4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Với tư cách là người tạo lập ra môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận thông tin giúp cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có vì vậy cần phải xây dựng chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xem xét, đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành qua đó giúp các ngân hàng thương mại có quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường giám sát nội bộ và kiểm toán đối với doanh nghiệp: chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm toán, giám sát nội bộ. Các công ty không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần dịch vụ kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp về mặt tài chính kế
toán và giải pháp pháp lý góp phần lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước cần sớm ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý.
- Tạo lập môi trường pháp lý thông suốt, đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là trong công tác tố tụng và thi hành án để tránh các rủi ro trong việc xử lý và thu hồi đối nợ của ngân hàng.
- Chuẩn hóa hệ thống thông tin quốc gia, nhanh chóng xây dựng một hệ thống thông tin quốc gia thống nhất. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp có một mã số định danh riêng và lưu trữ toàn bộ thông tin theo một mã số. Chỉ cần từ mã số đấy ta có thể tra cứu được toàn bộ các thông tin về doanh nghiệp hoặc cá nhân: tuổi, nhóm máu, bằng cấp, công việc… mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình nộp thuế, doanh thu một năm… Khi xây dựng được hệ thống thông tin thông suốt thì việc quản lý của nhà nước cũng dễ dàng, ngoài ra có thể phát triển thêm dịch vụ cung cấp thông tin cho các tổ chức cần thông tin.
4.2.2. Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước
Trong quá trình hội nhập như hiện nay, NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và phát triển ngành. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách, NHNN cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của NHTM, hỗ trợ các NHTM trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh sao cho đạt được các mục tiêu xã hội và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
+ Để CIC hoạt động hiệu quả, NHNN cần đưa ra chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các NH trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác để các NHTM khác khai thác thông tin, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.
tiêu phát triển và hội nhập, NHNN phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ về mục tiêu và định hướng của ngành giúp cán bộ nhận thức và tự có ý thức phải rèn luyên và học tập nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu hội nhập.
+ Nhằm giảm bớt lượng giao dịch bằng tiền mặt, NHNN cần có chính sách khuyến khích trong việc thanh toán bằng chuyển khoản, hỗ trợ các NHTM trong việc kết nối hệ thống ATM thành một hệ thống chung, việc này giúp các NHTM dễ dàng kiểm soát vốn vay, góp phần giảm rủi ro.
+ Để đánh giá đúng mức độ các khoản nợ xấu và khắc phục những hạn chế trong việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro hiện này thì NHNN cần đổi mới cách trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp.
+ Tạo điều kiện và hỗ trợ các NHTM trong việc xây dựng mối liên hệ với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng và với các định chế tài chính khác, làm được điều này sẽ giúp các ngân hàng có những thông tin quý báu về nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của các khách hàng, nâng cao chất lượng thông tin giữa các NHTM với nhau, thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng, chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thì trường tiền tệ, tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất kỳ một TCTD nào.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mai Văn Bạn (2011), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại,
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
2.Nguyễn Thị Cành (2007), Phương pháp & phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
3.Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
4.Phan Thị Cúc (2012), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
5.Phan Thị Thu Hà (2012), Giáo trình Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhà xuất bản Lao động-xã hội, Hà Nội.Henry Fayol (2018), General and Industrial Management, Ravenio Books, England.
6.Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7.Hội đồng quản trị Agribank (2011), Quyết định số 1440/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/08/2011 ban hành quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007, Hà Nội.
8.Hội đồng thành viên Agribank (2012), Quyết định số 469/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank”, Hà Nội.
9.Hội đồng thành viên Agribank (2012), Quyết định số 530/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 12/04/2012 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v Ban hành quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank”, Hà Nội.
HĐTV-KHDN ngày 15 tháng 01 năm 2014 về một số chính sách tín dụng trong hệ thống Agribank, Hà Nội.
11.Hội đồng thành viên Agribank (2014), Quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Quy định này thay thế Quy định cho vay đối với khách hàng; Quy trình cho vay đối với hội sản xuất nông nghiệp trong hệ thống Agribank trước đây, Hà Nội.
12.Hội đồng thành viên Agribank (2014), Quyết định số 836/QĐ- NHNo-HSX ngày 07 tháng 8 năm 2014 “Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình tổng kết hoạt động năm, Thái
Nguyên.
13.Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14.Phạm Quang Lê (2014), Giáo trình khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội.
15.Nguyễn Văn Nam và Vương Trọng Nghĩa (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động, Hà Nội.
16.Ngân hàng Nhà nước (2014), Quyết định số 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
17.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình tổng kết hoạt động năm, Thái Nguyên
19.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2017),
Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
20.Nguyễn Văn Tiến (2017), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.