Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hiệu quả sử dụng quỹ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 84)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.6. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hiệu quả sử dụng quỹ đất

đất công ích

3.6.1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân thực hiện việc “dồn điền đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện, tập trung ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa; để thực hiện được chủ trương phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cần có biện pháp chỉ đạo thống nhất, sâu rộng trong phạm vi cả nước việc “dồn điền đổi thửa” khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao

3.6.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất công ích

Đối với đất công ích quy định tai các Điều, Khoản trong Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 không có gì thay đổi, nên rất cần có các văn bản dưới luật, hướng dẫn chi tiết, linh hoạt về cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất công ích đảm bảo việc thực hiện thống nhất, đồng bộ trong cả nước, đồng thời quy định các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định quản lý, sử dụng đất công ích.

Ủy ban nhân dân thành phố cần có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhất là Quyết định 45/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 Quy định quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cùng với Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 16/10/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc tăng cường quản lý nhà nước và xử lý quỹ đất của nhà nước quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trong đó có việc quản lý, sử dụng đất công ích.

3.6.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong việc quản lý sử dụng đất công ích đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong việc quản lý sử dụng đất công ích

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích của các cấp có thẩm quyền đối với chính quyền đối với xã, phường, thị trấn; cương quyết xử lý các sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất công ích.

Đối với những địa phương để lại quỹ đất công ích vượt quá 5% phải lập ngay phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, để tiếp tục giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp thiếu đất sản xuất

3.6.4. Giải pháp về quản lý, sử dụng đất công ích hợp lý, hiệu quả

3.6.4.1. Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức địa chính ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn

Thường xuyên tập huấn công tác chuyên môn cho cán bộ ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt là quan tâm đến cán bộ địa chính; tập huấn chuyên sâu các vấn đề về tổ chức thi hành luật, các văn bản dưới luật. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các loại bản đồ dạng số, để so sánh, đối chiếu với thực tế, kịp thời cập nhật biến động trong quá trình quản lý, sử dụng đất công ích.

Cán bộ địa chính phải nắm vững và tham mưu tốt quy trình tổ chức đấu thầu đất công ích; đảm bảo công bằng, khách quan và đúng đối tượng; tránh khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình quản lý, cho thuê đất công ích.

3.6.4.2. Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai phải được xây dựng thống nhất từ trung ương tới địa phương và phải là hệ thống đa mục tiêu, dễ khai thác, sử dụng và được cập nhật thường xuyên phục vụ quản lý vĩ mô và giám soát họat động quản lý vi mô của mỗi ngành.

Tận dụng có hiệu quả các tài liệu, số liệu, bản đồ số, các phần mềm chuyên ngành của các cơ quan cấp trên để khai thác, truy xuất và sử dụng có hiệu quả vào công tác quản lý đất công ích. Có thể nói hiện nay việc ứng dụng công nghệ tin học để lập cơ sở dữ liệu đất đai dạng số đã được cơ bản ứng dụng ở cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh và cấp huyện.

3.6.4.3. Giải pháp về Nâng cao chất lượng lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay phần lớn diện tích đất công ích nằm xen kẹt trong khu dân cư, rải rác trong vườn nhà của hộ gia đình, cá nhân; do vậy các phương án quy hoạch sử dụng đất cần phải lưu ý đến vấn đề đất công ích. Cụ thể có thể thực hiện dồn những diện tích đất công ích nhỏ, manh mún vào một thửa (nếu liền kề), giải pháp nửa là nên quy hoạch giao lại phần diện tích này cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng và yêu cầu họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trong dài hạn, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phải cụ thể đến từng thửa đất để người sử dụng đất biết được trong tương lai 5-10-15 năm sắp tới, thửa đất của mình sẽ được sử dụng như thế nào và bằng phương thức nào để thay đổi mục đích sử dụng. Bảo đảm được sự đồng thuận của xã hội, trao đổi thảo luận rộng rãi và dân chủ trước khi quyết định. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ và hiệu quả việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo đúng trình tự của pháp luật.

3.6.4.4. Quản lý tài chính thu được từ đất công ích

Phải có một cơ chế tài chính chung và thống nhất trên phạm vi cả nước, cần quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý sử dụng nguồn từ quỹ đất công ích, có chế tài xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng nguồn thu này; cơ chế, chính sách, phương thức đấu thầu, giao khoán làm lành mạnh hóa nguồn thu từ đất công ích, làm tăng niềm tin của người người nông dân đối với chính quyền cơ sở.

Các địa phương cấp xã phải thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính khi sử dụng nguồn thu tiền thuê đất từ quỹ đất công ích; công khai, minh bạch tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích, giảm giá đối với các khu đất công ích có điều kiện khó khăn…

3.6.4.5. Áp dụng mô hình sản xuất chuyên canh đối với đất công ích

Thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho thấy, phương thức sản xuất theo mô hình chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên để thực hiện các mô hình này, cần phải có diện tích đất công ích với quy mô tập trung nhất định, do vậy cần phải thực hện đồng bộ các giải pháp nêu trên mới có cơ sở thực hiện.

3.6.4.6. Xử lý một số trường hợp trong quản lý, sử dụng đất công ích

Đối với diện tích đất công ích, trước đây khi cân đối thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, diện tích đất công ích nằm chung trong thửa đất của hộ gia đình cá nhân, tuy nhiên đã sử dụng xây nhà, các công trình trên đó, việc này cần có cơ chế để xử lý dứt điểm, nhằm quản lý tốt hơn đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước. Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để cho phép giao phần diện tích đất công ích nằm chung trong thửa đất của người dân hoặc có biện pháp hoán đổi cho phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”, có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Thành phố Tuy Hòa là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả tỉnh, nhưng là một đơn vị có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên; điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhiều công trình phúc lợi xã hội được địa phương từng bước xây dựng hoàn thiện cho các địa phương cấp xã, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Toàn thành phố có 335,58 ha đất công ích, phân bổ cho 08/16 đơn vị hành chính cấp xã. Tỷ lệ chung quỹ đất công ích của các địa phương cấp xã của thành phố Tuy Hòa là 9,73% (cao hơn mức quy định của Luật Đất đai là không quá 5%). Đất công ích đã được các địa phương xây dựng phương án sử dụng khá hiệu quả.

