được quy định tại Điều 72 có một số nội dung đổi mới so với Điều 45 - Luật Đất đai 1993 như: Quy định để lại quỹ đất công ích tại xã, phường, thị trấn được lập từ quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi

các tổ chức cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi; quy định xử lý đối với những địa phương để lại quỹ đất công ích vượt quá 5% thì diện tích vượt mức 5% để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng công trình công cộng của địa phương, hoặc giao cho hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất; Quy định quỹ đất công ích được sử dụng vào mục đích xây dựng, hoặc bồi thường hoặc giao cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất; Tiền thu từ việc cho thuê quỹ đất công ích phải nộp vào ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý và chỉ chi dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn.

Như vậy để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với việc quản lý sử dụng đất công ích và đưa việc quản lý sử dụng đất công ích đi vào nề nếp, hiệu quả thì cơ quan có thẩm quyền cần phải ban hành chi tiết trong Nghị định hoặc có Thông tư hướng dẫn về cơ chế chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất công ích, đảm bảo việc thực hiện quản lý sử dụng đất công ích thống nhất trong phạm vi cả nước, sử dụng nguồn thu từ đất công ích có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Khắc phục tình trạng này, sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và đi vào thực tiễn; Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận thấy vấn đề tồn tại hạn chế này, nhanh chóng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định 45/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 Quy định quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Yên; có thể nói văn bản này là cơ sở pháp lý cao nhất ở địa phương để quản lý và sử dụng đất công ích một cách hiệu quả; đồng thời Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 16/10/2014 về việc tăng cường quản lý nhà nước và xử lý quỹ đất của nhà nước quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, qua đó đã nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất công ích.

3.4.2. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho Nhà nước quản lý tốt quỹ đất của mình mà còn định hướng sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả về mặt kinh tế, và là nền tảng, là cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ trung ương xuống địa phương.

Đối với thành phố Tuy Hòa, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, công tác lập quy hoạch sử dụng đất được triển khai đồng đều từ cấp huyện đến cấp xã và tổ chức thực hiên việc lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2010- 2020, đã góp phần kiểm soát việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành về đất đai;

tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai, góp phần tích cực vào việc phát huy tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương; đất trồng lúa tăng hơn so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, cho thấy các địa phương đã quan tâm bảo vệ và mở rộng diện tích đất lúa nước; diện tích đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý; thông qua quy hoạch sử dụng đất kỳ trước đã nâng cao ý thức làm việc, xác định được tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch ở các cấp chính quyền ở địa phương. Từ đó nâng cao vai trò, sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo trong kỳ quy hoạch tiếp theo.

Việc lập quy sử dụng đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích lẽ ra phải được quan tâm đúng mức trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt là quy hoach sử dụng đất cấp xã; tuy nhiên, qua khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung, thành phố Tuy Hòa nói riêng vấn đề này chưa được quan tâm; các xã chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với phần đất nông nghiệp sử dụng mục đích công ích. Rất nhiều diện tích đất nông nghiệp công ích là phần ruộng “xấu”, như đất ruộng trũng, đất nằm ở chân tre rìa làng, thửa đất xen kẽ manh mún; việc dồn điền đổi thửa chưa được thực hiện nên vẫn còn phân bố manh mún.

Để tăng cường công tác quản lý sử dụng đất công ích ở cơ sở, các xã phường, trước mắt cần đánh giá, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hợp lý, Ủy ban nhân dân thành phố cần phê duyệt quỹ đất này làm cơ sở tiến hành cho các gia đình, cá nhân thuê phát triển kinh tế theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, các xã, phường phải đặc biệt quan tâm đến việc lồng ghép quy hoạch quỹ đất công ích trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong kỳ tiếp theo cũng như trong việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, theo đó quy hoạch các mục đích sử dụng đất như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sản xuất nông nghiệp,… thành những khu tập trung, hạn chế việc sử dụng đất không đúng mục đích.

3.4.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất công ích công ích

Trong những năm qua trên địa bàn thành phố Tuy Hòa việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đối với tất cả các loại đất nói chung và đất công ích nói riêng cơ bản đã được thành phố thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành về đất đai; việc lập thủ tục đấu thầu cho thuê quỹ đất công ích chưa đúng với quy định; tình trạng lấn chiếm trái phép, tự ý chuyển quyền, chuyển mục tích trái phép đất công ích vẫn còn xảy ra; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài ở địa phương trong công tác bồi thường, giải

phóng mặt bằng phục vụ các công trình xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh cần phải yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khẩn trương tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích đất công ích và các hợp đồng cho thuê đất công ích trên địa bàn; có kế hoạch cụ thể thực hiện ký hợp đồng cho thuê đất đối với diện tích đất đã giao khoán nhưng chưa ký hợp đồng và diện tích còn lại chưa thực hiện giao khoán thầu cho các hộ gia đình để tăng thu ngân sách. Đối với các xã có trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất, bao gồm cả diện tích đất công ích, gắn dồn đổi ruộng đất với việc quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất công ích.

3.4.4. Lập và quản lý hồ sơ địa chính đối với đất công ích

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Tuy Hòa đã được đầu tư thực hiện từ rất sớm (từ năm 1992) theo hệ tọa độ giả định, tuy nhiên đến năm 2007 mới hoàn thành bộ hồ sơ địa chính dạng giấy, việc lập hồ sơ địa chính kéo dài trong nhiều năm, nên ảnh hưởng không nhỏ đến độ chính xác, cũng như việc cập nhật biến động không kịp thời dẫn đến chất lượng hồ sơ địa chính thiếu tính đồng bộ và chính xác thấp. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đầu tư dự án “Đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký kê khai cấp cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính”, việc đo đạc, lập hồ sơ địa được thực hiện chính quy hiện đại lập trên hai dạng sản phẩm giấy và số, đây là nguồn tài liệu rất tốt cho việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai đồng bộ tại các cấp; tuy nhiên việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với các đơn vị có liên quan chưa chặt chẽ, nên còn các sai sót trong việc quy chủ đối với quỹ đất công ích tại một số xã như phần đánh giá thực trạng nêu trên.

Quỹ đất công ích của các xã được lập riêng từ năm 2005 trên cơ sở hồ sơ địa chính lập năm 1992, thể hiện thông tin thửa đất (số thửa, tờ bản đồ, diện tích, loại đất, xứ đồng và có một số xã thể hiện cả thông tin người thuê đất).

Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không lập riêng hồ sơ địa chính cho quỹ đất công ích, chỉ lập chung bộ hồ sơ địa chính cho tất các loại đất trên toàn xã; tuy vậy việc dựa trên hồ sơ địa chính để thống kê các thửa đất công ích cho toàn xã là cần thiết, để theo dõi biến động và quản lý sử dụng một cách hiệu quả. Thành phố Tuy Hòa cũng là một trong nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên lập sổ theo dõi riêng diện tích đất công ích, tuy nhiên việc lập sổ chỉ đạt 8/16 xã, phường, các xã lập sổ chưa thể hiện đầy đủ diện tích và không thống kê số tiền thu của từng

thửa đất và chưa tổng hợp, quyết toán tổng số tiền thu từ quỹ đất này theo năm, theo nhiệm kỳ,… tuy nhiên số liệu qua nhiều năm không được cập nhật, trở nên lạc hậu, hiệu quả sử dụng không cao.

3.4.5. Thống kê, kiểm kê đất công ích

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai là một trong những nội dung quan trọng làm cơ sở phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. Qua đó đã dự báo định hướng và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, cơ cấu tài nguyên đất sử dụng hợp lý và ngày càng phát huy hiệu quả.

Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất và quá trình biến động đất đai, qua đó nắm tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt cũng như việc thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn kế tiếp.

Thống kê, kiểm kê quỹ đất công ích như một danh mục các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp và được thực hiện theo định kỳ hàng năm (đối với thống kê) và 5 năm một lần (đối với kiểm kê), nhưng theo quy định không bắt buộc các xã, phường, thị trấn phải có đất công ích theo tỷ lệ nhất định, nên tiêu chí này rất khó có cơ sở đánh giá, kiểm tra giám sát.