- Diện tích đất công ích của thành phố Tuy Hòa, tuy có biến động nhưng không lớn: năm 2006 diện tích là 364,7 ha, đến năm 2014 diện tích đất công ích là 335,58 ha, giảm 29,12 ha so với diện tích năm 2006. Biến động diện tích cũng không lớn, phần lớn diện tích bị giảm do nhưng nhu cầu cần thiết của địa phương khi phải tiến hành thu hồi đất để đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.

- Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng đất công ích đã được thành phố Tuy Hòa quan tâm đúng mức, cụ thể như các vấn đề về thể chế, văn bản chỉ đạo thường xuyên, việc giao đất, cho thuê đất đúng đối tượng, thời gian, thủ tục; hồ sơ quản lý đất công ích được địa phương cấp xã lập, cập nhật hàng năm; công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện đều đặn hàng năm, diện tích được địa phương theo dõi qua sổ bộ về đất công ích; nguồn thu từ tiền thuê đất công ích tăng hàng năm, góp phần vào việc chủ động xây dựng các công trình phúc lợi xã hội của địa phương; thời hạn thuê đất công ích được đảm bảo, có một vài trường hợp cho thuê quá thời gian (5 năm), địa phương đã kịp thời xử lý, khắc phục; công tác thanh kiểm tra được tăng cường, góp phần ổn định, chấn chỉnh tình trạng sử dụng đất nông nghiệp, đất công ích.

- Tuy vậy việc quản lý, sử dụng đất công ích cũng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp còn sử dụng đất không đúng mục đích, để đất lấn chiếm, hồ sơ quản lý còn lỏng lẻo, chất lượng hồ sơ quản lý không chính xác; vì vậy đã đề ra được một số biện

pháp khắc phục như: giải pháp về chính sách, hoàn thiện văn bản pháp luật, nâng cao chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó chú trọng thêm đất công ích; tăng cường công tác thanh, kiểm tra về đất nông nghiệp, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý đất công ích; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; ngoài ra cần có biện pháp mang tính dài hạn như tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức địa chính ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các bất cập cụ thể ở địa phương…

2. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích, xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Trước mắt cần ban hành quy định cụ thể về cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất công tích như: Quy mô diện tích, loại đất; phương thức giao, đấu thầu cho thuê; cơ chế tài chính cho nguồn thu và chi từ quỹ đất công ích; chế tài xử lý các sai phạm liên quan đến quản lý sử dụng, sử dụng quỹ đất công ích.

- Quy định trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích của các cấp có thẩm quyền đối với chính quyền đối với xã, phường, thị trấn; cương quyết xử lý các sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất công ích.

- Cần cập nhật, xây dựng lại cơ sở dữ liệu đất công ích; nâng cao chất lượng hồ sơ quản lý về đất công ích; có cán bộ theo dõi cập nhật các biến động hàng năm.

- Đối với những địa phương để lại quỹ đất công ích vượt quá 5% phải lập ngay phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, để tiếp tục giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất nông nghiệp.

- Những địa phương có đất công ích xen kẻ trong khu dân cư, đất nằm trong vườn nhà của hộ gia đình, cá nhân, hoặc đất phân tán, rải rác cần có những kiến nghị phù hợp để tập trung đất đai và giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đình Bồng (2001), Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000 và vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 - 2010, Tạp chí của Tổng cục Địa Chính, Hà Nội.

[2] Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối TK XX và một số định hướng đến năm 2010, NXB chính trị Quốc Gia.

[3] Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sữ quản lý đất đai, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. [4] Nguyên Mai (2010), “Sử dụng đất công ích của UBND xã, thị trấn: Quản lý kém, hiệu quả thấp”, www.baohaiphong.com.vn ngày 12/10/2010.

[5] Minh Nghĩa (2012), “Hà Nội quyết tâm thu hồi đất công ích vi phạm Luật”,

www.monre.gov.vn ngày 05 tháng 10 năm 2012

[6] Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Hải (2013), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông Nghiệp.

[7] Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai 2003, Hà Nội

[8] Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2012,

Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[9] Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013,

Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[10] Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2014,

Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về chính sách, pháp luật đất đai.

[12] FAO (1994), Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Working ducument (Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác quy hoạch sử dụng đất)

[13] Học viện Hành chính quốc gia (2000), Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước, Tập 2 -Quản lý hành chính Nhà nước, NXB Giáo dục.

[14] Quốc hội (1987), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [15] Quốc hội (1993), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16] Quốc hội (1993), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Quốc hội (2001), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[18] Quốc hội (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [19] Quốc hội (2013), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20] Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên (2013), Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

[21] Thành ủy Tuy Hòa (2015), Báo cáo nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XVI.

[22] Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, trang 56.

[23] Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, trang 346.

[24] Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật,

NXB Tư pháp, Hà Nội.

[25] Ủy ban nhân dân Thành phố Tuy Hòa (2009), Điều chỉnhQuy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

[26] Ủy ban nhân dân Thành phố Tuy Hòa (2013), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. [27] Ủy ban nhân dân Thành phố Tuy Hòa (2014), Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

[28] Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2014), Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 tỉnh Phú Yên.

[29] Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (2002), Nghiên cứu thực trạng quỹ đất công ích và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)