Thành phố Tuy Hòa đã triển khai thực hiện đầy đủ công tác thống kê đất đai hàng năm, công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm một lần (2000, 2005, 2010 và năm 2014); các kỳ kiểm kê đất đai được tiến hành từ cấp xã đến cấp huyện. Số liệu tổng kiểm kê đã phục vụ kịp thời cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, chuyển đổi sử dụng đất của huyện. Chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc chênh lệch giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế và rút ngắn; tuy nhiên, cũng như đánh giá ở phần quy hoạch và quản lý, lập hồ sơ địa chính đất công ích còn nhiều bất cập, thiếu chính xác thì việc thống kê, kiểm kê quỹ đất này cũng tồn tại nhiều vần đề cần phải chấn chỉnh, vì số liệu từ hồ sơ địa chính và cập nhật biến động đất đai là cơ sở để thực hiện để thực hiện việc thống kê và kiểm kê.

3.4.6. Quản lý tài chính về đất công ích

Nguồn thu và sử dụng tài chính trong sử dụng và quản lý đất công ích hiện nay chưa theo một cơ chế nào, Nhà nước chưa quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất trong cơ chế hoạt động tài chính, trình tự thủ tục giao, cho thuê, đấu thầu sử dụng đất

công ích đối với xã, phường, thị trấn; căn cứ để tính tiền, phương thức thu tiền cho thuê hoặc đấu thầu; mục đích sử dụng nguồn thu, cơ cấu phân bổ nguồn thu và quy định biện pháp chế tài, mức độ kỷ luật với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý sử dụng nguồn thu từ quỹ đất công ích của các đối tượng.

Bảng 3.10. Tiền thuê đất công ích hàng năm

Stt Đơn vị hành chính Diện tích đất công ích (ha) Số thửa đất công ích (thửa) Số hộ gia đình thuê đất công ích (hộ) Tiền thuê đất công ích hàng năm (nghìn đồng) Bình quân tiền thuê đất trên 1 mét vuông đất công ích (đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 P. 9 56,10 694 694 184.468 3.288 2 P. Phú Lâm 18,99 612 612 79.000 4.160 3 P. Phú Thạnh 27,68 702 702 91.018 3.288 4 P. Phú Đông 6,97 277 277 22.918 3.288 5 X. Bình Ngọc 13,08 481 481 23.227 1.776 6 X. Bình Kiến 59,13 770 770 105.000 1.776 7 X. Hòa Kiến 121,56 2.283 2.283 215.860 1.776 8 X. An Phú 32,07 325 175 11.386 355 Tổng 335,58 6.144 5.994 732.877 2.184

Nguồn: Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2014

Ngoài kết quả điều tra, hàng năm các địa phương có đất công ích thu được khoảng 732.877.000 đồng từ tiền thuê đất công ích của khoảng 6.144 thửa đất công ích. Bình quân mỗi mét vuông đất công ích có giá thuê khoảng 2.184 đồng; trong đó phường Phú Lâm là địa phương có giá thuê cao nhất với 4.160 đồng; thấp nhất là xã An Phú với 355 đồng/1 m2 đất công ích. Nguồn thu từ đất công ích được hạch toán riêng biệt và chủ yếu để chi xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, hội họp,…

Xét về quan điểm kinh tế thì khoản thu này không lớn đối với một chính quyền cơ sở, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng khi xét trên quan điểm xã hội đem lại hiệu quả

đáng kể, góp phần duy trì những tập tục truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa tốt đẹp ở làng xã nông thôn, tăng cường tính cộng đồng làng xã, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định chính trị và đời sống tinh thần cho nhân dân của địa phương.

3.4.7. Thời hạn cho thuê quỹ đất công ích

Thời gian qua, nhiều xã đã thực hiện tốt quản lý quỹ đất, đất công ích, cơ bản đã đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả kinh tế từ đất công ích, đảm bảo cho người dân sử dụng loại đất này ổn định. Diện tích đất công ích đã được các xã thực hiện giao khoán,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)